Hệ đếm, Biểu Diễn Thông Tin Trong Máy Tính - IT DESIGN - Thầy Nhuộm
- Đăng nhập/Đăng ký
- TIN HỌC
- Kiến thức Tin học
Hệ đếm
- Là tập hợp các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định các giá trị các số.
- Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn. Tổng số ký số của mỗi hệ đếm gọi là cơ số (base hay radix).
Ví dụ:
- Cơ số 10: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Cơ số 8: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- Cơ số 16: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F.
- Cơ số 2: 0, 1.
Số N trong hệ đếm cơ số b được biểu diễn như sau:
N(b)=anbn+an-1bn-1+an-2bn-2+…+a0b0+a-1b-1+a-2b-2+…+a-mb-m
Cách biểu diễn thông tin trong máy tính
- Mọi dữ liệu khi đưa vào máy tính đều phải được mã hóa thành số nhị phân.
- Do có ưu điểm tính toán đơn giản, dễ dàng thực hiện về mặt vật lý, chẳng hạn như trên các mạch điện tử, hệ nhị phân trở thành một phần kiến tạo căn bản trong máy tính.
- Hệ nhị phân dùng hai ký số 0 và 1, chúng thường được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng.
- Các hệ đếm khi nghiên cứu máy tính:
- Hệ thập phân (decimal system) → con người sử dụng.
- Hệ nhị phân (binary system) → máy tính sử dụng.
- Hệ hệ bát phân (octal system) → dùng để viết gọn số nhị phân.
- Hệ thập lục (hexadecimal system) → dùng để viết gọn số nhị phân.
- Số nhị phân:
- Số nhị phân thường được viết tắt là BIT. Trong thuật ngữ máy tính, bit nghĩa là 0 hoặc 1.
- Số nhị phân gồm n bit được gọi là số n-bit.
- Số 3-bit có 23 = 8 giá trị từ (0 đến 7), số n-bit có 2n giá trị (0 đến 2n-1).
Chuyển đổi giữa các cơ số
1. Chuyển từ thập phân sang cơ số d bất kỳ
a. Chuyển phần nguyên
- Lần lượt chia cho cơ số d cho đến khi thương số bằng 0.
- Kết quả là các dư số trong phép chia viết ra theo thứ tự ngược lại.
Ví dụ: Số 1210 = ?2
Kết quả: 1210 = 11002
b. Chuyển phần thập phân
- Lấy phần thập phân lần lượt nhân với d cho đến khi phần thập phân của tích số bằng 0.
- Kết quả là các số phần nguyên trong phép nhân viết ra theo thứ tự tính toán.
Ví dụ: Số 0.687510 = ?2
0.6875 * 2 = 1.3750.375 * 2 = 0.750.75 * 2 = 1.50.5 * 2 = 1.0
Kết quả: 0.687510 = 0.10112
2. Chuyển từ cơ số bất kỳ d sang thập phân
Áp dụng công thức: A=anCn+an-1Cn-1+an-2Cn-2+…+a0C0+a-1C-1+a-2C-2+…+a-mC-m
Ví dụ 1: Chuyển 100101112 sang hệ thập phân, xác định hệ cơ số cần chuyển là d=2.
Ta có: A = 1×27+0x26+0x25+1×24+0x23+1×22+1×21+1×20 = 128+0+0+16+0+4+2+1= 151
Ví dụ 2: Chuyển 9716 sang hệ thập phân, xác định hệ cơ số cần chuyển là d=16.
Ta có: A=9×161+7×160= 144 + 7 = 151
Ví dụ 3: Chuyển 2278 sang hệ thập phân, xác định hệ cơ số cần chuyển là d=8.
Ta có: A=2×82+2×81+7×80=128+16+7=151
3. Chuyển từ cơ số bất kỳ a sang b
- Bước 1: Chuyển số a sang hệ thập phân.
- Bước 2: Chuyển số hệ thập phân thu được sang cơ số b.
Ví dụ: Số 5456 = ?4
- Bước 1: Chuyển 545 từ hệ 6 sang hệ 10545 = 5 x 62 +4 x 61 +5 x 60= 5 x 36 +4 x 6 +5 x 1= 180 + 24 +5= 20910
- Bước 2: Chuyển 20910 = 31014
Kết quả: 5456 = 20910 = 31014
4. Chuyển nhanh giữa các hệ cơ số 2, 8 và 16
a. Nhị phân sang bát phân
- Bước 1: Chia số nhị phân thành các nhóm, mỗi nhóm gồm ba chữ số (bắt đầu từ phải qua).
- Bước 2: Chuyển mỗi nhóm 3 chữ số thành 1 số hệ bát phân.
Ví dụ: Số 1011102 = ?8
1012 = 1 x 22 +0 x 21 +1 x 20 = 4 + 0 + 1 = 510 = 58
1102 = 1 x 22 +1 x 21 +0 x 20 = 4 +2+0 = 610 = 68
Kết quả: 1011102 = 568
b. Bát phân sang Nhị phân
- Bước 1: Chuyển mỗi số bát phân thành 3 số nhị phân.
- Bước 2: Kết nối tất cả các nhóm nhị phân (mỗi nhóm có 3 số) thành một số nhị phân.
