HỆ THỐNG KIẾN THỨC VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN 200 CHỮ ĐẠT ...

Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn
  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Tài liệu Ngữ văn lớp 12
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN 200 CHỮ ĐẠT ĐIỂM TỐI ĐA, THẦY TRỊNH QUỲNH

6ade5a870342cec4be313f6c80049c3b
Gửi bởi: Lê Mỹ 6 tháng 12 2017 lúc 6:53:05 | Update: 7 giờ trước (18:41:28) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 3028 | Lượt Download: 26 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống Link tài liệu: Copy Tải xuống

Các tài liệu liên quan

  • Những bài văn đoạt giải Nhất HSG Quốc gia và điểm 10 thi Đại học Những bài văn đoạt giải Nhất HSG Quốc gia và điểm 10 thi Đại học
  • 185 nhận định về văn học 185 nhận định về văn học
  • Tài liệu ôn tập HKII năm học 2020-2021 môn Ngữ Văn 12 chương trình cũ, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội Tài liệu ôn tập HKII năm học 2020-2021 môn Ngữ Văn 12 chương trình cũ, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội
  • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung
  • Ôn tập kĩ năng làm bài Ngữ Văn 12 Ôn tập kĩ năng làm bài Ngữ Văn 12
  • Đề cương ôn tập nghỉ dịch covid năm học 2019-2020 môn Ngữ Văn 12, trường THPT Dương Xá - Hà Nội Đề cương ôn tập nghỉ dịch covid năm học 2019-2020 môn Ngữ Văn 12, trường THPT Dương Xá - Hà Nội
  • Đề cương ôn thi giữa kì HKI Ngữ Văn 12, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội năm học 2020-2021 Đề cương ôn thi giữa kì HKI Ngữ Văn 12, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội năm học 2020-2021
  • Đề cương ôn thi HKI Ngữ Văn 12, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội năm học 2020-2021 Đề cương ôn thi HKI Ngữ Văn 12, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội năm học 2020-2021
  • Khối 12 - Đề cương kiểm tra giữa kì môn Ngữ  Văn HKII, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021 Khối 12 - Đề cương kiểm tra giữa kì môn Ngữ Văn HKII, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021
  • ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTGK II NGỮ VĂN 12, TRƯỜNG THPT BẢO LỘC, NĂM HỌC 2020-2021. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTGK II NGỮ VĂN 12, TRƯỜNG THPT BẢO LỘC, NĂM HỌC 2020-2021.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin tài liệu

Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Hình thức triển khai Đoạn văn nghị luận xã hội hoàn hảo Đoạn là một đơn vị của một bài viết hoặc một bản tường thuật bàn về một chủ đề (ý chính) tại một thời điểm nào đó, theo một phương thức thống nhất, liên kết và có một trật tự nhất định. Điều quan trọng của một đoạn là phải đảm bảo một cấu trúc logic, sự phát triển tưởng một cách logic, tạo điều kiện cho người đọc hiểu được một cách rõ ràng và chính xác tưởng của người viết. Khi viết một đoạn văn, người viết phải đảm bảo ba yếu tố: Câu chủ đề: Câu nêu lên được tưởng trung tâm của đoạn. tưởng trung tâm này không phải lúc nào cũng là câu đầu tiên của đoạn. Nó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn, tùy theo cách sắp xếp của người viết. Đôi khi chủ đề không được nói cụ thể bằng một câu trong đoạn, mà nó được thể hiện bằng nội dung toát lên từ đoạn đó. Tính thống nhất: cả về hình thức lẫn nội dung. Đây là yêu cầu quan trọng nhất để có chất lượng của một đoạn viết. Cứ cho rằng mỗi đoạn có một câu chủ đề thì câ này phải trở thành câu trung tâm, những câu còn lại phải là những tưởng phục vụ, xoay quanh, mở rộng tưởng chủ điểm. Điều quan trọng là không nên có hai tưởng chủ điểm trong một đoạn. Có thể vận dụng hai hình thức triển khai đoạn văn nghị luận xã hội sau để đảm bảo đầy đủ yêu cầu về hình thức và nội dung: Trình tự lập luận diễn dịch theo mô hình: Câu chủ đềGiải thíchTừ khóaÝ nghĩa chungPhân tíchVai tròBiểu hiệnBình luậnĐồng ý/Phản đốiKhenChêBài họcNhận thứcHành độngwww.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Trình tự lập luận tổng phân tổng theo mô hình: Học sinh cũng có thể lựa chọn cách thức chuyển đoạn bằng từ liên kết thay vì dùng câu để chuyển đoạn. Cách thức chuyển đoạn văn sau là ví dụ: ………………….. là một đức tính cần thiết để bản thân sống tốt hơn và hoàn thiện từng ngày. …….. được hiểu là ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... Đức tính đó được biểu hiện rất đa dạng .................................................................................................. ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... Đây là điều rất có nghĩa trong cuộc sống ............................................................................................... ................................................................................................................................................................... Với mỗi người lại là điều cần thiết, không thể thiếu ................................................................................ ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... Thực tế vẫn có những người đáng lên án và phê phán ............................................................................. ................................................................................................................................................................... Vì vậy chúng ta phải có những nhận thức đúng đắn ................................................................................. ................................................................................................................................................................... Điều quan trọng nhất, là ngay bây giờ chúng ta phải có những hành động thiết thực .............................. ................................................................................................................................................................... Câu chủ đềGiải thíchTừ khóaÝ nghĩa chungPhân tíchVai tròBiểu hiệnBình luậnĐồng ý/Phản đốiKhenChêBài họcNhận thứcHành độngCâu chủ đề www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Dạng đề nghị luận xã hội cần nắm vững Nghị luận về một tư tưởng đạo lý Đối với học sinh phổ thông, do tâm lý lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức… Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua một câu câu nói, một tư tưởng chủ đạo được tích hợp trong văn bản đọc hiểu. Vấn đề tư tưởng đạo lý thường được tích hợp trong văn bản đọc hiểu mang phương thức biểu cảm nghị luận. Dàn bài chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận Giải thích về tư tưởng, đạo lí đã cho Bày tỏ kiến của bản thân về tư tưởng đạo lí đã cho đề bài: cần thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc (trọng tâm của bài viết) Mở rộng, đề ra phương hướng hành động Trải nghiệm bản thân của người viết, rút ra bài học về nhận thức và hành động Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi… Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện. (Trích Nói thật bằng lời và không lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.122) www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về kiến trong đoạn trích phần đọc hiểu: “Trung thực là sự thống trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Phân tích đề Vấn đề cần nghị luận: Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Định hướng: Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được trung thực, sự thống nhất là gì và phân tích làm rõ được trung thực thật sự cần thống nhất cả suy nghĩ, lời nói và hành động. Từ đó rút ra bài học cho bản thân. Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng 200 chữ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; đoạn văn cần rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Gợi hướng dẫn chọn thao tác lập luận phù hợp theo nội dung Trung thực là gì? Thế nào là sự thống nhất? [Giải thích] Tại sao cần Trung thực trong suy nghĩ, lời nói và hành động? [Phân tích, chứng minh] Có phải lúc nào cũng xem xét xem người giao tiếp có trung thực hay không? [Bình luận] Bài học nhận thức và hành động cho bản thân? [Bình luận bài học] Hướng dẫn viết a. Giải thích Trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. b. Phân tích, chứng minh Biểu hiện của trung thực không chỉ suy nghĩ, lời nói mà còn là hành động. Nghĩa là suy nghĩ, lời nói và hành động cần thống nhất, không thể nói một đằng làm một nẻo hay hứa mà không làm. Như thế là thiếu trung thực. Như tác giả trong bài viết, trung thực không chỉ thể hiện lời nói mà còn được biểu hiện ngôn ngữ không lời như: cử chỉ, nét mặt, tư thế ngồi… Vì thế để người giao tiếp với ta cảm nhận được sự trung thực, chân thành thì chúng ta cũng cần trung thực, không chỉ qua suy nghĩ, lời nói mà cả hành động. c. Bình luận Trong cuộc sống chúng ta không chỉ đánh giá con người thông qua suy nghĩ lời nói mà còn