Hệ Kết Cấu Chịu Lực Nền Móng Nhà Cao Tầng Và Nhà Dân Dụng
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Các bộ phận chính trong xây dựng của nhà dân dụng là gì ?
- Căn cứ vào tác dụng có thể phân thành các bộ phận như dưới đây trong hệ kết cấu
- Nền Móng nhà trong hệ kết cấu công trình
- Hệ kết cấu Tường và cột
- Cửa sổ, Cửa đi cần phải hệ kết cấu chiệu lực nhà cao tầng
- Sàn gác nhà
- Cầu thang nhà
- Mái nhà
- Các bộ phận khác của ngôi nhà
- Hệ kết cấu chịu lực của nhà dân dụng
- Hệ kết cấu chịu lực nhà dân dụng và cao tầng thường có mấy loại:
- Hệ kết cấu Tường ngang chịu lực
- Tường dọc chịu lực trong hệ kết cấu chịu lực nhà dân dụng
- Tường ngang và tường dọc chịu lực trong Hệ kết cấu công trình
- Hệ kết cấu công trình khung chịu lực
- Khung chịu lực không hoàn toàn (khung khuyết)
- Khung chịu lực hoàn toàn (khung trọn)
- Hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng và nhà dân dụng trong không gian
- Các hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng
Các bộ phận chính trong xây dựng của nhà dân dụng là gì ?
Các bộ phận chính trong xây dựng của nhà dân dụng là như thế này ta có thể hiểu đơn giản, nhà ở là do các cấu kiện thẳng đứng, bộ phận nằm ngang, phương tiện giao thông và một số bộ phận kỹ thuật khác tổ hợp mà tạo thành.
– Các cấu kiện thẳng đứng gồm: nền móng, tường, cột, cửa nhà.
– Các bộ phận nằm ngang gồm: nền móng, sàn, mái (trong đó có hệ dầm hoặc dàn).
– Các phương tiện giao thông như hành lang, cầu thang, lan can.
– Các bộ phận khác như ban công, lôgia, ô văng, mái hắt, máng nước, sênô…
Hồ sơ năng lực Công ty TNHH Xây Dựng Xử Lý Nền Móng Phương Nam <<Xem tại đây>>
Các dự án Nâng nhà lên cao, xử lý lún nghiêng, xử lý nhà nghiêng, xử lý nền móng, xử lý nền đất yếu, gia cường móng, khoan cọc nhồi, chống nhà nghiêng, di dời nhà,… đã làm và đang làm <<Xem tại đây>>
Căn cứ vào tác dụng có thể phân thành các bộ phận như dưới đây trong hệ kết cấu
Nền Móng nhà trong hệ kết cấu công trình
Nền Móng là cấu kiện ở dưới mặt đất, nó chịu toàn bộ trọng tải của ngồi nhà và truyền tải trọng này xuống nền đất. Do đó ngoài yêu cầu ổn định và bền chắc, móng nhà còn phải có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống ăn mòn trong thời gian lâu dài.
Hệ kết cấu Tường và cột
Tác dụng chủ yếu của tường và cột nhà là để phân nhà thành các phòng riêng biệt, ngoài ra còn là kết cấu bao che và chịu được lực của cả ngôi nhà. Tường và cột chịu trọng tải của sàn gác và mái nhà, do đó yêu cầu phải có độ cứng lớn, cường độ cao, bền chắc và ổn định trong thời gian dài. Tường ở phía ngoài phải có khả năng chống được ảnh hưởng động của thiên nhiên như chống thấm, mưa, nắng, gió, bão; chống được nhiệt bức xạ của mặt trời và có khả năng cách âm, cánh nhiệt nhất định.
