Hiện Trạng Và Biện Pháp Xử Lý Các Kim Loại Nặng Trong đất Nông ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Công nghệ - Môi trường
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.73 KB, 41 trang )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA MÔI TRƯỜNGHồ Thị OanhHIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ ÔNHIỄM KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cd) TRONG ĐẤT NÔNGNGHIỆP TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ CHÌ THÔN ĐÔNGMAI, TỈNH HƯNG YÊNKhóa luận tốt nghiệp đại học chính quyNgành: khoa học môi trường(Chương trình đào tạo chuẩn)Hà Nội – 2016ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA MÔI TRƯỜNGHồ Thị OanhHIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ ÔNHIỄM KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cd) TRONG ĐẤT NÔNGNGHIỆP TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ CHÌ THÔN ĐÔNGMAI, TỈNH HƯNG YÊNKhóa luận tốt nghiệp đại học chính quyNgành khoa học môi trường(Chương trình đào tạo chuẩn)Cán bộ hướng dẫn:TS. Chu Thị Thu HàPGS.TS. Nguyễn Kiều Băng TâmHà Nội – 2016LỜI CẢM ƠNQua bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin được bày tỏ sự chân thành cảmơn tới TS. Chu Thị Thu Hà - Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâmkhoa học và công nghệ Việt Nam đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiệntốt nhất cho em hoàn thành tốt đề tài.Em cũng xin cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Kiều Băng Tâm đã tận tình giúpđỡ em hoàn thành đề tài.Em cũng xin cảm ơn các thầy cô công tác tại bộ môn sinh thái môi trường,khoa Môi trường đã chỉ bảo động viên em, giúp em có thêm kiến thức và kỹnăng nghiên cứu.Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các chú, các bác lãnh đạo UBND xã chỉđạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thuthập số liệu tại địa phương.Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè của em, nhữngngười đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắcđể em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn và điều kiện nghiên cứukhông nhiều nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này còn nhiều thiếu sót mong thầycô và các bạn cùng góp ý và bổ sung.Em xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, tháng 4 năm 2016Sinh viênHồ Thị OanhMỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTTiếng ViệtBTNMT: Bộ tài nguyên môi trườngCCN: Cụm công nghiệpĐNN: Đất nông nghiệpKLN: Kim loại nặngKLMTUBND: Kim loại: Môi trường: Ủy ban nhân dânQCVN: Quy chuẩn Việt NamTCCPTCVNTVTiếng AnhIWMIquốc tế): Tiêu chuẩn cho phép: Tiêu chuẩn Việt Nam: Thực vật: The International Water Management Institute (Viện quản lí nướcDANH MỤC BẢNGBảng 1: Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đáBảng 2: Hàm lượng chì và cadimi trong đất tại Làng HíchBảng 3: Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở khu vực khai thác qặng Pb – Zn xãTân Long – Đồng Hỷ - Thái Nguyên.Bảng 4. Kết quả đo hàm lượng chì trong đất nông nghiệp ở thôn Đông Mai.Bảng 5: Kết quả đo hàm lượng cadimi trong đất nông nghiệp ở thôn Đông Mai.MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiMôi trường sống của chúng ta hiện nay đang ngày càng biến đổi một cáchmạnh mẽ. