Hãy Coi Chừng Khi Lạm Dụng Giấy Báo Bọc đồ ăn - VietQ
Có thể bạn quan tâm
Người dùng ngó lơ
Ghi nhận của báo Hà Nội Mới, dạo qua một lượt trên thị trường chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh người bán xôi, bánh mỳ, bán các món chiên rán như bánh khoai, bánh rán… sử dụng giấy báo, giấy in để bọc thức ăn cho thực khách.
Việc sử dụng những loại giấy đã qua sử dụng này giúp tiết kiệm một khoản chi phí so với khi mua các loại hộp đựng an toàn. Do đó, giấy báo, giấy in cũ thường được sử dụng để bọc thực phẩm chín, thậm chí là thực phẩm vừa chế biến còn nóng, dính nhiều dầu mỡ…
Về phía người tiêu dùng, vì không nhận ra hậu quả, sự ảnh hưởng đối với sức khỏe ngay lập tức nên nhiều người dù biết nguy hiểm nhưng vẫn sử dụng thực phẩm gói bằng giấy báo.
Nhà khoa học và chuyên gia lo ngại
Người đưa tin cho biết, trong khi người dân tỏ ra thờ ơ trước việc lạm dụng giấy báo đựng đồ ăn thì các nhà khoa học lo ngại trước sự ảnh hưởng có hại của giấy in khi được dùng để bao gói thực phẩm đối với sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu tại Trung Quốc, mực in rất độc hại, trong đó có các nguyên tố kim loại nặng như chì, thép crom, cát-mi-um, thủy ngân, ngoài ra trong mực in có loại chất độc gọi là PCBs (Polychlorinated Biphenyls0 cùng những chất dung môi hữu cơ độc hại như ethanol, isopropanol, toluen… khi nhiễm vào đồ ăn và bị ăn vào sẽ rất hại sức khỏe.
Khuyến cáo về chất cyanide trong măng tươi có thể gây chết người(VietQ.vn) - Vốn là một thực phẩm được nhiều người yêu thích, nhưng măng tươi lại có một số tác hại rất nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người sử dụng.Tuy rằng, sau khi làm khô các dung môi thì đã loại bỏ các mối nguy này, nhưng dư lượng còn sót lại vẫn tiềm ẩn nguy hiểm với sức khỏe.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác ở Đài Loan, người ta cũng cảnh báo về tác hại sức khỏe của các kim loại nặng trong mực in báo.
Việc vận chuyển, cầm báo đọc không đến nỗi ảnh hưởng nhiều nếu người đọc rửa tay sạch sẽ sau khi cầm báo. Tuy nhiên, nếu để đồ ăn tiếp xúc trực tiếp vào đồ ăn đi vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, những tờ báo được sử dụng để đồ ăn thường là báo cũ, chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm hơn. Thông thường, tính thấm hút của báo khá mạnh nên vi khuẩn dễ lưu lại trên mặt báo.
Cương quyết nói không với giấy báo bọc thực phẩm
Hà Nội Mới tiếp tục đưa tin, trước mức độ nguy hiểm của các loại giấy báo bọc thực phẩm, các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng phải cương quyết nói không khi người bán hàng bao gói thực phẩm trong các loại giấy trên. Người bán hàng phải sử dụng những loại giấy gói thực phẩm không in chữ, được cơ quan chức năng quy định sử dụng trong thực phẩm.
Để đảm bảo an toàn, người dân nên sử dụng một số loại lá cây trồng có sẵn để bao gói thực phẩm, cách này vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường. Lá chuối, lá dong, lá dừa, lá sen... có chứa nhóm nhân phenol gây ức chế vi khuẩn và rất dễ bị phân hủy trong đất.
Các loại lá này rất sạch, có mùi thơm đặc trưng, mềm, mịn, bề mặt trơn nên ít bám bụi và không giữ nước, do đó, chỉ cần rửa qua, lau sạch là có thể dùng để bao gói thực phẩm, rất an toàn.
An Dương (T/h)
TPHCM: Phát hiện 2 cơ sở ngâm măng tươi trong chất tẩy độc hại Khuyến cáo về chất cyanide trong măng tươi có thể gây chết người Việt Nam sẽ cấm lưu hành xà phòng chứa chất triclosanTừ khóa » Giấy Báo Bọc đồ ăn
-
Không Nên Dùng Giấy Báo để Gói Thức ăn - Tuổi Trẻ Online
-
Dùng Giấy Báo Gói đồ ăn: Tiện Nhưng Hại | VIAM
-
Nguy Hại Khi Dùng Giấy Báo Gói Thực Phẩm - Hànộimới
-
Cảnh Báo Nhiễm độc Chì Do ăn Thực Phẩm Gói Bằng Giấy Báo
-
Tuyệt đối Không Dùng Giấy Báo, Giấy In Gói Thực Phẩm
-
Không Nên Dùng Giấy Báo để Gói đồ ăn - Báo Quân Đội Nhân Dân
-
Giấy Kraft Bọc Thực Phẩm Vừa
-
Giấy Thức ăn Giá Tốt Tháng 7, 2022 Túi, Màng Bọc Thực Phẩm - Shopee
-
Những Nguy Cơ Từ Bọc Thực Phẩm Bằng Giấy Báo
-
Gói Thực Phẩm Bằng Giấy Báo: Nguy Cơ Nhiễm độc Chì | PK Bình Minh
-
Độc Hại Từ Giấy Báo Bọc Thực Phẩm - Sức Khỏe Gia đình
-
Lý Do Không Nên Dùng Giấy Báo Gói Thực Phẩm
-
Sai Lầm Tai Hại Khi Dùng Giấy Báo Bọc đồ ăn - SOHA