đánh giá thông qua hành động. Bạn có thể dùng lời nói, hành động để lừa dối người khác, nhưng nếu sự lừa dối đó xuất phát từ suy nghĩ đó là cách bạn tự lừa dối chính mình. Đôi khi trung thực có thể khiến bạn bị thiệt thòi, bất lợi nhưng nếu đó là một việc làm có ích cho người khác thì đừng có đắn đo, hãy hành động. d. Bài học liên hệ bản thân Trung thực với chính bản thân mình, sẵn sàng nhận lỗi sửa sai, đừng bất chấp mọi giá trị sống lừa dối để đạt được mục đích. Đồng thời, cần trải nghiệm thực tế, để việc đánh giá, nhận xét sự trung thực một cách khách quan nhất. Luôn luôn nhìn nhận con người thông qua hành động, xem xét mối quan hệ giữa vị tha và ích kỷ để thấy họ đã thực sự trung thực từ trong suy nghĩ và hành động hay chưa? GỢI HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Nghị luận về hiện tượng đời sống Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng có cả hai mặt tích cực và tiêu cực… Như thế đòi hỏi người viết bằng nhận thức của bản thân phải thể hiện được chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, vạch trần cái xấu, cái ác, cái phi nhân tính… Vấn đề hiện tượng đời sống thường được tích hợp trong văn bản đọc hiểu mang phong cách báo chí hoặc thông tin khoa học về một vấn đề hiện tượng đời sống. Dàn bài chung của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: Giới thiệu hiện tượng đời sống đã cho đề bài Tìm hiểu sơ qua về thực trạng của hiện tượng đời sống đã cho; Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng đời sống này Bày tỏ kiến của bản thân về hiện tượng đời sống: người viết đồng tình hay không đồng tình với hiện tượng này; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc Đưa ra những phương hướng duy trì hoặc khắc phục hiện tượng đời sống này Liên hệ bản thân và rút ra bài học Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu: Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. …Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên. Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. (Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này không phải toàn là thứ xấu xa... Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016) GỢI HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Phân tích đề Vấn đề cần nghị luận: Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Định hướng: Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Để viết đạt yêu cầu, học sình cần giải thích để hiểu được chuyện xấu xa là gì, đồng thời cần làm rõ được hai mặt của kiến: 1. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, 2. nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân. Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Gợi hướng dẫn chọn thao tác lập luận phù hợp theo nội dung Chuyện xấu xa là gì? Cả kiến? [Giải thích] Tại sao Cuộc đời này có chuyện xấu xa? Dẫn chứng. [Phân tích, chứng minh] Tại sao cho rằng nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa? Dẫn chứng. [Phân tích, chứng minh] Phê phán những người có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời. [Bình luận] Từ đó, rút ra bài học về cách nhìn nhận, thái độ sống như thế nào cho đúng đắn? [Bình luận bài học] Hướng dẫn viết a. Giải thích Chuyện xấu xa là những điều tàn ác, tham lam, ti tiện… đó là mặt trái của xã hội. Từ đó có thể hiểu kiến trên khẳng định: cuộc đời này vốn tồn tại những điều tàn ác, tham lam, ti tiện… nhưng lại đồng thời tin vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. b. Phân tích, chứng minh Cuộc đời này có chuyện xấu xa là vì bên cạnh cái thiện và những điều tốt đẹp luôn tồn tại cái ác, cái xấu song hành. Nhưng chắc chắn rằng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Vì bên cạnh những việc xấu thì luôn có những điều tốt đẹp sẽ đồng tồn tại. Bên cạnh một Jave độc ác vẫn có tấm lòng hướng thiện của Jăng van Jăng trong Những người khốn khổ. Bên cạnh những tội phạm thì có công an những chiến sĩ quên mình để giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Có kẻ xấu giết người, cướp của thì vẫn có những nhà hảo tâm luôn giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. c. Bình luận Hãy nhìn nhận con người đa diện, nhiều chiều. Sâu xa hơn, mỗi con người đều có phần thiện nhân chi sơ tính bản thiện, con người luôn muốn hướng đến những điều đẹp đẽ, chân thiện. Có những người sa vào tội ác, lỗi lầm nhưng ta giang tay cứu giúp họ vẫn có cơ hội làm lại. Và khi con người (nếu có lương tâm) khi