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vậntải, hoạt động khai khoáng ngày càng một gia tăng hơn…, đó là nguyên nhânlàm cho môi trường (MT) bị hủy hoại rất là nghiêm trọng, bên cạnh đó còn làmcho nhiều tai biến MT không ngừng nảy sinh theo. Một trong những hậu quả củasự phát triển đó đã và đang đe dọa đến sức khỏe con người là ô nhiễm kim loạinặng (KLN) trong đất. Ô nhiễm KLN do sự phát thải từ các làng nghề tái chếkim loại (KL) đang là vấn đề lớn ở nhiều quốc gia trên Thế Giới trong đó có ViệtNam.Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam không chỉ đóng góp to lớn vàonền kinh tế của đất nước mà còn cho cả nền kinh tế của nông thôn nơi đó. Tuynhiên, các làng nghề hoạt động sản xuất lại mọc lên một cách tự phát theo quymô nhỏ lẻ, hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu, không có biện pháp xử lýhợp lý. Vì vậy mà ô nhiễm MT càng xảy ra nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trựctiếp đến sức khỏe của người lao động và cư dân địa phương sống ở đó.Đông Mai nằm ở vị trí trung tâm của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên saukhi nghề đúc đồng truyền thống đã bị mai một đi thì thôn Đông Mai dần chuyểnsang nghề tái chế chì từ các bình ắc quy hỏng của các phương tiện xe cộ như xemotor và xe máy. Công việc tái chế chì được thực hiện ngay tại các hộ gia đìnhcủa người dân.Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 64/2003/QĐTTg về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng”, trong đó có làng nghề tái chế chì Đông Mai.Theo Quyếtđịnh này của Thủ tướng Chính phủ, thì đến hết năm 2007 làng nghề này phảihoàn thành việc xử lý ô nhiễm MT, di dời ra khỏi khu dân cư, xây dựng hệ thốngxử lý chất thải. Nhưng đến nay việc xử lý vẫn chưa được thực hiện hoàn chỉnh.Sự phát triển của làng nghề Đông Mai ngoài góp phần quan trọng vào việcphát triển kinh tế của địa phương, tăng thêm thu thập cho người dân, còn giảiquyết việc làm cho hàng nghìn người dân lao động. Bên cạnh sự phát triển đó thìlàng nghề Đông Mai cũng đã tạo ra nhiều vấn đề ô nhiễm MT đất khá nghiêmtrọng. Nhằm mục đích tập trung các hoạt động tái chế chì và di dời các hộ sảnxuất ra khỏi làng Đông Mai, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên ban hànhQuyết định số 491/QĐ-UB ngày 27/2/2010 về việc xây dựng “Cụm công nghiệpxã Chỉ Đạo”. Thực hiện Quyết định này, phần lớn các hộ tái chế chì đã chuyểnvào Cụm công nghiệp (CCN), giảm thiểu nguồn ô nhiễm chì ở trong làng.5Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở tư nhân không thực hiện đi vào CCN màđang thực hiện các hoạt động phá dỡ bình và nấu luyện chì ngay trong khu vựcdân cư, gây ô nhiễm MT và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của ngườidân địa phương. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Hiện trạng và đề xuấtbiện pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng (Pb,Cd) trong đất nông nghiệp tại làngnghề tái chế chì thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên” là rất cấp thiết, nhằm giảmthiểu nguy cơ ô nhiễm KLN (Pb, Cd) trong đất cũng như cho cộng đồng dân cưsinh sống trong làng nghề.2. Mục đích nghiên cứuNêu được thực trạng ô nhiễm KLN (Pb, Cd) trong đất nông nghiệp (ĐNN)của thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên từ đó đề xuất các biện pháp xử lýnhằm giảm thiểu ô nhiễm KLN trong ĐNN phù hợp với đặc điểm của làngnghề và một số biện pháp khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm KLN cho ngườidân và cải thiện MT địa phương.3. Nội dung chính của khóa luậnĐể đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi thực hiện các nội dung chínhsau: Đề tài bao gồm những nội dung chính sau đây:- Thu thập thông tin(bỏ) Tình hình sản xuất của làng nghề từ UBND xã Chỉ Đạovà các hộ gia đình, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.- Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội tại khu vực nghiên cứu thôn Đông Mai,tỉnh Hưng Yên.(bỏ, đây là tổng quan chung, ko phải nội dung chính)- Nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiêm hàm lượng tổng số của chì vàCadimi có trong ĐNN.(bỏ, đây là phương pháp NC, ko phải ND chính)- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất do hoạt động sản xuất tái chế chìcủa thôn Đông Mai.- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm KLN trong đất cũng như chongười dân và MT địa phương.Ý nghĩa khoa học của đề tài- Kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị chocông tác quản lý MT thôn Đông Mai.- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tácnghiên cứu sau này.- Nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở khoa học xác định tính khả thi của việcáp dụng những biện pháp kĩ thuật để cải tạo đất bị ô nhiễm KLN. Đây sẽ là cơ sởcho việc lựa chọn các giải pháp phòng chống suy thoái tài nguyên đất, bảo vệMT cũng như tăng cường nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thân thiện vớiMT.6-Qua đề tài này, em đã được tích lũy thêm nhiều kiến thức và những bài học kinhnghiệm có liên quan đến việc quản lý MT làng nghề, các biện pháp công nghệ xửlý ô nhiễm đất, cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học…Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1.Tổng quan về kim loại nặng trong đất1.1.1. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại năng trong đất---Khái niệm kim loại nặngThuật ngữ KLN được từ điển hóa học định nghĩa là: KLN là nhữngnguyên tố KL có tỷ trọng lớn hơn 5 g/cm 3. Các KL có độc tính đối với sự sốngvà có nguy cơ gây nên các vấn đề về MT, có thể gây độc tính mạnh ngay cả ởnồng độ thấp [10].Những KLN thường gặp như: Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Kẽm (Zn), Đồng(Cu), Cadimi (Cd), Sắt ( Fe), Niken (Ni), Mangan (Mn),…Ngoài ra á kim nhưAsen (As), Selen(Se) cũng xem là các KLN.Các dạng tồn tại KLN trong đấtKhi nghiên cứu sự tích luỹ của KLN trong đất mà chỉ xem xét hàm lượngtổng số thì chưa thể đánh giá đúng nồng độ của chúng đối với cây trồng cũngnhư chiều hướng biến đổi của chúng ở trong đất. Bởi vì chúng có thể tồn tạithành những dạng chính như sau: [10].Dạng linh động: Các KLN được hấp phụ trên bề mặt các hạt đất (hạt sét, các oxitsắt và oxit mangan bị solvate hóa, các axit mùn). Đây là dạng mà cây trồng dễhấp thụ trong quá trình hút dinh dưỡng và nước vào cơ thể.Dạng liên kết cacbonat: các KLN tồn tại dưới dạng các muối cacbonat (CO 32-)trong đất. Sự tồn tại và liên kết của các dạng này phụ thuộc rất nhiều vào pH củađất cũng như lượng cacbonat trong đất.Dạng liên kết oxit sắt, oxit mangan: dạng này dễ dàng hình thành do các oxit sắtvà oxit mangan tồn tại trong đất như kết von đá ong, vật liệu gắn kết giữa các hạtđất. Các oxit này là những chất loại bỏ rất tốt các KLN nhờ quá trình nhiệt độnghọc không ổn định dưới điều kiện khử.7Dạng liên kết với chất hữu cơ: KLN liên kết với các chất hữu cơ khác nhau trongđất như: sinh vật đất, sản phẩm phân giải của chất hữu cơ, chất hữu cơ bao phủbên ngoài hạt đất,…Do đặc tính tạo phức và peptiz hóa của các chất hữu cơ làmcho các KL tích lũy trong đất trong điều kiện oxy hóa các chất hữu cơ có thể bịphân giải dẫn đến sự giải phóng các KLN này vào đất.