Thuốc Hapacol Giảm đau Hạ Sốt: Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng ...

10:53 | 18/12

Top 5 Bác Sĩ Chữa Phụ Khoa Giỏi Đáng Tin Cậy Tại Thuốc Dân Tộc

5:37 | 29/11

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc: Hành Trình Lan Tỏa Giá Trị Nhân Ái Vì Sức Khỏe Cộng Đồng

3:46 | 22/11

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Vinh Dự Nhận Giải Thưởng “Gương Người Tốt – Việc Thiện Năm 2024”

3:59 | 19/11

Thuốc Dân Tộc phối hợp Trạm Y Tế phường Nhân Chính tổ chức khám sức khỏe tri ân kỷ niệm 14 năm thành lập

4:39 | 19/11

Một Chuyến Đi Đầy Ý Nghĩa: Trao Hy Vọng Cho Những Trái Tim Kiên Cường

4:19 | 05/11

Nguồn Gốc Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Của Thuốc Dân Tộc

5:21 | 05/11

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Đồng Hành Chăm Sóc Sức Khỏe Tim Mạch Cho Người Dân Tại Xã Duy Tiên, Hà Nam

4:01 | 02/11

Người Bệnh Nói Gì Sau Khi Sử Dụng Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Cao?

11:50 | 02/11

Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Cao Có Hiệu Quả Không?

5:06 | 30/10

Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Bao Lâu Thì Khỏi, Chi Phí Bao Nhiêu?

Thuốc Hapacol giảm đau hạ sốt Nguyễn Thị Phương Thảo 9:53 - 22/11/2022

Đánh giá bài viết

4.8/5 - (22 bình chọn)Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Hapacol thuộc nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt. Thuốc thường được sử dụng để điều trị đau đầu, đau nhức do cảm cúm, mọc răng và sau phẫu thuật,…

thuốc hapacol
Hapacol thuộc nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt
  • Tên thuốc: Hapacol
  • Tên hoạt chất: paracetamol (acetaminophen)
  • Phân nhóm: thuốc giảm đau và hạ sốt

Những thông tin cần biết về thuốc Hapacol

1. Tác dụng

Hapacol có tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt, thuốc được sử dụng để điều trị đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức do cảm cúm/mọc răng ở trẻ em/ sau tiêm chủng/ sau phẫu thuật,…

thuốc giảm đau răng hapacol
Hapacol được sử dụng để giảm đau nhức cho trẻ khi mọc răng, cảm cúm,…

Một vài tác dụng của Hapacol không được nhắc đến, bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn biết tác dụng đầy đủ của loại thuốc này.

2. Cơ chế hoạt động

Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên nhằm làm giảm thân nhiệt.

Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt tương tự như aspirin nhưng ít gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, dạ dày và hệ hô hấp của người sử dụng.

3. Dạng bào chế

Hapacol có nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau:

  • Hapacol 150 dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 150mg
  • Hapacol 150 Flu dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 150mg
  • Hapacol 250 dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 250mg
  • Hapacol 80 dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 80mg
  • Hapacol 325 Flu dành cho trẻ em: thuốc bột sủi bọt – hàm lượng 325mg
  • Hapacol 325 dành cho người lớn và trẻ em: thuốc dạng viên nén – hàm lượng 325mg
  • Hapacol Caps 500 dành cho người lớn: thuốc viên nang – hàm lượng 500mg
  • Hapacol ACE dành cho người lớn và trẻ em: thuốc dạng viên nang– hàm lượng 500mg
  • Hapacol Blue dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên nén – hàm lượng 500mg
  • Hapacol codein dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên sủi – hàm lượng 500mg
  • Hapacol Capsules dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên nang – hàm lượng 500mg
  • Hapacol Extra dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên nén – hàm lượng 500mg
  • Hapacol 650 dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: thuốc dạng viên nén – hàm lượng 650mg
  • Hapacol syrup dành cho người lớn và trẻ em: thuốc dạng si-ro, hàm lượng 5ml (gói) và 60ml (chai)

Thuốc Hapacol còn có nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác không được nhắc đến trong bài viết. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

4. Chống chỉ định

Hapacol chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với paracetamol và các thành phần trong thuốc
  • Bệnh nhân thiếu máu
  • Suy giảm chức năng gan và thận
  • Người có tiền sử nghiện rượu
  • Người bệnh thiếu hụt Glucose – 6 – phosphate dehydrogenase

Để kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra, bạn nên báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe hiện tại để được cân nhắc việc sử dụng Hapacol.

Tham khảo thêm: Thuốc Stadloric chữa bệnh gì?

5. Cách sử dụng

Với mỗi dạng bào chế, thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau. Bạn nên tham khảo thông tin trên bao bì hoặc trao đổi trực tiếp với bác sĩ để dùng thuốc đúng cách.

