Hệ Mặt Trời Là Gì, Thứ Tự Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời
Có thể bạn quan tâm
Hệ Mặt trời có 8 hay 9 hành tinh là nghi vấn mà đến tận bây giờ vẫn có không ít người thắc mắc. Vậy đó là những hành tinh nào và thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt trời như thế nào? Để có được lời giải cho những nghi vấn này, hãy cùng chúng tôi khám phá vũ trụ thông qua những chia sẻ sau đây.
Nội dung bài viết
- 1 Vũ Trụ là gì?
- 2 Hệ Mặt trời là gì?
- 3 Thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt trời
- 3.1 Hành tinh thứ 1 trong Hệ Mặt trời – Sao Thủy (Mercury)
- 3.2 Hành tinh thứ 2 trong Hệ Mặt trời – Sao Kim (Venus)
- 3.3 Hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời – Trái đất (Earth)
- 3.4 Hành tinh thứ 4 trong Hệ Mặt trời – Mars (sao Hỏa)
- 3.5 Hành tinh thứ 5 trong Hệ Mặt trời – Jupiter (sao Mộc)
- 3.6 Hành tinh thứ 6 trong Hệ Mặt trời – Saturn (sao Thổ)
- 3.7 Hành tinh thứ 7 trong Hệ Mặt trời – Uranus (sao Thiên Vương)
- 3.8 Hành tinh thứ 8 trong Hệ Mặt trời – Neptune (sao Hải Vương)
- 4 Giải đáp những câu hỏi trong hệ mặt trời
- 4.1 – Hệ mặt trời bao gồm những gì?
- 4.2 – Hệ Mặt trời gồm bao nhiêu hành tinh?
- 4.3 – Hệ Mặt trời có những hành tinh nào?
- 4.4 – Hành tinh nào lạnh nhất trong Hệ Mặt trời?
- 4.5 – Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ mặt trời?
- 4.6 – Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời quay nhanh nhất?
- 4.7 – Trong Hệ Mặt trời sao nào nóng nhất?
- 4.8 – Hệ Mặt trời có bao nhiêu ngôi sao?
Vũ Trụ là gì?
Vũ Trụ chính là một không gian vô tận chứa đựng các thiên hà. Trong đó, mỗi thiên hà lại là một tập hợp của rất nhiều các thiên thể như các ngôi sao, vệ tinh (mặt trăng), sao băng, hành tinh, sao chổi,… cùng với bức xạ điện từ, khí, bụi.
Vũ trụ mà hiện nay chúng ta quan sát được có khoảng 10 tỷ thiên hà. Chúng được mở rộng từ vụ nổ Bigbang khoảng 13 tỷ năm trước và hiện tại chưa xác định được kích thước. Trong thời điểm hiện tại, vũ trụ quan sát được có đường kính khoảng 28.5 tỷ parsec (tương đương 93 tỷ năm ánh sáng).Thiên hà chứa Mặt trời cùng với các hành tinh của nó tạo nên các Dải Ngân Hà.
||Bạn có biết: Năm ánh sáng là gì? 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Lý thuyết về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ được chấp thuận rộng rãi nhất chính là Bigbang. Vụ nổ từ 13 tỷ năm về trước đã tạo ra không gian và thời gian cũng như một lượng năng lượng cố định.
Hệ Mặt trời là gì?
Chúng ta hẳn đã không còn xa lạ gì với cái tên Hệ Mặt trời nữa đúng không. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tường tận về chúng. Hệ Mặt trời hay còn được biết đến với tên gọi Thái Dương Hệ có tên tiếng anh là Solar System.
Từ những thông tin trên thì Hệ Mặt trời nằm trong vũ trụ. Thực chất đó là một hành tinh mà tại đó Mặt trời ở vị trí trung tâm. Các thiên thể xung quanh nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Hệ Mặt trời. Tất cả chúng được hình thành từ cách đây khoảng 4.6 tỷ năm bởi sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ.
