Lịch Sử Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Gốm sứ Việt Nam đã trải qua những thăng trầm lịch sử, tuy nhiên vẫn giữ được những nét tinh xảo, những giá trị truyền thống của thế hệ đi trước để có được một thị trường gốm sứ phát triển mạnh như hiện nay. Trong bài viết này, Gốm sứ Bảo Khánh xin được chia sẻ với bạn lịch sử phát triển của gốm sứ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
- Nét tinh tế của bộ ấm chén được nghệ nhân Bát Tràng nặn thủ công
- Chọn màu hợp phong thủy cho bộ ấm chén bát tràng
- 7 bộ ấm chén uống trà đẹp “hút hồn” giới sành trà
Gốm sứ Việt Nam trong thời kỳ đầu
Theo tài liệu khảo cổ cho thấy, đồ gốm đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khoảng vào một vạn năm trước và nó gắn bó vô cùng mật thiết với đời sống của nhân dân, tuy nhiên đồ gốm thời kỳ sơ khai vẫn còn rất là thô sơ.
Thời kỳ đồ đá, người ta phát hiện gốm được nhào nặn từ một loại đất nung có sự pha lẫn với cát và các tạp chất khác. Kỹ thuật chế tác rất đơn giản chính là sự nhào nặn từ những đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ cùng với họa tiết trang trí đơn giản chỉ là những vạch chéo, vân sóng...
Bước vào giai đoạn phát triển của thời kì đồ đồng thì gốm sứ Việt Nam cũng từ đó mà hoàn thiện hơn và phát triển hơn. Các sản phẩm gốm thời kỳ đồ đồng phong phú, đa dạng hơn như: nồi, chõ, bát, đĩa, chậu, hoa tai, vòng tay...Về chất liệu thì chủ yếu vẫn là đất nung, một số sản phẩm thì có thêm một lớp áo đất với các màu khác nhau. Về họa tiết trang trí thì chủ yếu là những nét chìm.
Gốm Việt Nam thời kỳ Lý – Trần
Đây là thời kỳ mà đất nước ta có bước ngoặt vô cùng lớn đó là thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, cùng với đó nghề gốm sứ Việt Nam cũng có những thay đổi lớn từ chất liệu, công nghệ chế tạo, cho đến cách trang trí.
Thời Lý – Trần, gốm sứ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Về chất liệu, giai đoạn này men đã được ứng dụng vào sản xuất gốm như: men trắng, men tro, men đất. Về kỹ thuật chế tác, thời kì Lý –Trần có một bước tiến lớn về lò nung, sử dụng các lò cóc, lò rồng...để nâng nhiệt độ mung lên cao hơn. Còn về trang trí, các sản phẩm gốm được tạo dáng và trang trí rất phong phú như: dáng hoa quả, hoạt tiết trang trí chủ yếu là người, chim, thú...
Gốm Việt Nam thời Lê
Đến giai đoạn này thì gốm Việt Nam phát triển rộng rãi cả về quy mô lẫn chất liệu, mẫu mã. Nhiều trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng xuất hiện như: Bát Tràng, Hương Canh, Phú Lãng, Hàm Rồng...
Gốm Việt Nam thời nhà Nguyễn
Đây là giai đoạn nước ta loạn lạc, có chiến tranh liên miên, kinh tế suy thoái cũng vì thế mà nghề gốm sa sút. Về sau, khi đất nước ổn định lại thì gốm Việt Nam cũng được phục hồi và phát triển. Nhà Nguyễn đã cho sản xuất các loại gốm để phục vụ triều đình với rất nhiều những hình thức trang trí khác nhau.
Gốm sứ Việt Nam ngày nay
Kể từ khi đất nước giành độc lập hoàn toàn cho đến nay, dù trải qua rất nhiều biến vố, thăng trầm của lịch sử nhưng gốm sứ Việt Nam vẫn được giữ vững và phát triển. Ngày nay, gốm sứ Việt Nam đã và đang rất phát triển về chất liệu, công nghệ chế tác cũng như các họa tiết trang trí rất đa dạng, tinh xảo, đẹp mắt và mang phong cách hiện đại. Không chỉ phát triển trong nước mà gốm sứ Việt Nam cũng được xuất khẩu ra nước ngoài.
Trên đây là những nét khái quát cơ bản về lịch sử phát triển của gốm sứ Việt Nam mà gốm sứ Bảo Khánh tổng hợp lại, để có thêm nhiều thông tin hơn thì các bạn hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
Từ khóa » đồ Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời đại
-
Gốm Sứ Cổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
-
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Gốm Sứ Việt Nam Qua Các ...
-
Gốm Việt Trải Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử - Báo Lao Động Thủ đô
-
Hành Trình Lịch Sử Cùng Gốm Việt Nam- Một Truyền Thống Riêng Biệt
-
Gốm Sứ Việt Nam: Lịch Sử Phát Triển Qua Các Thời Kỳ - Gomsuu
-
Gốm Việt Nam - Một Truyền Thống Riêng Biệt
-
Đồ Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời đại - 123doc
-
Tổng Hợp đồ Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời đại
-
[ Thuyết Minh ] Tìm Hiểu đồ Gốm Sứ Việt Nam Qua Các Thời đại
-
Tìm Hiểu Tiến Trình Lịch Sử Gốm Sứ Việt Nam
-
Hành Trình Lịch Sử Cùng Gốm Việt Nam- Một Truyền ...
-
Gốm Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gốm Bát Tràng – Wikipedia Tiếng Việt