  • Thuốc dạng viên

Uống trực tiếp với nước lọc, nên nuốt trọn viên thuốc, không bẻ hay nghiền thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Tránh dùng thuốc với nước ép, sữa hay các loại thực phẩm.

dạng bào chế thuốc Hapacol
Hapacol được bào chế ở dạng viên nén, viên sủi và si-ro
  • Thuốc bột sủi

Pha thuốc với một lượng nước, đợi thuốc hòa tan hoàn toàn và uống ngay sau đó. Nên tham khảo thông tin trên bao bì để dùng đúng lượng nước được chỉ định.

  • Thuốc viên sủi

Dùng một lượng nước lọc vừa đủ, thả viên thuốc vào và đợi thuốc hòa tan hoàn toàn. Dùng thuốc ngay sau đó.

  • Thuốc dạng si-ro

Dùng trực tiếp thuốc hoặc uống chung với nước. Nên dùng thiết bị đo lường trong y tế để xác định chính xác liều lượng.

Cần sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo cơ thể hấp thu thuốc hoàn toàn. Sử dụng sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả thuốc mà có thể khiến các tác dụng không mong muốn phát sinh.

6. Liều lượng

Liều lượng sử dụng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa và độ tuổi sử dụng. Bạn nên gặp trực tiếp để được chỉ định liều dùng và tần suất cụ thể. Liều dùng chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng được cho các trường hợp phổ biến nhất.

#Trẻ em:

Hapacol 80, 150, 250:

  • Dùng thuốc tối đa 5 lần/ ngày, mỗi liều cách nhau 6 giờ đồng hồ.
  • Liều dùng tối đa không quá 60mg/kg trong vòng 24 giờ.

Hapacol 150 Flu:

  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: dùng ½ gói/lần, ngày dùng 2 lần.
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 1 gói/ lần, ngày dùng 2 lần.
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi: 1 gói/lần, ngày dùng từ 3 – 4 lần. Mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ.

Hapacol 325:

  • Trẻ từ – 12 tuổi: ½ viên/ lần, dùng không quá 5 lần/ ngày, mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần

Hapacol 325 Flu:

  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: dùng 1 gói/ lần, không dùng quá 5 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 2 gói/ lần, không dùng quá 12 gói/ ngày.

Hapacol ACE:

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/ lần, không dùng quá 8 viên/ ngày. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.

Hapacol Caps 500:

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 – 2 viên/ lần, không dùng quá 3 lần/ ngày.

Hapacol capsules:

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần, ngày dùng không quá 8 viên.

Hapacol codein:

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên sủi/lần, không dùng quá 8 viên/ ngày.

Hapacol 650:

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần, không dùng quá 6 viên/ngày

Hapacol Blue:

  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/lần, không dùng quá 8 viên/ngày

Hapacol syrup:

  • Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi: cân nặng từ 2,5 – 5,4 kg: dùng 0.4ml/lần
  • Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi: cân nặng từ 5,5 – 7,9kg: dùng 0,8ml/lần
  • Trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi: cân nặng từ 8 – 10,9kg: dùng 1,2ml/lần
  • Trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi: cân nặng từ 11 – 15,9kg: dùng 1,6ml/lần
  • Trẻ trên 16kg: Dùng 1,6ml/lần, dùng không quá 5 lần/ngày

#Người lớn:

Hapacol 325:

  • Dùng 1 viên/lần, mỗi liều dùng cách nhau 4 giờ đồng hồ, không dùng quá 8 viên/ ngày.

Hapacol 325 Flu:

  • Dùng 2 gói/ lần, không dùng quá 12 gói/ ngày

Hapacol ACE:

  • Dùng 1 viên/ lần, không dùng quá 8 viên/ ngày. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.

Hapacol Caps 500:

  • Dùng 1 – 2 viên/ lần, không dùng quá 3 lần/ ngày.

Hapacol capsules:

  • Dùng 1 viên/lần, ngày dùng không quá 8 viên.

Hapacol codein:

  • Dùng 1 viên sủi/lần, không dùng quá 8 viên/ ngày.

Hapacol 650:

  • Dùng 1 viên/lần, không dùng quá 6 viên/ngày

Hapacol Blue:

  • Dùng 1 viên/lần, không dùng quá 8 viên/ngày

Trong trường hợp đau nhiều, bạn có thể sử dụng 2 viên/ lần, tuy nhiên cần đảm bảo không vượt quá liều lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Hapacol có nhiều hàm lượng, do đó bạn cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng. Thông tin chúng tôi cung cấp có thể không bao quát hàm lượng thuốc bạn đang sử dụng.

7. Bảo quản

Mỗi loại bào chế có cách bảo quản khác nhau. Bạn nên tham khảo thông tin trên bao bì để bảo quản thuốc đúng cách. Thông thường, Hapacol nên được để ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp hay nơi có nhiều độ ẩm.

Nếu thuốc có dấu hiệu bị côn trùng cắn, biến chất hay đổi màu, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Sử dụng thuốc trong những trường hợp nói trên có thể khiến hiệu quả điều trị suy giảm hoặc gây nguy hiểm cho người sử dụng.