- Dạng còn lại: Bao gồm các KLN nằm trong cấu trúc tinh thể của các khoáng vậtnguyên sinh và thứ sinh. Dạng này rất khó giải phóng ra MT dưới các điều kiệntự nhiên bình thường. Do tác dụng của các quá trình phong hóa, đặc biệt làphong hóa hóa học và phong hóa sinh học mang các KLN dần dần được giảiphóng ra MT đất.1.1.2. Nguồn gốc phát sinh kim loại nặng trong đấtCó hai nguồn ô nhiễm KLN chính là tự nhiên và nhân tạo.• Nguồn gốc tự nhiênHàm lượng các KLN trong đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đá mẹ vàmẫu chất hình thành nên các loại đất đó. Các KLN xâm nhập vào đất theo quátrình tự nhiên: quá trình phong hóa đá, xói mòn (Bảng 1).-Bảng 1: Hàm lượng của các kim loại nặng trong một số loại đáNguyêntốĐá macma (µg/g)Siêu bazơBazơGranítCrMnCoNiCuZnCdSnHgPb2000 - 298020041040 - 1300 1500 - 2200 400 - 500110 - 15035 - 50120001500,510 - 4290 - 10010 - 1350 - 5810040 - 520,120,13 - 0,2 0,09 - 0,20,51 - 1,53 - 3,50,0040,01-0,080,080,1 - 143-520 - 24Đá trầm tích (µg/g)Đá vôiSa thạch Phiến sét10 - 11620 - 11000,1 - 47 - 125,5 - 1520 - 250,028 - 0,10,5 - 40,05 - 0,165,7 - 73590 - 1004 - 608500,319 - 202-968 - 703039 - 5016 - 30100 - 1200,050,20,54-60,03- 0,29 0,18 - 0,58 - 1020 - 23(Nguồn: Jack. E. Fergusson, 1991 [27])•Nguồn gốc nhân tạoNgoài nguồn gốc tự nhiên, thì các hoạt động nhân sinh cũng đưa KLN vàoMT đất như: khai khoáng và luyện kim, hoạt động công nghiệp, hoạt động sảnxuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện, giao thông…Đất là nơilưu giữ các KLN và giải phóng ra MT thông qua hoạt động của con người.8Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Việc sử dụng các loại phân bón, các loại hóachất bảo vệ TV trong nông nghiệp đã đưa vào MT đất nhiều nguyên tố KL như:Cd, Pb, As, Hg, Cu …Quá trình sản xuất nông nghiệp đã làm gia tăng đáng kểcác KLN trong đất.- Khai khoáng và luyện kim: Đây là nguồn mà hàm lượng KLN được đưa vào MTđất tương đối lớn. Quá trình đào, vận chuyển và rác thải không được xử lí làmphân tán KLN do các khoáng bị phong hoá, rửa trôi do nước, gió là nguồn phátthải ra: As, Cd, Hg, Pb. Quá trình tinh chế, luyện kim phát thải ra As, Cd, Hg,Pb, Sb, Se. Ngành công nghiệp sắt, thép phát thải ra Cu, Ni, Pb.- Hoạt động công nghiệp: Song song với quá trình công nghiệp hoá thì chất thảicông nghiệp phát sinh ngày càng nhiều và có tính độc hại ngày càng cao, nhiềuloại rất khó bị phân huỷ, đặc biệt là các KLN. Các chất thải có khả năng gây ônhiễm KLN trong đất ở mức độ lớn như: chất thải công nghiệp tẩy rửa (Co, Cr,Cd, Hg), công nghệ dệt (Zn, Al, Ti, Sn), công nghiệp sản xuất vi mạch (Cu, Ni,Cd, Zn, Sb), Bảo quản gỗ (Cu, Cr, As), Mỹ nghệ (Pb, Ni, Cr) [11].1.1.3. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến con người và cây trồngNgày nay, sự phát triển của ngành công nghiệp, nông nghiệp và quá trìnhđô thị hóa gia tăng, vấn đề ô nhiễm MT ngày càng trầm trọng làm cho sự tích tụKLN trong đất ngày một cao hơn. Khi hàm lượng KLN trong MT đất tích tụ quámức sẽ làm cho thảm TV trên mặt đất ngày một mất đi, đất cũng giảm lượng tíchlũy mùn, trở nên chặt và nghèo dinh dưỡng hơn. Từ đó KLN đi vào nông sản,tích tụ trong TV và gây nguy hại cho con người thông qua chuỗi thức ăn.Dạng tồn tại và độc tính của một số KLNCadimi (Cd): Cd thường tìm thấy trong tự nhiên ở dạng hoá trị II. TrongMT đất, tính linh động của Cd phụ thuộc vào: pH, loại đất, thành phần vật lý,hàm lượng hữu cơ,...trong đó pH được coi là chỉ tiêu quan trọng quyết định tínhdi động của Cd.-Đối với cây trồng: Mặc dù Cd được xem là nhân tố không cần thiết nhưngvẫn được hấp thụ qua lá và rễ. Cd độc với cây trồng khi nó được tích luỹ trongthân và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây. Khi cây bị nhiễm độcCd sẽ có mép lá màu nâu, lá úa vàng, rễ màu nâu, thân còi cọc cây chậm pháttriển. Cd còn ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, kìm hãm quá trình sinhtổng hợp của một số protein, ức chế một số enzyme, ảnh hưởng đến quá trình hôhấp và quanh hợp, thoát hơi nước của TV,..[3,17].Đối với con người: Cadimi(thông nhất viết đủ hay viết tắt tên KL trong cảvăn bản) xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, thực phẩm,nước uống, dễ dàng chuyển từ đất lên rau xanh và bám chặt ở đó. Thức ăn là conđường chính mà Cd đi vào cơ thể, khi xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thậnvà xương, gây nhiễu hoạt động của một số enzim, phá huỷ thận. Nhiều công9trình nghiên cứu cho thấy Cd gây chứng bệnh loãng xương, nứt xương, sự hiệndiện của Cd trong cơ thể sẽ khiến việc cố định Ca trở nên khó khăn. Ngoài ra, tỷlệ ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm người thườngxuyên tiếp xúc với chất độc này. [3,17]Chì (Pb): Chì nguyên chất hoà tan kém, tồn tại ở hai dạng ion có hóa trị+2 và +4, tồn tại chủ yếu trong nước ở dạng hoá trị II. Hàm lượng Pb phụ thuộcvào pH, độ cứng, nhiệt độ, thời gian tiếp xúc. Chì đi vào cơ thể con người quanước uống, không khí, thức ăn bị nhiễm Pb.Đối với cây trồng: Sự dư thừa Pb cũng sẽ gây độc cho cây trồng khi hàmlượng Pb trong đất quá cao.Đối với con người: Khi ăn phải một lượng Pb 25 – 30 g, ban đầu nạn nhâncó thể thấy vị ngọt rồi chát, nghẹn cổ họng, nôn ra chất trắng, đau bụng dữ dội,mạch yếu, tê chân tay, co giật và tử vong. Khi cơ thể tích lũy một lượng Pb đángkể sẽ dần xuất hiện các biểu hiện độc như hơi thở hôi, sưng lợi với viền đen ởlợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên, nướctiểu ít, gây sẩy thai ở phụ nữ có thai, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong [3,17].Ngoài KL Pb và Cd còn có nhiều KLN gây độc cho con người cũng nhưcây trồng như As, Hg, Cu, Zn, Ni… các KL này đi vào cơ thể qua các con đườnghấp thụ như hô hấp, tiêu hóa và qua da. Nếu chúng đi vào cơ thể và tích lũy bêntrong tế bào càng lớn sẽ dễ bị gây độc thậm chí bị chết. Trong các KLN gây ônhiễm MT thì Pb là một trong những KLN có độc tính cao và rất nguy hiểm đốivới cơ thể con người.1.2.Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất trên Thế Giới và Việt Nam.1.2.