Hành Vi Phá Rừng Bị Xử Lý Như Thế Nào Theo Quy định Của Pháp Luật?
Có thể bạn quan tâm
Hành vi phá rừng là một hành vi vi phạm pháp luật và cần có những chế tài xử lý thật thích đáng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan tới hành vi này. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về một nhóm người đã bị bắt giữ vì thực hiện hành vi phá rừng trái phép.
Tóm tắt vụ việc
Võ Văn Tố, 37 tuổi, thuê nhiều người chặt phá gần 1,3 ha rừng sản xuất, trong thời gian lực lượng chức năng tập trung chống dịch.
Năm 2018, Tố mua 12 ha đất, có đất rừng thuộc quản lý của Công ty Thiên Sơn, với giá 240 triệu đồng.
Hồi tháng 7, Tố thuê Bảo chặt phá rừng tại khu vực trên với giá 40 triệu đồng một ha. Nếu dọn sạch (cưa hạ cây, dọn, đốt…) có thể canh tác ngay thì 70 triệu đồng. Bảo sau đó thuê Dũng với giá 35 triệu đồng một ha.
Trong bốn ngày, nhóm đối tượng đã chặt phá gần 1,3 ha rừng sản xuất, nhiều cây đường kính trên 30 cm. Để tránh bị phát hiện, họ phân công người canh gác, cảnh giới và sử dụng cưa điện ít phát tiếng ồn…
Trung tá Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Công an huyện Đăk Glong cho biết, nhóm này có tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể, chọn thời điểm cuối tuần hoặc khi ngành chức năng tập trung công tác phòng chống Covid-19.
Vậy hành vi phá rừng của nhóm đối tượng này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017Nghị định 35/2019/NĐ-CP
Thế nào là hành vi phá rừng trái phép?
Hủy hoại rừng, phá rừng là hành vi đốt phá rừng trái phép rừng; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể.
Ngoài ra tại điều 243, BLHS 2015 cũng quy định như sau về hành vi phá rừng:
Hành vi phá rừng là hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc; hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này); mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy; với hành vi phá rừng thì đối tượng thực hiện hành vi này có thể sẽ bị khép vào tội hủy hoại rừng.
Cấu thành tội phạm tội hủy hoại rừng
Các cá nhân; tổ chức thực hiện hành vi mà có các yếu tố sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh hủy hoại rừng.
Khách thể của tội phạm
Tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của nhà nước; xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là rừng; gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Người phạm tội hủy hoại rừng có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan sau: đốt, phá rừng trái phép; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm rừng mất một phần hoặc mất hoàn toàn giá trị.
Hậu quả
Tùy từng trường hợp; hậu quả sẽ là dấu hiệu bắt buộc hay không đối với tội hủy hoại rừng.
Đối với trường hợp sau thì hậu quả được xem là bắt buộc:
+ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
+ Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Đối với trường hợp sau thì hành vi được xác định là phạm tội mà không cần có hậu quả xảy ra:
+ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
+ Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
+ Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
+ Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
+ Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a,b,c,d,đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Chủ thể của tội phạm
Là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Lưu ý, người chủ rừng được giao quản lý; bảo vệ rừng nếu có hành vi hủy hoại rừng do mình được giao chăm sóc; quản lý, bảo vệ thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Trong trường hợp “Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e” khoản 1, dấu hiệu nhân thân “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” được xác định là một dấu hiệu định tội.
Pháp nhân thương mại cũng có thể trở thành chủ thể của tội hủy hoại rừng.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi cố ý
Tình tiết tăng nặng:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);
+ Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
+ Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
+ Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);
+ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
+ Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trở lên;
+ Pháp nhân vi phạm Điều 79 BLHS 2015 sửa đổi.
Hành vi phá rừng bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phá rừng trái pháp luật được quy định tại Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, việc xử phạt hành chính đối với hành vi đốt rừng sẽ phải căn cứ vào tình trạng của rừng; loại rừng và diện tích rừng bị đốt mà quyết định xử phạt với mức phạt từ 3 triệu đồng đến 200 triệu đồng; đi kèm với đó là các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 243. Tội hủy hoại rừng quy định như sau về các khung hình phạt với hành vi phá rừng trái phép:
Khung 1
Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2); h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; i) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Cây trồng chưa thành rừng; hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên; c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên; d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên; đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên; trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quy định xử phạt với pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này; thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Thực hiện hành vi phá rừng trái phép theo nhóm thì bị xử lý ra sao?
Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm. Vậy việc định tội danh cho các đối tượng sẽ được thực hiện như thế nào?
Đồng phạm là gì?
Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm với tội danh hủy hoại rừng bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào; thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Lừa đảo hoãn thi hành án bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi phá rừng bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hình phạt bổ sung khi bị xử phạt hành chính với hành vi phá rừng là gì?Theo khoản 13 điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định như sau:Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi phá rừng là gì?Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính
Khi nào thì phá rừng bị xử phạt hành chính khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?Trong trường hợp mức độ thiệt hại của hành vi huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính thì được xác định là gây hậu quả nghiêm trọng và có thể cấu thành tội phạm hình sự về tội hủy hoại rừng theo quy định tại Điều 243 BLHS 2015 về tội hủy hoại rừng
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hành Vi Phá Rừng Trái Pháp Luật Là Gì
-
Mức Phạt Hành Chính Hành Vi Phá Rừng Trái Pháp Luật Như Thế Nào?
-
Chặt Phá Rừng Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Thế Nào?
-
Chặt Phá Rừng Trái Phép Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự.
-
Bàn Về Tội Hủy Hoại Rừng Theo điều 189 Bộ Luật Hình Sự
-
Xử Phạt đối Với Người Phá Rừng Trái Pháp Luật - Xử Lý Vi Phạm Hành ...
-
Phạt đến 200 Triệu đồng Với Hành Vi Phá Rừng Trái Pháp Luật
-
Tội Hủy Hoại Rừng (Điều 243) - Luật Hoàng Sa
-
Xử Lý Nghiêm Hành Vi Phá Rừng Trái Pháp Luật - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Hành Vi Chặt Phá Rừng Trái Pháp Luật Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Xử Lý Nghiêm Hành Vi Phá Rừng Trái ... - Báo Tài Nguyên Và Môi Trường
-
Mức Xử Lý Cho Hành Vi Chặt Phá, Hủy Hoại Rừng Trái Phép
-
Phạm Tội Vì Thiếu Hiểu Biết - Cục Trợ Giúp Pháp Lý
-
Phá Rừng Trái Phép Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Số: 9/LN-KL - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn