Xử Phạt đối Với Người Phá Rừng Trái Pháp Luật - Xử Lý Vi Phạm Hành ...

Xử phạt đối với người phá rừng trái pháp luật Ngày đăng 08/04/2020 | 13:14 | Lượt xem: 2400

Ông M người dân tộc tày, thực hiện đốt 200m2 rừng phòng hộ để trồng sắn. Công an đã phát hiện hành vi vi phạm, ông M khai báo do kém hiểu biết nên ông không biết khu đất thuộc diện tích rừng phòng hộ, không được đốt để trồng sắn. Xin hỏi ông M sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

TIN LIÊN QUAN

Trả lời:

Theo quy định tại khoan1 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp:

“Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.”

Ông M thực hiện đốt 200m2 rừng phòng hộ để trồng sắn, đã vi phạm điểm c khoản 1 Điều Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, do ông M là người dân tộc tày, trình độ kiểu biết kém nên khi xử phạt vi phạm hành chính có thể áp dụng khoản 7 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính “Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu” là tình tiết giảm nhẹ mức tiền phạt cho ông M.

Áp dụng khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp: quy định mức phạt tiền quy định tại Nghị định là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân; và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt” xác định mức phạt đối với ông M có áp dụng tình tiết giảm nhẹ là mức thấp hơn 5.000.000 đồng nhưng không thấp dưới 3.000.000 đồng.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 13 và khoản 14 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, còn phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với ông M, cụ thể như sau:

“13. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.”

Phong Nguyễn

Xử lý Vi phạm Hành chính

Các tin khác
  • Xử phạt văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình
  • Xử phạt văn phòng công chứng không niêm yết phí công chứng tại trụ sở làm việc
  • Xử phạt hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác
  • Một số bất cập khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính
  • Xử phạt hành không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản
  • Tin tức XLVPHC&BTNN
  • Giải đáp pháp luật XLVPHC&BTNN
  • Nghiên cứu, trao đổi XLVPHC&BTNN
Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » Hành Vi Phá Rừng Trái Pháp Luật Là Gì