Vậy bạn có thắc mắt bên ngoài hệ mặt trời có gì? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết: ngoài hệ mặt trời
Thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Thái Dương Hệ có 8 hành tinh, những hành tinh này lấy Mặt trời là trung tâm và xếp lần lượt theo thứ tự như sau:
Hành tinh thứ 1 trong Hệ Mặt trời – Sao Thủy (Mercury)
Đây là hành tinh gần Mặt trời nhất và cũng là nhỏ nhất với đường kính chỉ khoảng 4874km. Mercury chỉ lớn hơn một chút so với mặt trăng của Trái đất. Do đó mà hành tinh này chỉ mất 88 ngày để quay quanh Mặt trời. Vì quá gần Mặt trời cho nên sao Thủy có sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Nhiệt độ ban ngày của Mercury có thể lên tới 450 độ C. Còn ban đêm lại có thể xuống tới âm 180 độ C.
Bầu khí quyển của sao Thủy rất mỏng gồm có oxy, natri, hydro, kali và heli. Chúng không thể phá vỡ các thiên thạch đang bay tới cho nên bề mặt có rất nhiều các vết rỗng.
>>>Tìm hiểu thêm: Sao thuỷ có nước không?
Hành tinh thứ 2 trong Hệ Mặt trời – Sao Kim (Venus)
Kích thước của sao Kim gần giống với Trái đất cho nên chúng thường được gọi là hành tinh chị em hoặc hành tinh sinh đôi với Trái đất.
Hình ảnh radar cho thấy bề mặt của sao Kim có nhiều núi và núi lửa. Khí quyển dày và rất độc hại với các đám mây axit sunfuric. Đây là hành tinh nóng nhất trong Thái Dương hệ khi nhiệt độ trung bình trên bề mặt là trên 465 độ C.
Điểm khác biệt lớn nhất của hành tinh thứ 2 này chính là chúng quay chậm từ đông sang tây. Đây là hướng ngược lại của hầu hết các hành tinh khác.
>>> Xem thêm: Sao kim (Venus) đặc điểm, màu sắc, vệ tinh, khoảng cách với trái đất
Hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời – Trái đất (Earth)
Trái Đất có 2/3 hành tinh được đại dương bao phủ. Được biết đến là nơi duy nhất có chứa sự sống. Bầu khí quyển vì vậy mà rất giàu nitơ và oxy. Trái Đất quay quanh trục của mình với tốc độ 467m/s và hơn 1600km/h tại đường xích đạo.
Quỹ đạo của Trái đất là 365,24 ngày. Một ngày có 23h56′. Đường kính của hành tinh thứ 3 khoảng 12760km.
>>> Xem thêm chi tiết tại: Khám phá những sự thật thú vị về trái đất của chúng ta
Hành tinh thứ 4 trong Hệ Mặt trời – Mars (sao Hỏa)
Đây là một hành tinh có khá nhiều điểm tương đồng với Trái đất. Bề mặt của Mars có nhiều núi, đá, có thung lũng, các hẻm núi,… Tuy nhiên chúng khá nhiều bụi, giống như một sa mạc vậy. Bụi này được tạo thành từ oxit sắt nên khiến cho hành tinh này mang màu đỏ đặc trưng.
Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hàng tỷ năm trước sao Hỏa là một hành tinh ẩm ướt hơn hiện nay rất nhiều. Vào tháng 7/2018, các nhà khoa học đã tiết lộ rằng họ đã tìm được bằng chứng về việc có một hồ chất lỏng dưới bề mặt sao Hỏa.
Đường kính của hành tinh này khoảng 6787km với quỹ đạo là 687 ngày Trái đất.
>>> Xem thêm chi tiết tại: Sao Hỏa có sự sống không? Sao hỏa có bao nhiêu vệ tinh tự nhiên
Hành tinh thứ 5 trong Hệ Mặt trời – Jupiter (sao Mộc)
Sao Mộc chính là một thế giới khí khổng lồ. Đây là hành tinh lớn nhất trong Thái Dương hệ của chúng ta. Chúng nặng gấp đôi so với tổng khối lượng các hành tinh khác. Đặc điểm của hành tinh này chính là bề mặt có nhiều đám mây xoáy với các màu khác nhau. Nguyên nhân là do các loại khí vi lượng khác nhau gây nên.