8. Giá thuốc Hapacol

  • Hapacol 150, 150 Flu: giá dao động từ 35 – 50 nghìn đồng/hộp
  • Hapacol 250, 250 Flu: giá dao động từ 45 – 60 nghìn đồng/hộp
  • Hapacol 325 dạng viên nén: giá dao động từ 70 – 80 nghìn đồng/hộp
  • Hapacol Blue 500mg: giá dao động từ 45 – 50 nghìn đồng/ hộp
  • Hapacol codein (sủi): giá dao động từ 3 – 3.5 nghìn đồng/viên
  • Hapacol Extra: giá dao động từ 45 – 50 nghìn đồng/hộp

Bạn có thể tham khảo trực tiếp tại nhà thuốc hoặc bệnh viện để biết thêm giá của các loại thuốc Hapacol khác.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Hapacol

1. Thận trọng

Chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ của Hapacol đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên bạn cần chủ động phòng tránh những rủi ro có thể phát sinh bằng cách trình bày với bác sĩ tình trạng của mình.

thận trọng khi dùng hapacol
Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc

Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong thời gian dùng Hapacol. Thành phần trong các đồ uống nói trên có thể làm tăng độc tính của gan và gây ra các triệu chứng nguy hiểm.

Thuốc không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương nên bạn có thể lái xe và vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Hapacol có thể gây ra những tác dụng phụ sau:

  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Thiếu máu
  • Dị ứng và mẫn cảm
  • Tổn thương gan
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm toàn thể huyết cầu

Thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp những tác dụng phụ này trong thời gian dùng thuốc. Một số triệu chứng do Hapacol gây ra không được nhắc đến trong bài viết, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được giải đáp cụ thể.

3. Tương tác thuốc

Hapacol có khả năng tương tác với rất nhiều loại thuốc. Do đó, cần trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác.

tương tác thuốc hapacol
Hapacol có khả năng tương tác với rất nhiều loại thuốc

Các loại thuốc có khả năng tương tác với Hapacol bao gồm:

  • Phenothiazin: dùng chung với Hapacol gây hạ sốt nghiêm trọng
  • Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat,…): làm tăng độc tính của paracetamol có trong thuốc.
  • Thuốc gây cảm ứng men gan: dùng chung với Hapacol làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
  • Thuốc kháng cholinergic: làm giảm khả năng hấp thu Hapacol của cơ thể.
  • Than hoạt tính: làm giảm sinh khả dụng của Hapacol.
  • Cholestyramine: dùng trong vòng 1 giờ sau khi uống Hapacol có thể làm giảm sự hấp thu thuốc.
  • Metoclopramide: tăng khả năng hấp thu Hapacol và tăng nồng độ paracetamol trong huyết tương.

Danh sách này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Hapacol.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Sử dụng thiếu một liều Hapacol không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Tuy nhiên thuốc có thể bị mất hoặc giảm tác dụng điều trị. Bạn nên hạn chế tình trạng quên dùng thuốc để đảm bảo triệu chứng được cải thiện nhanh chóng.

Ngược lại, sử dụng quá liều lượng khuyến cáo có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.

Triệu chứng khi dùng quá liều:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Xanh tím da, móng tay và niêm mạc

Triệu chứng do ngộ độc thuốc Hapacol:

  • Kích thích nhẹ
  • Kích động
  • Mê sảng
  • Hạ thân nhiệt đột ngột
  • Suy tuần hoàn
  • Tụt huyết áp
  • Mạch nhanh, yếu và không đều
  • Thở gấp

Khi ngộ độc thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi ngộ độc. Sau đó giải độc bằng hợp chất Sulfhydryl.N-acetylcysteine ở dạng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tình trạng quá liều và ngộ độc Hapacol rất nguy hiểm, bạn nên đến bệnh viện để cấp cứu ngay khi cơ thể phát sinh những triệu chứng nêu trên.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Nên ngưng dùng Hapacol trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng đều đặn trong 3 – 5 ngày nhưng các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng nề hơn.
  • Hết thời gian dùng thuốc được bác sĩ chỉ định. Nếu các triệu chứng chưa dứt điểm, bạn có thể đề nghị bác sĩ kéo dài thời gian sử dụng.
  • Khi cơ thể phát sinh những triệu chứng bất thường.

Cần thận trọng khi sử dụng Hapacol trong việc điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong thời gian dùng thuốc, bạn nên chủ động hỏi bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay tăng giảm liều lượng.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Aceclofenac: chỉ định, cách dùng và những khuyến cáo
  • Thuốc Trimelan là thuốc gì, có công dụng gì?

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

  • 0
  • Liên hệ nhanh
  • 0 Hỏi đáp
  • Chia sẻ
Ẩn
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Zalo
[ads_sidebar]

Chuyên gia tư vấn

Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khám

Tổng đài tư vấn bệnh học

Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôi

Hotline tư vấn

Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 Gọi

Từ khóa » Tác Dụng Của Hapacol