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất trên Thế GiớiÔ nhiễm MT nói chung và ô nhiễm đất nói riêng do KLN đã và đang thuhút được nhiều sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên Thế Giới. Ngày nay, vớitốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và hình thành nhiều thành phố lớn,vấn đề ô nhiễm MT ngày càng nghiêm trọng. Cũng như trong nông nghiệp sửdụng ngày một nhiều thuốc bảo vệ TV và phân hoá học làm ô nhiễm trầm trọngnguồn tài nguyên đất, làm suy giảm chất lượng nông sản cũng như gây ra nhữngmối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe con người.Năm 1964, Alter Mitchell đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hàm lượngmột số KLN trong một số loại đất đá (Bảng 1). Dựa vào bảng 1 ta thấy tùy từngloại đá mà hàm lượng KL chứa trong chúng là khác nhau, hàm lượng KL trongđá macma lớn hơn trong đá trầm tích [27].Tại Thái Lan, Viện quản lí nước quốc tế IWMI (The International WaterManagement Institute) nghiên cứu 154 ruộng lúa ở 8 làng trong khu vực lòngchảo Huay Mae Tao (huyện Mae Sot, tỉnh Tak) cho biết đất bị nhiễm Cd cao gấp94 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Hàm lượng Cd có trong tỏi, gạo và đậu10nành sản xuất ở đó cũng bị nhiễm Cd cao hơn TCCP của châu Âu. Trong 1kggạo có 0,1 – 44 mg Cd, cao hơn tiêu chuẩn an toàn là 0,043 mg/kg gạo. Còntrong tỏi và đậu nành thậm chí còn cao hơn từ 16 đến 126 lần TCCP [25].Theo nghiên cứu của Kabata và Henryk (1985) ở Anh cho thấy, hàm lượngCd lớp đất mặt xung quanh vùng khai thác kẽm dao động từ 2 - 336 mg/kg. ỞMỹ, những vùng đất lân cận các nhà máy chế biến KL, hàm lượng Cd cao hơngấp nhiều lần so với Cd từ 26 - 1.500 mg/kg [25].Tại La Oroya, một thành phố khai thác mỏ của Peru gần như 100% trẻ emở đây có hàm lượng Pb trong máu vượt mức cho phép của tất cả các loại tiêuchuẩn trên Thế Giới. Còn ở Kabwe (Zambia) các mỏ khai thác và lò nấu chì đãngừng hoạt động từ lâu, nhưng nồng độ Pb ở đây vẫn ở mức rất cao. Tính trungbình có 5 trẻ em ở Kabwe có nồng độ Pb cao gấp 10 lần mức cho phép của Cơquan bảo vệ MT Mỹ và có thể gây tử vong. Khi các chuyên gia Mỹ lấy mẫu máucủa trẻ em tại Kabwe để phân tích thì mọi chỉ số đều vượt ngưỡng tối đa chophép [5].Thiên Anh, Trung Quốc là một thành phố công nghiệp, Thiên Anh chiếmkhoảng hơn một nữa sản lượng Pb của Trung Quốc. Kim loại độc hại này ngấmvào nước và đất trồng của Thiên Anh và ngấm vào máu trẻ em sinh ra tại đây.Qua kiểm tra, lúa mỳ trồng ở Thiên Anh có hàm lượng chì cao gấp 24 lần tiêuchuẩn của Trung Quốc [13].1.2.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất tại Việt Nam.Ở Việt Nam là quá trình công nghiệp hóa cùng với sự phát triển của cáclàng nghề là nguyên nhân chính gây đất ô nhiễm KLN. Vì vậy, vấn đề nghiêncứu về MT trở nên cấp thiết, đặc biệt là sự ô nhiễm KLN đang thu hút sự quantâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng như toàn cộng đồng.Theo Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (2001) khi nghiên cứu hàmlượng một số KLN trong ĐNN của các huyện Từ Liêm và Thanh Trì - Hà Nộicho thấy hàm lượng Cd dao động trong khoảng 0,16 - 0,36 mg/kg, Cu: 40,1 73,2 mg/kg, Pb: 3,19 - 5,30 mg/kg và Zn: 98,2 - 137,2 mg/kg. Nói chung ĐNNcủa hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì chưa bị ô nhiễm KLN (theo TCVN 1995)trừ Cu. Tại vùng đất chuyên rau của Tây Tựu - Từ Liêm, hàm lượng Cu đã caohơn từ 20 - 30mg/kg so với đất khác (73,2 mg/kg) [24].Khi nghiên cứu về đất bị ô nhiễm KLN ở một số khu vực Việt