Cửa sổ, Cửa đi cần phải hệ kết cấu chiệu lực nhà cao tầng
Tác dụng của cửa sổ và cửa đi là để thông gió và lấy ánh sáng hoặc ngăn che các phòng trong ngôi nhà. Cửa đi ngoài tác dụng giao thông và ngăn cách lối đi, cũng có khi có một tác dụng nhất định lấy ánh sáng và thông gió. Do đó diện tích cửa lớn hay cửa nhỏ và hình dáng của cửa phải thoả mãn các yêu cầu trên. Thiết kế cấu tạo cần chú ý đặc biệt là phòng thủy, phòng mưa, gió, lau chùi thuận tiện. Trong một số công trình, cửa còn phải yêu cầu cách âm, cách nhiệt và có khả năng phòng hoả hoạn hay sự cố.
Sàn gác nhà
Sàn gác nhà là được cấu tạo bởi dầm và bản sàn chịu tải trọng của người và đồ đạt trong nhà và các trang thiết bị sử dụng. Sàn gác tựa lên tường hay cột thông qua các dầm. Sàn gác phải có độ cứng kiên cố bền lâu và cách âm tốt. Mặt sàn phải có khả năng chống mài mòn, không sinh ra bụi, dễ làm vệ sinh và hệ số hút bụi nhiệt nhỏ. Ngoài ra có một số nơi yêu cầu sàn phải có khả năng chống thấm và phòng hoả hoạn tốt.
Cầu thang nhà
Cầu thang là phương tiện giao thông theo chiều thẳng đứng trong ngồi nhà của bạn. Cầu thang có kết cấu chịu lực bằng bản hoặc bản dầm. Yêu cầu cấu tạo của cầu thang cần phải bền vững và khả năng phòng hoả cao, đi lại dễ dàng, thoải mái và an toàn.
Mái nhà
Mái nhà là bộ phận nằm ngang hoặc được đặt nghiêng theo chiều nước chảy. Được cấu tạo bởi hệ dầm, dàn, bản hoặc các tấm lợp cách nhiệt. Mái vừa là bộ phận chịu lực, đồng thời là hệ kết cấu bao che gối tựa lên tường hoặc cột thông qua dầm, dàn. Do đó yêu cầu kết cấu của mái phải đảm bảo được bền lâu, không thấm nước, thoát nước nhanh và cách nhiệt tốt trong thời gian sử dụng lâu dài.
Các bộ phận khác của ngôi nhà
Các bộ phận khác của ngôi nhà như là ban công, lôgia, ô văng, máng nước, bếp lò, ống khói, toa khói, gờ phào chỉ, bể nước ngầm, bể nước mái, bể phốt… tuỳ theo vị trí đều phải có những yêu cầu và tác dụng thích đáng.
Hệ kết cấu chịu lực của nhà dân dụng
Hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng dân dụng và đặc điểm của nhà dân dụng, trừ loại nhà công cộng có không gian lớn như hội trường, rạp hát, nhà ăn v.v…, còn các nhà khác thì không gian tương đối nhỏ, chiều rộng của gian nhà từ 3m – 6m; bề dầy của nhà từ 12m – 15m, thường từ 8m – 9m, nhà không cao lắm. Do đó thường dùng tường chịu lực là chủ yếu hiện nay. Khi nhà cao trên 5 tầng hoặc ở nhưng nơi đất yếu thường dùng khung bê tông cốt thép và xử lý nền móng kiên cố.
Hệ kết cấu chịu lực nhà dân dụng và cao tầng thường có mấy loại:
Hệ kết cấu tường chịu lực.
Hệ kết cấu khung chịu lực.
Hệ kết cấu không gian.
Hệ kết cấu tường chịu lực
Hệ thống chịu lực chính của nhà là tường nhà, xây bằng gạch hoặc bằng đá, cũng có khi làm tường đúc bằng bê tông cốt thép nếu là lắp ghép.
Bề dày tối thiểu của tường nhà là 200 mm và dùng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg / cm2.
Phạm vi ứng dụng cho các nhà có số tầng <= 5 tầng, B <= 4m, L <= 6m, nếu nhà cao tầng thì >= 5 tầng
Để tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch khi tường quá dài thì cần có bổ trụ hoặc sườn đứng bằng BTCT cách khoảng <= 3m, khi tường quá cao thì phải bố trí giằng BTCT cách khoảng <= 2,7m.
