Hapacol 650 Extra - Thuốc Giảm đau Hạ Sốt Cho Người Lớn
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm dành cho người lớn
Cảm - sổ mũi- Hapacol Cảm cúm
- Hapacol Capsules
- Hapacol Flu day
- Hapacol CS Day
- Hapacol CF
- Hapacol Sủi
- Hapacol 650
- Hapacol 650 extra
- Hapacol Đau Nhức
- Hapacol Extra
- Hapacol Caplet 500
- Hapacol ACE 500
- Hapacol Blue
Sản phẩm dành cho trẻ em
Cảm – sổ mũi- Hapacol 250 Flu
- Hapacol 150 Flu
- Hapacol 250
- Hapacol Child
- Hapacol 150
- Hapacol 325
- Hapacol 80
Giới thiệu sản phẩm
Hapacol 650 Extra là sự kết hợp giữa paracetamol và cafein có tác dụng làm giảm các cơn đau như đau đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau răng, đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương, đau nhức do viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, thuốc Hapacol 650 Extra còn giúp hạ sốt hữu hiệu ở người lớn và ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
Công thức
Paracetamol ……………………… 650mg
Cafein………………………………… 65mg
Tá dược vừa đủ……………………..1 viên.
(Tinh bột biến tính, tinh bột mì, avicel, màu erythrosine lake, PVP K30, nipagin, sodium starch glycolate, aerosil, talc, magnesi stearat)
Dạng bào chế
Viên nén.
Qui cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Tính chất
Hapacol 650 Extra là sự kết hợp giữa paracetamol và cafein:
- Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Ở liều điều trị, với hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương aspirin nhưng paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày. Tuy nhiên, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Thuốc hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 – 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
- Cafein có tác dụng kích thích nhẹ hệ thần kinh trung ương. Cafein hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, nồng độ tối đa trong huyết tương ở người trưởng thành đạt được sau 1 giờ, thời gian bán thải là 3 – 7 giờ. Cafein được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu.
Chỉ định
Hapacol 650 Extra làm giảm các cơn đau như đau đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau răng, đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương, đau nhức do viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, thuốc Hapacol 650 Extra còn giúp hạ sốt.
Chống chỉ định
Không dùng Hapacol 650 Extra cho các trường hợp sau:
- Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Thận trọng
Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu có thể xảy ra, có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng kéo dài với liều lớn Paracetamol. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Thận trọng khi dùng cafein cho người bệnh tim mạch, động kinh, cường giáp, tăng huyết áp, rối loạn chức năng gan, người cao tuổi.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Bạn chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Dùng liều cao paracetamol trong thời gian dài làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion. Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt. Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) và Isoniazid làm tăng tính độc gan của paracetamol. Uống rượu nhiều và dài ngày cũng làm tăng độc tính của paracetamol với gan. Nên tránh sử dụng Hapacol 650 Extra chung với thuốc hoặc thức uống có cafein như: trà, cà phê và một số thức uống đóng hộp. Thời gian bán thải của cafein tăng khi phối hợp với các kháng sinh như Ciprofloxacin, Enoxacin, Lomefloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin. Không phối hợp chung Cafein với: Phenytoin, Fluvoxamine, Terbinafine, Cimetidine, Methoxsalen, thuốc tránh thai, Phenylpropanolamine, Ephedrine, Theophylline.
Tác dụng không mong muốn
Paracetamol hiếm khi gây tác dụng phụ nhưng đôi khi có thể gây dị ứng, ban da, nôn, buồn nôn, một vài trường hợp có thể làm giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu.
Bạn cũng có thể bị suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng paracetamol liều cao, kéo dài.
Cafein có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy; mất ngủ, đau đầu, run, hồi hộp, lo lắng.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi bạn sử dụng thuốc.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng quá liều liên quan đến cafein: bồn chồn, mất ngủ, kích thích nhẹ.
Ngộ độc do quá liều Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày.
Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất và có thể gây tử vong.
Biểu hiện của quá liều Paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay. Điều trị gồm có súc rửa dạ dày, giải độc bằng N – acetylcystein.
Tham khảo thêm: Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu là an toàn?
Liều dùng và cách dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1 viên x 3 – 4 lần/ngày. Khoảng cách giữa hai lần uống từ 4 – 6 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.
Trường hợp bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10 ml/ phút), khoảng cách giữa các liều uống phải ít nhất là 8 giờ.
Bạn cũng có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý
Bạn nên để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Tiêu chuẩn
TCCS
Thông tin chăm sóc sức khỏe8 nguyên nhân gây đau đầu ù tai mệt mỏi chóng mặt phổ biến
Triệu chứng đau đầu ù tai mệt mỏi chóng mặt là vấn đề sức khỏe khá phổ biến. Đây được… Xem chi tiết >>Viêm bao gân cổ tay: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Viêm bao gân cổ tay hay các chứng viêm bao gân nói chung chính là do những tổn thương ở… Xem chi tiết >>Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị
Vận động quá sức khiến cho chúng ta luôn gặp phải tình trạng đau mỏi bắp chân, gây ra nhiều… Xem chi tiết >>Khi bé bị ho khan liên tục phải làm sao?
Ho là một biểu hiện rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đôi khi, ho có thể… Xem chi tiết >>Cách dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ em hiệu quả?
Thuốc hạ sốt dạng viên đạn, hay còn gọi là thuốc hạ sốt đặt hậu môn, được chế tạo thành… Xem chi tiết >>10 Cách trị ho đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Cách trị ho có đờm bằng các bài thuốc dân gian được đánh giá cao về tính an toàn, tiện… Xem chi tiết >> Các thuốc khác Hapacol Cảm cúmViên nén.
Hộp 24 gói x 1,5 g.
Hapacol SủiViên nén sủi bọt.
Hộp 4 vỉ x 4 viên.
Hapacol 650Viên nén.
Hộp 10 vỉ x 5 viên.
Hapacol CapsulesViên nang cứng
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Từ khóa » Tác Dụng Của Hapacol
-
Hapacol 650 Là Thuốc Giảm đau – Hạ Sốt Hữu Hiệu
-
Hapacol Là Thuốc Gì? Phân Loại, Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Sử Dụng
-
Thuốc Hapacol 650 Là Thuốc Gì Và Có Công Dụng Như Thế Nào?
-
Hapacol Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Hapacol: Giảm đau, Hạ Sốt Cho Trẻ - YouMed
-
Thuốc Hapacol Giảm đau Hạ Sốt: Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng ...
-
Liều Dùng, Công Dụng Của Thuốc Hapacol 650 Và Hướng Dẫn Sử ...
-
Hapacol Blue - Giảm đau, Hạ Sốt - Lưu ý & Cách Dùng
-
Hapacol Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng
-
Hapacol Extra - Dược Hậu Giang - Health Việt Nam
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Hapacol 150 - Hạ Sốt, Giảm đau Hiệu Quả
-
Giảm đau - Hạ Sốt : HAPACOL FLU - DHG PHARMA
-
Thuốc Hapacol Sủi - Cắt Nhanh Cơn Sốt - Central Pharmacy
-
Hapacol Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng, Những Lưu Ý Khi Sử ...