làm điều sai trái thì lương tâm sẽ cắn rứt mà đấu tranh với chính mình để bản thân hoàn thiện, tốt đẹp hơn. d. Bài học liên hệ bản thân Cuộc sống thế đó, muôn mặt và hỗn độn. Và câu nói ấy như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn tin vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Đừng vội vàng có cái nhìn cực đoan, thái độ sống tiêu cực. Mỗi người hãy là người lên án và phê phán, đấu tranh với cái xấu để gìn giữ, tạo ra những điều tốt đẹp. Hãy lạc quan lên vì: www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi. (Trích Phố ta Lưu Quang Vũ) Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Dạng đề mang tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh kết hợp kiến thức hai mảng văn học và đời sống, cũng đòi hỏi kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích đánh giá các vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ vấn đề xã hội giàu nghĩa có trong văn bản đọc hiểu để yêu cầu học sinh bàn bạc mở rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra tù một tác phẩm văn học trong đề đọc hiểu (thường là câu chuyện ngắn gọn, giàu nghĩa). Dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu đề bài đặt ra. Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm. Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn. Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu trên. Khẳng định chung về nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra. Trải nghiệm bản thân của người viết, rút ra bài học nhận thức và hành động Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan niệm sống gợi ra trong câu thơ trên. Nếu là con chim, chiếc lá, Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? […] Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi Chân lý chẳng bao giờ đổi bán Tình thương vô hạn để cho đời. (Trích Một khúc ca xuân, Tố Hữu) GỢI HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Phân tích đề Vấn đề cần nghị luận: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? Định hướng: Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần biết được quan niệm sống được đề cập trong câu thơ là quan niệm sống gì. Từ đó phân tích làm rõ quan niệm sống ấy rồi rút ra bài học cho bản thân. Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Gợi hướng dẫn chọn thao tác lập luận phù hợp theo nội dung Câu thơ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình gợi quan niệm sống gì? [Giải thích] Tại sao sống là cho? Nếu sống chỉ nhận riêng mình? sẽ thế nào? [Phân tích, chứng minh] Cần phê phán hay ca ngợi quan niệm sống này? [Bình luận] Rút ra được bài học gì từ quan niệm sống ấy? [Bình luận bài học] Hướng dẫn viết a. Giải thích Cho là cống hiến, là ban ơn còn nhận là hưởng thụ. Câu thơ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình? gợi quan niệm sống: cho và nhận sống là cho đi chứ không chỉ ích kỉ, chỉ biết nhận cho riêng mình. Câu thơ dưới dạng câu nghi vấn gợi người đọc nhiều suy tư về lối sống của bản thân. b. Phân tích, chứng minh Vì sao sống Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình? Vì bản thân ta không phải là một cá thể riêng biệt mà có mối quan hệ mật thiến với gia đình, xã hội. Bản thân mỗi người sinh ra đã là nợ, sinh ra đời sau thì nợ công ơn ông cha, tổ tiên, nợ cha mẹ công ơn sinh thành. Sinh ra thời bình thì đã mang ơn những vị anh hùng đã xuống cho ta sống trong hòa bình hôm nay…. Trong cuộc sống tự nhiên cũng vậy, ong cho mật, hoa cho hương, con chim cho đời tiếng hót. Vì vậy, để sống có trách nhiệm và có nghĩa, bản thân chúng ta không chỉ cần biết ơn mà còn cần cho đi bằng hành động thiết thực, như: biết yêu thương cha mẹ, cố gắng học hành thật tốt để mai này cống hiến cho quê hương, đất nước, tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống, biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh ta. c. Bình luận Sống cho đi là lối sống đẹp, cần được phát huy, nhân rộng trong xã hội để cuộc đời mỗi người trở nên hữu ích, có nghĩa lý. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết nhận mà không biết cho. Ví như các bạn trẻ chỉ biết đua đòi, ăn chơi không lo chuyên tâm học hành, bất hiếu, hỗn hào với mẹ cha, thầy cô. d. Bài học liên hệ bản thân Do vậy, bản thân mỗi chúng ta cần sống sao đáng sống, cho ra người. Những hành động nhỏ nhặt mà thiết thực hằng ngày mà ai cũng có thể làm để khiến cuộc sống của mình trở nên nghĩa hơn, như: hãy lắng nghe đừng cải lại hay lớn tiếng với mẹ cha, ít chơi bời lại mà hãy chuyên tâm học hành, tham gia nhiều hơn các hoạt động thiện nguyện… Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi (Trịnh Công Sơn) www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Thao tác nghị luận không thể thiếu trong một đoạn văn nlxh Dù viết một bài văn nghị luận 600 chữ hay viết một đoạn văn 200 chữ bài viết vẫn phải đảm bảo các thao tác nghị luận căn bản: giải thích, phân tích, bình luận… Trong một số trường hợp cũng phải sử dụng đến thao tác lập luận so sánh, bác bỏ. Các thao tác lập luận Giải thích Khái niệm: giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng của mình. Cách làm: Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn Trả lời cho câu hỏi What? (Cái gì) Phân tích Khái niệm Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Cách làm Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết Trả lời cho câu hỏi Why? (Vì sao). Chứng minh Khái niệm: Chứng minh là đưa ra những cứ liệu dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. Cách làm Đưa lí lẽ trước Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau. Trả lời cho câu hỏi Who? (ai) để tìm dẫn chứng. Bình luận Khái niệm: Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay dở; tốt xấu, lợi hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng. Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng. Cách làm: Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận. Thông thường, những nhận định được rút ra từ kết quả phân tích Trên cơ sở của những nhận định, người viết đánh giá vấn đề, rút ra bài học về nhận thức và hành động. Trả lời cho câu hỏi How? (làm như thế nào) để rút ra bài học cho bài làm nghị luận xã hội. www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01Tài liệu nghị luận xã hội thầy Trịnh Quỳnh biên soạn https://www.facebook.com/trinhquynhltv Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên được nêu đoạn trích trong phần đọc hiểu: “Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng trừ nhân nhân chia tỉnh táo và chính xác!” Phân tích đề Vấn đề cần nghị luận: “Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng trừ nhân nhân chia tỉnh táo và chính xác!” Định hướng: Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần hiểu được thế nào là “phép tính cộng trừ nhân chia tỉnh táo và chính xác”, tại sao cần có sự tính toán, để có sự tính toán chính xác ấy cần dựa trên những điều gì, nếu không tính toán sẽ như thế nào, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng 200 chữ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; đoạn văn cần rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Gợi hướng dẫn chọn thao tác lập luận phù hợp theo nội dung Trong một khoảng thời gian hữu hạn, một người không thể thành công trong nhiều lĩnh vực hoặc nghề nghiệp thích hợp. Có như vậy con người mới thành công. Vậy thì, lựa chọn và loại bỏ như thế nào? Nên thực hiện phép chia đơn giản, dễ thực hiện để phân giải đạo lý phức tạp của cuộc đời. Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về con chó săn cứ chạy ngược chạy xuôi để đuổi theo hai chú thỏ, rốt cuộc là chẳng vồ được con nào. Thực chất, con chó săn đã mắc sai lầm, vì không nắm một biểu thức toán học đơn giản: 1/2 50%, tức là khi đồng thời đuổi theo hai chú thỏ, xác suất thành công của con chó săn chỉ có thể là 50%. Con người cho dù có hai cái chân, nhưng chỉ có thể đi trên một con đường thì họ cũng chỉ có một kiếp người với 6083 ngày hữu ích mà thôi! Xét từ góc độ lôgic, sự thành bại của con người còn được quyết định bởi mục tiêu hành động, nếu dành sức cho một mục tiêu, xác suất thành công là 100% hoặc chí ít cũng là gần 100%. Nếu có hai mục tiêu, xác xuất chỉ còn 50%. Từ đó mà suy ra, mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác xuất thành công càng nhỏ, con đường của đời người càng trở nên mù mịt. Đương nhiên, cuộc đời còn gì bi thảm hơn, nếu không nói là hoàn toàn trống rỗng và vô nghĩa, thậm chí là hư vô ngay khi sống giữa cuộc đời nếu không có bất cứ một mục tiêu nào. Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng trừ nhân nhân chia tỉnh táo và chính xác! (Cộng trừ nhân chia đời người Quãng Dương, NXB VH-TT, 2015) www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Đăng nhập

Có thể đăng nhập bằng tài khoản EnglishFun

Email Mật khẩu Ghi nhớ đăng nhập Đăng nhập Đăng ký Quên mật khẩu

Từ khóa » Hệ Thống Kiến Thức Văn Nghị Luận