Hắt Xì Hơi Liên Tục: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

backup og metahellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCarePath

CarePath

Chuyên trang tiêu hoá và đề kháng cho bé!

Chuyên trang tiêu hoá và đề kháng cho bé!

Tăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"

Tăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"

Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi

Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?

Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?

Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm

Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm

Công cụ kiểm tra sức khoẻ da

Công cụ kiểm tra sức khoẻ da

Công cụ dự đoán chiều cao của bé

Công cụ dự đoán chiều cao của bé

Theo dõi cử động của thai nhi

Theo dõi cử động của thai nhi

Tính ngay với Hello Bacsi app

Hộp thuốc cá nhân

Hộp thuốc cá nhân

Tính ngay với Hello Bacsi app

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•8 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•a month🔥 [Minigame] - Giáng sinh lung linh - Rinh blindbox "Baby three" 🔥 Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppBệnh tai mũi họngBệnh về mũi

Góc nhìn

Hắt xì hơi liên tục là do đâu, điều trị và phòng ngừa thế nào?
  • Hắt xì hơi là dấu hiệu gì?
  • Triệu chứng và dấu hiệu đi kèm
  • Nguyên nhân
  • Chẩn đoán và điều trị
  • Phòng ngừa
Hắt xì hơi liên tục là do đâu, điều trị và phòng ngừa thế nào?

Hắt xì hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp những tác nhân dị ứng. Tuy nhiên, thực tế, triệu chứng này có thể cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Đôi khi, bạn có thể bị hắt xì liên tục (hắt xì hơi nhiều lần trong ngày) hoặc thậm chí hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục, gây đau nhức mũi hoặc ảnh hưởng đến công việc, học tập.

Vậy hắt xì nhiều lần là bệnh gì, nguyên nhân là do đâu và làm thế nào để nhanh chóng khắc phục tình trạng này? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau của Hello Bacsi.

Hắt xì hơi là dấu hiệu gì?

Bạn có từng thắc mắc hắt xì liên tục là dấu hiệu gì hay tại sao bị hắt xì liên tục? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Mũi có nhiệm vụ chính là “lọc sạch”, làm ẩm, ấm không khí trước khi đi vào phổi và tiết chất nhầy để loại bỏ vi khuẩn, dị vật khỏi đường thở. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vật thể nhỏ bên ngoài môi trường xâm nhập và gây kích thích lớp màng nhầy bên trong mũi và cổ họng. Khi lớp màng nhầy bị kích thích, chúng sẽ gửi tín hiệu đến não, não kích hoạt phản xạ hắt hơi để loại bỏ vật lạ ra khỏi khoang mũi.

Hắt xì hơi là phản ứng tự nhiên, không thể chủ động kiểm soát nên thường xảy ra đột ngột và có thể mang theo những hạt nước nhỏ, chất nhầy cũng như vi khuẩn, virus.

Triệu chứng và dấu hiệu đi kèm

Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với hắt hơi (hắt xì) là gì?

Trong đa số trường hợp, sau khi hắt xì hơi, bạn hoàn toàn có thể trở lại với những hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lý do hắt hơi, các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Hắt hơi nhiều lần liên tục
  • Sốt
  • Chảy nước mũi
  • Ngạt mũi
  • Ho
  • Khan tiếng, thậm chí mất giọng
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Cảm giác nóng rát, ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Ớn lạnh

Những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị hắt xì liên tục và chảy nước mũi (thường là màu vàng xanh). Vậy hắt xì liên tục phải làm sao? Câu trả lời là lúc này phải điều trị kết hợp với kháng sinh, chống viêm sớm vì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn của viêm xoang. Việc điều trị không kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm thanh khí quản, phế quản khiến thời gian uống thuốc kéo dài và người bệnh sẽ lâu phục hồi.

Nguyên nhân

nguyên nhân hắt xì hơi

Nguyên nhân của hắt xì hơi là gì?

Bị hắt xì liên tục là do đâu? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây! Bên cạnh nguyên nhân do vật thể lạ xâm nhập vào đường thở, hiện tượng hay hắt xì còn có thể xảy ra khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố:

Dị ứng

Bình thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại như vi khuẩn gây bệnh. Khi bị dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ xác định những vật thể hay sinh vật này là mối đe dọa và cố gắng loại bỏ chúng ra cơ thể bằng cách hắt hơi.

Các tác nhân kích ứng thường thấy là do thời tiết lạnh, các dị nguyên (bụi, mùi hành tiêu cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi hóa chất…) hoặc ánh sáng mặt trời.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng do virus cảm lạnh và cảm cúm thông thường cũng có thể khiến chúng ta hắt hơi. Theo các chuyên gia, có đến hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh ở người, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là virus rhino.

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác (ít gặp hơn) gây hắt hơi là:

  • Chấn thương mũi
  • Ngừng dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau nhóm opioid

Chẩn đoán và điều trị

dùng thuốc xịt mũi

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sau khi đã biết được tại sao lại hắt xì hơi nhiều, bị hắt xì là dấu hiệu gì, cùng tìm hiểu cách chẩn đoán và cách chữa hắt xì liên tục. 

