Thuốc Hapacol: Giảm đau, Hạ Sốt Cho Trẻ - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Thuốc Hapacol là gì?
- 2. Công dụng thuốc Hapacol
- 3. Không nên dùng thuốc nếu
- 4. Cách dùng thuốc Hapacol
- 5. Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt Hapacol
- 6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc
- 7. Những lưu ý khi dùng thuốc
- 8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt
- 9. Xử trí khi quá liều thuốc Hapacol
- 10. Xử trí khi quên một liều thuốc Hapacol
- 11. Cách bảo quản thuốc Hapacol
Thuốc Hapacol là gì? Thuốc Hapacol được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Hapacol trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!
Thành phần hoạt chất: Paracetamol Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Efferalgan, Panadol,….
1. Thuốc Hapacol là gì?
1.1. Thành phần trong công thức thuốc
Hoạt chất
- Paracetamol 250mg
Tá dược
- Acid citric khan
- Manitol, đường trắng, aspartam
- Natri hydrocarbonat
- PVP K30, màu sunset yellow
- Bột hương cam
1.2. Cơ chế hoạt động
- Hoạt chất Paracetamol trong thuốc Hapacol có tác dụng giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Paracetamol làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.
- Ở liều điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid -base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày.
- Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 – 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. Hapacol 250 chứa 250mg Paracetamol, được bào chế dưới dạng thuốc bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống.
2. Công dụng thuốc Hapacol
Thuốc Hapacol có tác dụng hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,…
3. Không nên dùng thuốc nếu
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
- Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
4. Cách dùng thuốc Hapacol
4.1. Cách dùng
- Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt.
- Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày.
4.2. Liều dùng
- Liều uống: trung bình từ 10 -15mg/kg / lần.
- Tổng liều tối đa <60mg/ kg/ ngày
Hoặc theo phân liều sau
- Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: uống 1 gói/lần.
- Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
5. Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt Hapacol
- Tình trạng ban da;
- Buồn nôn, nôn;
- Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày;
- Giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
- Phản ứng quá mẫn (hiếm gặp)
6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc
- Thuốc chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
- Phenothiazin và các liệu pháp hạ nhiệt.
- Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin)
- Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Paracetamol.
- Rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan do thuốc
7. Những lưu ý khi dùng thuốc
- Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam.
- Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
- Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
- Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt
8.1. Lái xe và vận hành máy móc
- Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8.2. Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ
- Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.
- Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.
9. Xử trí khi quá liều thuốc Hapacol
9.1. Quá liều
Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7.5 – 10g/ ngày x 1 – 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Tình trạng hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Biểu hiện của quá liều Paracetamol
- Buồn nôn, nôn, đau bụng
- Triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Biểu hiện của ngộ độc nặng Paracetamol
- Ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng.
- Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.
9.2. Cách xử trí
- Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol.
- Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
- Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N – acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối.
10. Xử trí khi quên một liều thuốc Hapacol
- Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
- Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
- Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
11. Cách bảo quản thuốc Hapacol
- Để thuốc Hapacol tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Hapacol ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Từ khóa » Tác Dụng Của Hapacol
-
Hapacol 650 Là Thuốc Giảm đau – Hạ Sốt Hữu Hiệu
-
Hapacol Là Thuốc Gì? Phân Loại, Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Sử Dụng
-
Hapacol 650 Extra - Thuốc Giảm đau Hạ Sốt Cho Người Lớn
-
Thuốc Hapacol 650 Là Thuốc Gì Và Có Công Dụng Như Thế Nào?
-
Hapacol Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Hapacol Giảm đau Hạ Sốt: Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng ...
-
Liều Dùng, Công Dụng Của Thuốc Hapacol 650 Và Hướng Dẫn Sử ...
-
Hapacol Blue - Giảm đau, Hạ Sốt - Lưu ý & Cách Dùng
-
Hapacol Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng
-
Hapacol Extra - Dược Hậu Giang - Health Việt Nam
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Hapacol 150 - Hạ Sốt, Giảm đau Hiệu Quả
-
Giảm đau - Hạ Sốt : HAPACOL FLU - DHG PHARMA
-
Thuốc Hapacol Sủi - Cắt Nhanh Cơn Sốt - Central Pharmacy
-
Hapacol Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng, Những Lưu Ý Khi Sử ...