Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Khái Quát Tình Hình Tài Chính (P3)
Có thể bạn quan tâm
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
(Phần 3)
(9) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ phải trả bằng tổng tài sản. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của doanh nghiệp luôn > 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng gần 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát | = | Tổng cộng tài sản |
Tổng nợ phải trả |
Trong đó: "Tổng số tài sản" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 270) và "Tổng số nợ phải trả" phản ánh ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu "Tổng số tài sản" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 250) và "Tổng số nợ phải trả" được phản ánh ở chỉ tiêu "Nợ phải trả" (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán.
(10) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
"Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn" là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn | = | Tài sản ngắn hạn |
Nợ ngắn hạn |
Trong đó: Tài sản ngắn hạn được phản ánh ở chỉ tiêu "Tài sản ngắn hạn" Mục A (Mã số 100) và " nợ ngắn hạn" được phản ánh ở chỉ tiêu I "Nợ ngắn hạn" (Mã số 310) trên Bảng cân đối kế toán.
(11) Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn
Do các chỉ tiêu như: "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát " và "Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn" mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ) vì cơ sở tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trường hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế. Điều này rất dễ xẩy ra vì 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do các nhà quản lý muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo. Chẳng hạn, muốn nâng cao trị số của các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý tìm cách ngụy tạo sao cho các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên, trị giá hàng tồn kho giảm xuống. Công việc này thực sự không hề khó khăn với các nhà quản lý và kế toán; chẳng hạn, những ngày cuối kỳ (cuối quí, cuối năm), mặc dầu hàng đã về, đã nhập kho nhưng kế toán tạm để ngoài sổ sách hoặc các khoản nợ chưa thu nhưng kế toán lại ghi nhận như đã thu, nếu bị phát hiện thì coi như ghi nhầm. Tương tự, kế toán có thể ghi các bút toán bù trừ giữa nợ phải thu dài hạn với nợ phải trả dài hạn...
Thứ hai, do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh mà tại thời điểm báo cáo, lượng hàng tồn kho rất lớn, lượng tiền và tương đương tiền rất nhỏ. Tình hình này thường xẩy ra với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ. Tại những doanh nghiệp này, có những thời điểm mà buộc phải dự trữ hàng tồn kho lớn (dự trữ hàng hóa phục vụ các dịp lễ, tết, khai trường, khai hội; thu mua nông sản, lâm sản, hải sản, thổ sản... theo mùa…).
Để khắc phục tình hình trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, cần kết hợp với chỉ tiêu "Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn". Hệ số này sẽ khắc phục được nhược điểm của 2 chỉ tiêu trên vì nó được xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ.
Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn | = | Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh |
Nợ ngắn hạn |
Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ thì doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Số liệu tử số của công thức trên được lấy từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mã số 20).
Xem thêm:
Hệ thống chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình tài chính (P4)
Tổng quan về Hóa đơn
Từ khóa » Hệ Số Thanh Toán Nợ Tổng Quát
-
6 Tiêu Chí đánh Giá KHẢ NĂNG THANH TOÁN Của Doanh Nghiệp
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Tổng Quát Là Gì? - PaxLand
-
Các Nhóm Chỉ Tiêu Thể Hiện Khả Năng Thanh Toán - Học Viện Tài Chính
-
Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Thông Qua Báo Cáo Tài Chính
-
Hệ Số Thanh Toán Là Gì? Cách Tính Hệ Số Thanh Toán Chính Xác - F88
-
Đánh Giá Khái Quát Khả Năng Thanh Toán Của ... - Kế Toán Việt Hưng
-
Đánh Giá Khái Quát Khả Năng Thanh Toán Của Doanh Nghiệp
-
Khái Niệm Và Công Thức Tính Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Nợ Ngắn Hạn
-
1. Tỷ Số Thanh Toán Hiện Hành (Current Ratio) - VCBS
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Tổng Quát - 123doc
-
Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Tổng Quát Hệ Số Khả Năng ... - 123doc
-
Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Của Doanh Nghiệp Dưới Góc Nhìn Của ...
-
Công Thức Tính Khả Năng Thanh Toán Nhanh, đơn Giản - Luật Sư X
-
[PDF] BÀI 4: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN - Topica