Hệ kết cấu Tường ngang chịu lực
Hệ kết cấu công trình dùng tường ngang ngăn cách các phòng làm tường chịu toàn bộ tải trọng của sàn và mái. Trong các nhà có mái dốc thường dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu lực chính; cũng có khi dùng hình thức sàn bản dầm, sàn gác panen, mái bằng hoặc mái vỏ mỏng. Còn tường dọc là tường tự mang, do đó bề dầy của tường chủ yếu do yêu cầu về cách nhiệt quyết định, có thể làm tương đối mỏng, thông thường là tường một gạch (220).
Ưu điểm:
Hệ kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ, tốn ít bê tông và thép nên giá thành rẻ.
Tường ngăn giữa các phòng trong nhà tương đối dầy nên cách âm tốt.
Độ cứng ngang của nhà lớn.
Cửa sổ có thể có kích thước lớn.
Cấu tạo lôgia dễ dàng.
Nhược điểm:
Tường ngang dầy và nhiều nên tốn vật liệu, chiếm nhiều diện tích và tăng tải trọng của nền móng.
Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng.
Bố trí không gian của các phòng không được linh hoạt, các phòng trong nhà thường phải bằng nhau, nếu khác nhau phải làm nhiều loại panen.
Loại tường ngang chịu lực thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, gió bão nhiều và trình độ lắp ghép còn thấp. Thường áp dụng với các nhà nhỏ, ít tầng và các bước gian nhỏ hơn 4000.
Tường dọc chịu lực trong hệ kết cấu chịu lực nhà dân dụng
Hệ kết cấu chịu lực của nhà là tường dọc. Mái có thể dùng hình thức bán vì kèo hoặc thanh kèo nếu là mái dốc.
Để đảm bảo độ cứng ngang nhà, cách một khoảng nhất định phải có tường ngang dầy là tường ổn định; thường lợi dụng tường cầu thang trong nhà sẽ làm tường ổn định.
Ưu điểm:
Tận dụng được khả năng chịu lực của tường phía ngoài nhà.
Diện tích tường ngang nhỏ, tiết kiệm được vật liệu và diện tích.
Bố trí mặt bằng tương đối linh hoạt, không còn bị hạn chế bởi panen.
Nhược điểm:
Tường ngăn giữa các phòng trong nhà tương đối mỏng, khả năng cách âm kém.
Cửa sổ mở bị hạn chế.
Nếu là mái dốc thì dùng gỗ tương đối nhiều.
Nếu là mái bằng thì tốn nhiều ximăng và thép.
Loại kết cấu tường dọc chịu lực thường áp dụng nhiều với nhà hành lang giữa.
Tường ngang và tường dọc chịu lực trong Hệ kết cấu công trình
Tường ngang và tường dọc mỗi tầng đều lấy tường ngang và tường dọc chịu lực. Sàn gác nhà thường chịu lực theo hai phương. Có khi còn dùng hình thức phân tầng chịu lực. Loại này thường dùng cho nhà hành lang bên.
Hệ kết cấu công trình khung chịu lực
Khung chịu lực không hoàn toàn (khung khuyết)
Trong các ngôi nhà, có bước gian tương đối rộng hay mặt bằng phân chia không gian không theo một quy cách nhất định, hệ thống kết cấu của nhà có thể làm hình thức khung không hoàn toàn để chia sàn và mái nhà. Ngoài việc lợi dụng tường ngoài để chịu lực có thể dùng tường trong hoặc cột làm hệ kết cấu chịu lực nhà dân dụng.
Hình thức này mặt bằng bố trí tương đối linh hoạt, nhưng dùng nhiều bê tông và thép hơn so với tường chịu lực, liên kết giữa tường và dầm phức tạp. Ở những nơi có nền đất yếu dễ sinh ra hiện tượng tường và cột lún không đều, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Khung chịu lực hoàn toàn (khung trọn)
Hệ kết cấu chịu lực của nhà là dầm và cột, tường chỉ là kết cấu bao che, do đó tường có thể dùng vật liệu nhẹ, ổn định chủ yếu của nhà dựa vào khung.
