Tổng Quan Về Chứng Hắt Xì Hơi Và Cách điều Trị - Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Tổng quan về chứng hắt xì hơi và cách điều trị
Tổng quan về chứng hắt xì hơi và cách điều trị
Đặt lịch
Hắt hơi là triệu chứng thường thấy khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm hoặc các dị nguyên kích ứng. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể không có chủ đích và thường xuất hiện đột ngột. Dưới đây là một số điều về chứng hắt xì hơi và cách điều trị cụ thể mà mỗi người cần phải biết.
Tổng quan về chứng hắt xì hơi
Hắt hơi là một trong những triệu chứng dị ứng rất dễ nhận biết nhưng nó không bắt nguồn từ nguyên nhân nào cụ thể. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chứng hắt xì hơi gây cản trở rất lớn đến tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Cơ chế hắt hơi thường được kích hoạt bởi nhiều tác nhân khác nhau, vì vậy ở mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục phù hợp.
1. Cơ chế hắt xì hơi
Nhiệm vụ của mũi là ngăn chặn các vi khuẩn, bụi bẩn để hơi thở trong lành hơn. Tuy nhiên, mũi cũng rất dễ bị tác động bởi các mảnh vụn bụi bẩn và vi khuẩn bên trong chất nhầy tấn công, kích thích màng nhầy nhạy cảm. Khi lớp màng nhầy bị kích thích, não nhận được tín hiệu và tác động đến một số cơ quan như bụng, ngực, cơ hoành và cổ họng gây ra triệu chứng hắt hơi. Hắt hơi là một cách để cơ thể đẩy các chất kích thích ra bên ngoài.
Trước khi hắt hơi, bạn có thể hít một hơi thật sâu và giữ chặt trong ngực, tạo áp lực không khí lên phổi. Mắt nhắm lại, lưỡi áp vào vòm miệng và hơi thở tự nhiên thoát ra nhanh chóng qua đường mũi. Các hoạt động này xuất hiện theo các quy trình cụ thể.
2. Tác nhân cụ thể dẫn đến hắt xì hơi
Nguyên nhân gây hắt xì hơi thường rất đa dạng. Các nhà nghiên cứu hàng đầu Hoa Kỳ đã thống kê một số trường hợp thường gặp sau đây:
– Hắt hơi thường xuyên do viêm mũi dị ứng:
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng các tế bào dị ứng trong niêm mạc mũi giải phóng histamin tác động lên các dây thần kinh khác nhau trong màng nhầy mũi, lúc này mũi sẽ thường xuyên bị ngứa và có triệu chứng hắt hơi.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn có một số biểu hiện khác như sổ mũi, nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện khi cơ thể kích ứng với phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn hoặc vẩy da,…
– Hắt xì hơi do dị ứng:
Dị ứng biểu thị cơ thể đang chống đối với các tác nhân lạ, đây là tình trạng cực kỳ phổ biến của cơ thể. Nhất là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus đe dọa.
Nếu mũi bạn bị dị ứng, tức hệ thống miễn dịch của cơ thể đã nhận nhầm và gây cơ chế ức chế đối với mối đe dọa. Dị ứng có thể khiến cho triệu chứng hắt hơi xảy ra thường xuyên nhằm mục đích trục xuất các sinh vật này ra bên ngoài.
– Nhiễm trùng đường hô hấp gây hắt xì hơi:
Nhiễm trùng đường hô hấp do bệnh lý hoặc các phản ứng thời tiết như cảm lạnh thông thường cũng có thể gây ra triệu chứng hắt hơi. Khi cơ thể bị lạnh, cơ chế sản xuất dịch nhầy sẽ phát triển và điều này gây kích ứng các dây thần kinh bên trong niêm mạc. Hắt xì hơi do cảm lạnh và do dị ứng thường rất giống nhau, vì vậy để phân biệt điều này cần phải có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
– Chất kích thích và tác nhân gây hắt xì hơi khác:
Ngoài bụi bẩn ra, chứng hắt xì hơi còn bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như:
- Chất gây dị ứng
- Chấn thương mũi
- Các loại virus, vi khuẩn
- Chất kích thích mũi từ bên trong mũi hoặc ngoài môi trường
- Hít corticosteroid qua thuốc xịt mũi
- Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá
Ngoài ra, các tác nhân vật lý như ánh nắng mặt trời cũng có nguy cơ gây hắt xì hơi rất cao do phản xạ cơ quan.
Thông tin thêm: Trẻ sơ sinh bị hắt xì hơi do đâu? có đáng lo ngại không?