Ví dụ: Số 5628 = ?2
58 = 101268 = 110228 = 0102
Kết quả: 5628 = 1011100102
c. Thập lục phân sang Nhị phân
- Bước 1: Chuyển mỗi ký số thập lục phân sang số thập phân, mỗi số thập phân chuyển thành số nhị phân gồm 4 ký số.
- Bước 2: Kết nối tất cả các nhóm nhị phân (mỗi nhóm có 4 số) thành một số nhị phân.
Ví dụ: Số 2AB16 = ?2
216 = 210 = 00102A16 = 1010 = 10102B16 = 1110 = 10112
Kết quả: 2AB16 = 0010101010112
d. Nhị phân sang Thập lục phân
- Bước 1: Chia số nhị phân thành các nhóm có bốn chữ số.
- Bước 2: Chuyển mỗi nhóm 4 chữ số thành 1 số hệ thập lục phân.
Ví dụ: Số 110100112 = ?16
11012 = 1 x 23 + 1 x 22 +0 x 21 +1 x 20 = 8 + 4 + 0 + 1 = 1310 = D16
00112 = 0 x 23 +0 x 22 +1 x 21 +0 x 20 = 0 + 0 +2+1 = 316
Kết quả: 110100112 = D316
Bài tập áp dụng
Yêu cầu: Chuyển đổi các cơ số sau đây
- 5AE.7B16 = ?10
- 1AC16 = ?10
- 405.427 = ?10
- 102310 = ?16
- 456.37510 = ?8
- 1011102 = ?8
- 110100112 = ?16
- ABC16 = ?2
BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM
Kiến thức Tin họcSử dụng Git/GitHub từ A đến Z
Kiến thức Tin họcTìm kiếm trên Google hiệu quả
Kiến thức MS PowerPointLàm quen với giao diện MS PowerPoint 2019
Kiến thức WindowsCài đặt Windows 10 trên máy ảo VirtualBox chi tiết
Kiến thức WindowsCách tải file ISO Windows 10 chính thức từ Microsoft
Kiến thức WindowsCài đặt Virtual Box và thiết lập máy ảo chạy Windows
BÌNH LUẬN Hủy trả lời
Vui lòng nhập bình luận của bạn Vui lòng nhập tên của bạn ở đây Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác!Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đâyLưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
VIDEO MỚI NHẤT
https://youtu.be/zkzYcM8l9FQXEM NHIỀU
ĐỒ HỌAHàm đồ hoạ cơ bản trong ngôn ngữ C/C++
trannhuomedu - 11 Tháng Năm, 20200 Bài viết giới thiệu những hàm đồ hoạ được dựng sẵn trong C/C++ rất đơn giản nhằm giúp các bạn sinh viên vận dụng thực hành trong một số bài tập của mìnhKho tài nguyên thiết kế đồ hoạ
30 Tháng Tám, 2022Bone Tool, Camera, Sounds and Video in Animate 2021
12 Tháng Mười, 2021Catalogue là gì? Cấu trúc gồm những nội dung gì?
5 Tháng Sáu, 2021Layer và những điều cần biết về layer trong photoshop
26 Tháng Bảy, 2021BÀI VIẾT TIÊU BIỂU
Công cụ thiết kế Figma
8 Tháng Mười, 2024Sử dụng Git/GitHub từ A đến Z
16 Tháng Mười Một, 2023Phím tắt cho phần mềm Blender
25 Tháng Năm, 2023BÀI VIẾT PHỔ BIẾN
Ngân hàng 1000 bài code C/C++
6 Tháng Mười Hai, 2021Hàm đồ hoạ cơ bản trong ngôn ngữ C/C++
11 Tháng Năm, 2020Hướng dẫn cài đặt và thêm thư viện đồ họa vào...
10 Tháng Ba, 2020MỤC XEM NHIỀU
- ĐỒ HỌA37
- LẬP TRÌNH24
- TIN HỌC21
- Học Đồ hoạ cơ bản18
- Kiến thức Tin học10
- Lập trình Java9
- Học Adobe Photoshop8
- TRẮC NGHIỆM8
- Học tiếng Nhật7
Đăng ký ZOOM Miễn phí qua 4 BƯỚC đơn giản
trannhuomedu - 6 Tháng Tư, 20200Từ khóa » Số A4 Thuộc Hệ đếm
-
Các Hệ đếm Cơ Bản Thường Dùng Trong Máy Tính - Góc Học IT
-
Các Hệ đếm Cơ Bản Nên Biết
-
[PDF] Bài 3. Các Hệ đếm Thường Dùng Trong Tin Học Và Biểu Diễn Thông Tin ...
-
Hệ Thập Lục Phân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Số 4BF Thuộc Hệ đếm Nào? - Trắc Nghiệm Online
-
Hệ đếm Cơ Số 16 Sử Dụng Các Kí Hiệu Nào?
-
Các Hệ đếm Dùng Cho Tin Học - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chuyển đổi Chữ Số, Thập Lục Phân - ConvertWorld
-
Hệ Cơ Số - Viblo
-
Giới Thiệu Các Hệ đếm Thường Dùng Trong Tin Học
-
Bài Giảng Môn Học Đại Số Lớp 7 - Bài 2: Thông Tin Và Dữ Liệu (tiết 1)