Vật liệu làm khung thường làm bê tông cốt thép và thép hoặc bằng gỗ. Hình thức kết cấu này (trừ khung gỗ) ít dùng trong các nhà dân dụng bình thường vì tốn nhiều xi măng và thép, do đó chỉ nên dùng đối với nhà ở cao tầng hoặc nhà công cộng.
Hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng và nhà dân dụng trong không gian
Hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng và nhà dân dụng trong các nhà dân dụng có yêu cầu không gian lớn như rạp hát, rạp xiếc, nhà ăn, nhà thể thao có mái… ngoài các phương án kết cấu đã nêu trên ra, cũng có thể áp dụng quy luật và nguyên tắc tạo hình cấu trúc của các sinh thực vật theo phỏng sinh học kiến trúc như:
– Sườn không gian ba chiều: phỏng theo hệ cấu trúc của đầu khớp xương động vật.
– Hình thức mặt xếp: phỏng theo cấu trúc của lá buông, lá dừa.
– Hình thức vỏ mỏng: phỏng theo cấu trúc vỏ trứng, vỏ sò, xương sọ động vật.
– Hình thức kết cấu dây căng: phỏng theo cấu trúc của mạng con nhện.
Hệ thống kết cấu chịu lực nhà dân dụng không gian thi công và cấu tạo phức tạp.
Các hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng
Các hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng là cấu kiện chịu lực chính tạo thành các hệ chịu lực nhà cao tầng bao gồm:
– Cấu kiện dạng thanh: cột nhà, dầm, thanh chống, thanh giằng;
– Cấu kiện dạng tấm: Tường (vách), sàn nhà.
Trong các công trinh xây dựng nhà cao tầng, khi có sự hiện diện của các khung thì tuỳ theo các làm việc của các cột trong khung mà hệ kết cấu chịu lực được phân thành các loại sơ đồ: sơ đồ khung, sơ đồ giằng, và sơ đồ khung giằng. Trong hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng, sàn các tầng, ngoài khả năng chịu uốn do tải trọng thẳng đứng, còn phải có độ cứng lớn để không bị biến dạng trong mặt phẳng khi truyền tải trọng ngang vào cột, vách, lõi nên còn gọi là những sàn cứng.
Cấu kiện không gian là các vách nhiều cạnh hở hoặc khép kín, tạo thành các hộp bố trí bên trong nhà, được gọi là lõi cứng. Ngoài lõi cứng bên trong, còn có các dãy cột bố trí theo chu vi nhà với khoảng cách nhỏ tạo thành một hệ khung biến dạng tường vây.
Tiết diện các cột ngoài biên có thể đặc hoặc rỗng. Khi là những cột rỗng hình hộp vuông hoặc hình tròn sẽ tạo nên hệ kết cấu được gọi là ống trong ống. Dạng kết cấu này thường sử dụng trong nhà có chiều cao lớn.
Tóm lại, chọn các sơ đồ chịu lực của nhà cao tầng, nhà dân dụng. Ngoài việc chú ý đến phương diện chịu lực, dễ dàng thi công và kinh tế của chủ đầu tư hoặc gia chủ. Về phương diện cấu tạo cần chú ý tường và mái phải có khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt nhất định. Sàn gác nhà và vách ngăn có khả năng cách âm cao. Hình thức cấu tạo đơn giản, các cấu kiện và vật liệu dùng rộng rãi, trọng lượng các cấu kiện không lớn quá, hợp với điều kiện thi công.