Thú vị hơn cả chính là trên sao Mộc có một cơn bão tên tiếng anh là Great Red Spot (Đốm Đỏ Lớn). Nó là một cơn bão khổng lồ khi di chuyển với tốc độ 400 dặm/h trong 150 năm qua. Cơn bão lớn đến mức chúng ta có thể nhìn thấy từ Trái đất thông qua kính viễn vọng.
Đường kính của sao Mộc lên tới 139822 km với quỹ đạo lên tới 11,9 năm Trái đất.
>>>Xem thêm chi tiết tại: Sao mộc có bao nhiêu vệ tinh? Bí ẩn về hành tinh lớn nhất hệ mặt trời
Hành tinh thứ 6 trong Hệ Mặt trời – Saturn (sao Thổ)
Sao Thổ Với đường kính lên tới 120500km, quỹ đạo là 29.5 năm Trái đất, sao Thổ là ngôi sao lớn thứ 2 trong Thái Dương hệ sau Mộc tinh. Hành tinh này được biết đến nhiều nhờ vào các vành đai của nó. Chính các vành đai tròn khiến cho Galilei lần đầu tiên nghiên cứu về sao Thổ đã lầm tưởng rằng chúng có một hành tinh và 2 mặt trăng lớn ở hai bên.
Những vành đai của sao Thổ được cho rằng làm từ băng và đá. Tuy nhiên họ vẫn chưa chắc chắn rằng chúng được hành thành như thế nào. Sao Thổ là hành tinh khí với rất nhiều heli và hydro.
Hành tinh thứ 7 trong Hệ Mặt trời – Uranus (sao Thiên Vương)
Sao Thiên Vương là một hành tinh khá kỳ dị với những đám mây được tạo thành từ hydrogen sulfide cùng một số chất khác khiến chúng có mùi như trứng thối.
Cũng giống sao Kim, chúng là một số ít sao quay từ đông sang tây. Tuy nhiên điểm khác biệt của chúng là đường xích đạo gần như vuông góc với quỹ đạo của nó. Có thể nói, về cơ bản chúng tự quay quanh một phía của mình.
Các nhà khoa học tin rằng đã có một vật thể lớn gấp đôi Trái đất va chạm với Thiên Vương tinh khiến cho chúng bị nghiêng. Chính độ nghiêng này khiến cho sao Thiên vương có các mùa khắc nghiệt kéo dài 20 năm. Mặt trời chiếu xuống cực này hoặc cực kia trong vòng 84 năm cùng một lúc.
Quỹ đạo của ngôi sao này là 84 năm trái đất với đường kính khoảng 51120km.
Hành tinh thứ 8 trong Hệ Mặt trời – Neptune (sao Hải Vương)
Kích thước của sao Hải Vương cũng gần giống Thiên Vương tinh. Ngôi sao này nổi bật với những cơn gió siêu âm vô cùng mạnh mẽ. Sao Hải Vương xa và lạnh. Chúng cách Mặt trời tới 30 lần so với Trái đất.
Thay vì được phát hiện bằng mắt thường thì ngôi sao này lại được dự đoán là tồn tại bằng toán học. Ngôi sao này nặng gấp 17 lần Trái đất với lõi là đá. Đường kính là 49530 km và quỹ đạo lên tới 165 năm trái đất.
Trước đây còn có hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời. Đó là sao Diêm Vương (Pluto). Nhưng từ năm 2006 chúng đã được đưa vào danh sách những sao lùn.
Giải đáp những câu hỏi trong hệ mặt trời
Có rất nhiều nghi vấn xoay xung quanh hành tinh này cụ thể như sau:
– Hệ mặt trời bao gồm những gì?
Hành tinh này gồm có mặt trời, các hành tinh, các vệ tinh.