3. Triệu chứng cụ thể
Hắt xì hơi còn là biểu hiện của một số dấu hiệu bệnh lý. Để khắc phục kịp thời, bệnh nhân nên nhận biết từ sớm các triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi: Nhảy mũi nhiều lần còn khiến cho mũi bị nghẹt 1 bên hoặc cả 2 bên, do đó nhiều người phải thở bằng miệng.
- Ngứa mắt, ngứa mũi: Là dấu hiệu ban đầu khi mới mắc bệnh.
- Mũi đau nhức: Vì các cơ hoạt động mạnh và chất nhầy trong mũi quá nhiều có thể gây cảm giác đau mũi, nhức đầu, sưng mí mắt,…
Ở một số trường hợp, bệnh nhân còn gặp phải chứng đau họng, ù tai, giảm khứu giác, người mệt mỏi,… Các triệu chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
II. Điều trị chứng hắt xì hơi đúng cách
Một trong số những cách làm giảm hắt xì hơi hiệu quả đó là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một vài hoạt động nhỏ để cải thiện các triệu chứng này như thường xuyên làm sạch bộ lọc máy lạnh, giữ cho phòng ốc luôn sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường,…
Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Cụ thể như sau:
- Với trường hợp viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng histamin ở dạng uống và xịt là lựa chọn điều trị phù hợp nhất khi bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Một số loại thuốc kháng histamin có kê đơn và không kê đơn phổ biến nhất là cetirizine (Zyrtec) và loratadine (Claritin).
Tuy không phải trường hợp nào thuốc kháng histamin cũng mang lại hiệu quả cho việc hắt hơi và sổ mũi, vì vậy sẽ có một số loại thuốc bổ trợ.
Xem thêm: Danh sách thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng
- Trường hợp dị ứng
Nếu bệnh nhân có biểu hiện dị ứng nặng sẽ được chỉ định tiêm ngừa dị ứng. Trong thuốc có chứa chiết xuất của chất gây dị ứng tinh khiết, không gây phản ứng dị ứng khi gặp các tác nhân kích ứng có liều lượng nhỏ. Điều này giúp ích cho cơ thể có thể kháng cự với các tác nhân gây kích ứng.
- Trường hợp nhiễm trùng
Với trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh không phải do histamin gây ra thì việc dùng thuốc cũng có thể không giúp làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng Benadryl hoặc thuốc xịt mũi kháng cholinergic như Nasal Atrovent làm khô dịch tiết mũi và ngăn chặn chứng hắt xì hơi.
- Tác nhân khác
Ngoài những tác nhân trên thì việc mũi bị dị ứng bởi các chất kích thích vật lý hoặc hóa học không thể dứt điểm bởi các dòng histamin truyền thống. Thay vào đó, các loại thuốc xịt mũi như steroid mũi, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine chính là gợi ý để có thể điều tiết được triệu chứng khó chịu.
Ngoài việc điều trị chứng hắt xì hơi bằng thuốc, mỗi người cũng nên tự ý thức trong việc ngăn ngừa và cải thiện bệnh tái phát. Chẳng hạn như:
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, phấn hoa, lông thú,..
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, tránh ẩm mốc.
- Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng để tránh vi khuẩn tiếp cận với chất nhầy.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Nên khám bác sĩ trong trường hợp bệnh tái phát thường xuyên.
Những thông tin về chứng hắt xì hơi trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- 8 cách ngăn chặn cơn hắt hơi ai cũng có thể thực hiện
- Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai cần biết những điều này
Từ khóa » Hình ảnh Hắt Xì Hơi
-
"Hắt Xì" - 113,411 Ảnh, Vector Và Hình Chụp Có Sẵn | Shutterstock
-
Hình ảnh Cho Thấy Sức Công Phá Khủng Khiếp Của Nước Bọt Khi Hắt ...
-
Hiện Tượng Hắt Xì Xảy Ra Liên Tục Có đáng Lo Hay Không? | Medlatec
-
Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Hắt Hơi Liên Tục | Vinmec
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Bị Hắt Xì Hơi | Vinmec
-
Hắt Xì Hơi Liên Tục: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Hình ảnh Cho Thấy "sức Mạnh" Lan Truyền Vi Khuẩn Khi Hắt Hơi
-
Sai Lầm 'chết Người' Khi Hắt Xì Mà Bạn Vẫn Làm Mỗi Ngày - Dr.Binh
-
Hình ảnh Cho Thấy "sức Mạnh" Lan Truyền Vi Khuẩn Khi Hắt Hơi - Kenh14
-
Hắt Xì - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
Coi Chừng Những Cú "hắt Xì... Hơi"
-
Nhịn Hắt Hơi Có Thể Khiến Bạn đột Tử?
-
Bạn Có Biết Hắt Hơi Sẽ Phát Tán Vào Môi Trường Bao Nhiêu Vi Khuẩn?