Xem thêm:
Xử lý lún nghiêng, xử lý nền móng, nâng nhà
Xử lý nhà bị lún nghiêng và cách xử lý hiệu quả
Xử lý nền đất yếu, 5 biện pháp gia cố xử lý nền móng trên nền đất yếu
Xử lý nhà nghiêng và cách khắc phục nhà bị nghiêng
4 bước xử lý lún nghiêng
Thần đèn di dời nhà, di chuyển nhà sang nơi khác Miền tây
Bạn hãy liên hệ đến CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG XỬ LÝ NỀN MÓNG PHƯƠNG NAM để được tư vấn tận tình, với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, xử lý qua nhiều công trình như:
Hệ kết cấu công trình, hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng, xử lý lún nghiêng, xử lý nhà nghiêng, xử lý nền móng, nâng nhà lên cao, nâng nhà chống ngập, xử lý cột nhà bị nứt, xử lý tường nhà nứt, di dời nhà, gia cố đà sàn cột, hệ kết cấu và xây thêm tầng, xử lý nền đất yếu, bơm vữa xử lý nền, thi công cọc xi măng đất, gia cố nền móng, gia cường móng, nâng nền nhà giá cả, chi phí hợp lý tại các tỉnh và tại các quận TPHCM như:
Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Bình Tân, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè, Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Phan Thiết, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng, Cam Ranh, Nha Trang, Khánh Hòa, Phú Yên, Qui Nhơn, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Trước khi tốt nghiệp kỹ sư xây dựng tại Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM (Đại Học Quốc Gia). Đội thi công nâng nhà lên cao đã đi vào hoạt động từ năm 2002, với sự mở cửa ngày càng mạnh mẽ của đất nước và sự đầu tư về bất động sản của các doanh nghiệp nước ngoài về nhà ở, CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG XỬ LÝ NỀN MÓNG PHƯƠNG NAM đã được thành lập.
Đến nay, chỉ sau gần 18 năm CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG XỬ LÝ NỀN MÓNG PHƯƠNG NAM đã trở thành một trong những Công ty thi công xử lý nhà nghiêng, di dời nhà, xử lý nền móng, nâng nhà lên cao, có uy tín tại Việt Nam đã thi công các công trình phức tạp trong nước và quốc tế (tại các nước Campuchia và nước Lào) và được mệnh danh là thần đèn nâng nhà lên cao.
☎️ HÃY LIÊN HỆ CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ UY TÍN – ĐÚNG THỜI GIAN – TRÁCH NHIỆM – CHUYÊN NGHIỆP – CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN TUYỆT ĐỐI – TIẾT KIỆM CHI PHÍ – BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI ? Địa chỉ: B6/205D, QL50, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh ? Điện thoại: 0931 54 69 59 – Mr. Tuấn ? Email: xulynenmongpn@gmail.com ?Website: https://xulynenmong.vn/ ? Fanpage: https://www.facebook.com/xulynenmong.vn/ |
Từ khóa » Kết Cấu Hệ Chịu Lực
-
Các Bộ Phận Cấu Tạo Hệ Kết Cấu Chịu Lực Nhà Cơ Bản - LinkedIn
-
Kết Cấu Tường Chịu Lực, Khung Chịu Lực Nhà Dân Dụng Và Nhà Xưởng
-
Kết Cấu Khung Thép Chịu Lực - Những điều Bạn Nên Biết - Vietmysteel
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Các Bộ Phận Cấu Tạo Hệ Kết Cấu Chịu Lực Nhà Cơ Bản
-
Các Bộ Phận Cấu Tạo Hệ Kết Cấu Chịu Lực Nhà Cơ Bản
-
Kết Cấu Tường Chịu Lực Khung Chịu Lực Nhà Dân Dụng
-
Hệ Kết Cấu Chịu Lực Nhà Cao Tầng - World Construction
-
Hỏi: Thế Nào được Coi Là Thay đổi Kết Cấu Chịu Lực Công Trình?
-
Kết Cấu Chịu Lực Là Gì
-
Ưu Nhược điểm Của Các Kiểu Kết Cấu Nhà Dân Dụng - Kiến Trúc VietAS
-
Hệ Chịu Lực Công Trình Kiến Trúc (hệ Chịu Lực Cấu Tạo 3) - 123doc
-
3 KẾT CẤU CHỊU LỰC NHÀ CÔNG NGHIỆP NHIỀU TẦNG - 123doc
-
Những điều Cần Lưu ý Về Kết Cấu Khung Thép Chịu Lực - BMB Steel
-
6 Hệ Kết Cấu được Sử Dụng Nhiều Trong Thiết Kế Kết Cấu Nhà Cao Tầng