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hắt hơi (hắt xì)?

Khi bạn bị hắt xì liên tục, để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất và khám lâm sàng bằng cách quan sát mũi và cổ họng của bạn. Bạn cần trả lời các câu hỏi về bệnh sử cũng như các triệu chứng khác nếu có. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân gây hắt hơi hoặc hắt xì liên tục.

Những phương pháp điều trị hắt hơi (hắt xì)

Vậy hắt xì nhiều phải làm sao hay hắt xì liên tục phải làm sao? Câu trả lời có ngay sau đây!

Theo các chuyên gia sức khỏe, tùy vào nguyên nhân gây hắt xì hơi mà bạn sẽ có nhiều biện pháp khắc phục để lựa chọn, chẳng hạn như:

Điều trị hắt hơi liên tục do dị ứng

Bị dị ứng nên hắt xì nhiều phải làm sao? Câu trả lời là đối với trường hợp hắt xì hơi liên tục vì dị ứng, bạn nên:

  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng
  • Sử dụng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng đi kèm với hắt hơi, điển hình là hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục. Bạn cũng có thể cần dùng đến loratadine và cetirizine trong một số trường hợp.
  • Tiêm ngừa dị ứng (chủ yếu dành cho những trường hợp dị ứng nghiêm trọng)

Cách chữa hắt hơi liên tục do nhiễm trùng

Khi bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm mà hắt xì nhiều phải làm sao? Theo các chuyên gia sức khỏe, trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách:

  • Uống nhiều nước
  • Chú trọng việc nghỉ ngơi
  • Sử dụng thuốc xịt mũi để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm để cấp ẩm cho không khí giúp dịch nhầy mũi họng dễ tống xuất ra ngoài hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo uống thuốc kháng sinh hoặc kháng virus theo đúng chỉ định của bác sĩ để kết quả điều trị tốt như mong đợi, đồng thời ngăn chặn rủi ro kháng kháng sinh xảy ra.

Phòng ngừa

thường xuyên lau dọn nhà cửa

Đến đây hanwhr bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc hắt xì nhiều phải làm sao hay hắt xì liên tục phải làm sao. Bên cạnh đó, ngoài việc tuân thủ các biện pháp điều trị, bạn cũng nên tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ bị hắt xì.

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa hắt xì hơi?

Những thắc mắc về hắt xì nhiều là bệnh gì, hắt xì là dấu hiệu gì, hay tại sao lại hắt xì hơi nhiều… đã được giải đáp. Vậy, cách phòng ngừa hắt xì hơi liên tục là gì?

Một trong những cách tốt nhất để tránh hắt hơi là tránh tiếp xúc với các tác nhân khiến bạn hắt hơi. Bạn cũng có thể thực hiện một số thay đổi đơn giản trong nhà để giảm kích ứng, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa, hút bụi. Nếu có nuôi thú cưng và chúng bị rụng lông nhiều, người nuôi nên chủ động chải lông cho thú cưng hoặc cắt tỉa bớt, sử dụng các dụng cụ giúp lấy lông bám khỏi quần áo, ghế đệm…
  • Vệ sinh giường nệm, chăn drap định kỳ để tránh mạt bụi nhà, ve rận, bụi bám. Giặt khăn tắm, khăn mặt trong nước nóng (thường trên 55°C) để khử khuẩn. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà.
  • Nếu tình trạng hắt hơi nghiêm trọng hơn, cần phải kiểm tra môi trường sống và làm việc để tìm bào tử nấm mốc. Trong trường hợp nặng, nấm mốc có thể hủy hoại nhà cửa.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về hắt hơi, hắt xì nhiều, cũng như biết được vì sao bị hắt xì liên tục, từ đó biết cách chữa hắt hơi liên tục.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Everything You Need to Know About Sneezing. https://www.healthline.com/health/sneezing Ngày truy cập 30/3/2020

Common Sneezing Causes and Triggers. https://www.verywellhealth.com/sneezing-causes-treatments-83144 Ngày truy cập 30/3/2020

Sneezing. https://medlineplus.gov/ency/article/003060.htm Ngày truy cập 30/3/2020

Runny Nose, Stuffy Nose, Sneezing https://acaai.org/allergies/symptoms/runny-nose-stuffy-nose-sneezing/ Ngày truy cập: 09/02/2022

Coughing and Sneezing https://www.cdc.gov/healthywater/hygiene/etiquette/coughing_sneezing.html Ngày truy cập: 09/02/2022

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

30/12/2022

Tác giả: Ngà Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan

Bài viết liên quan

Tiểu són khi ho và hắt hơi: Nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều có sao không, cần khắc phục thế nào?

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Ngà Trương · Ngày cập nhật: 30/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáoad iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Hình ảnh Hắt Xì Hơi