– Hệ Mặt trời gồm bao nhiêu hành tinh?
Câu trả lời là có 8 hành tinh. Năm 1930, sao Diêm Vương (Pluto) được phát hiện. Từ đó Thái Dương hệ có tất cả 9 hành tinh. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1990, các nhà thiên văn học bắt đầu tranh cãi về việc liệu sao Diêm Vương có phải là một hành tinh hay không. Điều này khiến cho không ít người khó xác định liệu Thái Dương hệ có 8 hay 9 hành tinh.
Cho đến năm 2006, Liên minh Thiên văn Quốc tế đã chỉ định sao Diêm Vương là hành tinh lùn. Từ đó, Hệ Mặt trời chỉ có 8 hành tinh.
– Hệ Mặt trời có những hành tinh nào?
8 hành tinh trong Thái dương hệ chính là sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương.
– Các hành tinh trong Hệ Mặt trời bằng tiếng anh: Mercury (sao Thủy), Venus (sao Kim), Earth (Trái đất), Mars (sao Hỏa), Jupiter (sao Mộc), Saturn (sao Thổ), Uranus (sao Thiên Vương) và Neptune (sao Hải Vương).
– Hành tinh nào lạnh nhất trong Hệ Mặt trời?
Theo nghiên cứu, sao Thiên Vương là hành tinh lạnh nhất khi nhiệt độ được ghi nhận có thể xuống tới -223.3 độ C.
– Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ mặt trời?
Mộc tinh là ngôi sao lớn nhất trong hệ Mặt trời.
– Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời quay nhanh nhất?
Vẫn là sao Mộc khi chúng quay quanh trục của mình chỉ hết 9h55′. Đây là thời gian nhanh nhất trong số các hành tinh trong Thái Dương hệ.
– Trong Hệ Mặt trời sao nào nóng nhất?
Vị trí này thuộc về sao Kim khi nhiệt độ của bầu khí quyển của sao Kim trên 400 độ C.
– Hệ Mặt trời có bao nhiêu ngôi sao?
Có rất nhiều ngôi sao trong Thái Dương hệ. Tuy nhiên ngôi sao lớn nhất chính là Mặt trời ở trung tâm.
>>> Bạn có biết: Mặt trời là gì | Mặt trời mọc ở hướng nào? Nóng bao nhiêu độ
Trên đây là những thông tin khái lược về thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt trời. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp quý vị hiểu hơn về vũ trụ bao la, những vì tinh tú ngay trên bầu trời của mình.
||Tham khảo bài viết liên quan:
- Mặt Trời Lặn Hướng Nào? Lúc Mấy Giờ? Cách Xác Định Hướng
- Mặt trời có màu gì trong mắt người và các loài động vật?
Nguồn: Kiến thức tổng hợp
Từ khóa » Hệ Mặt Trời Lúc Trước Có Bao Nhiêu Hành Tinh
-
Số Lượng Hành Tinh Tối đa Có Thể Quay Quanh Mặt Trời Là Bao Nhiêu?
-
Hệ Mặt Trời – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Mặt Trời Có Bao Nhiêu Hành Tinh | Thứ Tự Các Sao | - Vimi
-
Thứ Tự Của Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời
-
Hệ Mặt Trời Là Gì Có Bao Nhiêu Hành Tinh - VietChem
-
Hệ Mặt Trời Có Bao Nhiêu Hành Tinh? - Luật Hoàng Phi
-
Có Bao Nhiêu Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời? - PHUONGNAM24H.COM
-
Hệ Mặt Trời Có Bao Nhiêu Hành Tinh - Thả Rông
-
Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời: Có 8 Hay 9 Hành Tinh?
-
Bạn Có Bao Nhiêu Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời
-
Hệ Mặt Trời Và Những Sự Thật Thú Vị Trong Thiên Văn Học
-
5 Câu đố Về Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời - VnExpress
-
Hành Tinh Lớn Nhất Trong Hệ Mặt Trời Là Hành Tinh Nào?