Nam, ĐặngThị An và cộng sự (2008), phân tích hàm lượng Pb và Cd trong đất tại làng Hích- Tân Long - Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở khu bãi thải mới hàmlượng Pb và Cd đạt cao nhất ở trong khu bãi thải (5300 – 9200 ppm và 5,9 – 9,05ppm), có hàm lượng thấp nhất ở trong đất vườn nhà dân. Khu vực bãi thải cũ có11hàm lượng cao nhất ở trong đất bãi thải (1100 – 13000 ppm và 11,34 – 61,04ppm) sau đó là các ruộng lúa (1271 – 3953 ppm và 2,30 – 42,90 ppm). Ngay cảnhà dân gần khu vực cũng có hàm lượng Pb và Cd cao hơn nhiều lần TCCP [1].STT123456Bảng 2: Hàm lượng chì và cadimi trong đất tại Làng HíchHàm lượng so với trọng lượng khô (ppm)Địa điểmBãi thải mớiKhu đất giáp bãi thải mớiVườn nhà dân gần bãi thải mớiBãi thải cũRuộng lúa giáp bãi thải cũVườn nhà dân gần bãi thải cũTCVN 7209 – 2002Pb5300 – 9200164 – 90427,9 – 35,81100 – 13001271 – 3953230 – 36070Cd5,9 – 9,050,12 – 1,420,08 – 0,1211,34 – 61,042,3 – 42,90,6 – 3,42(Nguồn: Đặng Thị An và cộng sự, 2008)[1]Nghiên cứu về một số mẫu đất ở làng nghề tái chế chì xã Chỉ Đạo, VănLâm, Hưng Yên, Lê Đức và Lê Văn Khoa (2001) cho thấy: hàm lượng Cu, Pb,Zn tương ứng là 43,68 - 69,68mg/kg, 147,06 - 661,2mg/kg và 23,6 - 42,3mg/kg.Có 7/9 mẫu nước phân tích Pb vượt quá giới hạn cho phép dùng cho nước sinhhoạt (0,05 mg/l) từ 0.07 – 10,83 mg/kg chiếm 77,78% và có 5 mẫu nước dùngcho các mục đích khác (0,1mg/l) vượt mức giới hạn cho phép. MT bị ô nhiễm đãảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và sức khỏe của người dân [7].Tại thành phố Hồ Chí Minh, kết qủa phân tích hiện trạng ô nhiễm KLNtrong đất trồng lúa khu vực phía Nam thành phố Hố Chí Minh của Nguyễn NgọcQuỳnh và cộng sự (2002) cho thấy hàm lượng Cu từ 9,2 – 55,4 ppm đang có dấuhiệu vượt ngưỡng cho phép TCVN 7209 - 2002, hàm lượng Pb từ 14 - 85 ppmvượt hơn 1 lần so với TCCP, hàm lượng Zn từ 70 - 353 ppm, giá trị cao nhất tạiđiểm Bình Mỹ là 353 ppm vượt quá TCCP 1,76 lần [16].Theo Lương Thị Thúy Vân (2012) nghiên cứu về hàm lượng KLN tại xãTân Long cho thấy hàm lượng KLN trong các mẫu đất nghiên cứu đều có chứahàm lượng KLN vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT gấp nhiềulần. Đặc biệt có mẫu (TL4) hàm lượng As, Cd rất cao tương ứng là 949,15 mg/kgvượt 79 lần, 195,20 mg/kg vượt 97,6 lần so với QCVN [21].Bảng 3: Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở khu vực khai thác qặng Pb – Znxã Tân Long – Đồng Hỷ - Thái NguyênCd(mg/kgKý hiệu mẫuAs (mg/kg) Pb (mg/kg)Zn (mg/kg))TL10,040,0350,941,212TL2TL3TL4TL5TL6TL7QCVN 03:2008/BTNMT1.3.1.3.1.1.3.2.1.3.3.•196,765,57949,15135,45236,47221,301213028,0081,5002991,505412,371535,786156,567055,940,70195,2049,6015,1350,4129863,00103,902313,608955,307033,209414,90200(Nguồn: Lương Thị Thúy Vân, 2012)[21]Trong nghiên cứu của mình, tác giả Cao Việt Hà (2012) đã cho thấy hàmlượng Pb trong ĐNN huyện Văn Lâm có 10/50 mẫu đất nghiên cứu bị ô nhiễmPb. Đặc biệt có hai mẫu lấy ở khoảng cách 1 km tới nguồn thải gần thôn ĐôngMai và thôn Nghĩa Lộ thuộc xã Chỉ Đạo có hàm lượng Pb rất cao vượt 10 – 13lần so với QCVN 03:2008. Tám mẫu đất bị ô nhiễm còn lại được lấy tại cácruộng gần khu công nghiệp Phố Nối A và khu công nghiệp Tân Quang. Các mẫuđất lấy ở khu vực xa các làng nghề và các khu công nghiệp đều có hàm lượng Pbthấp hơn QCVN rất nhiều [9].Các phương pháp xử lý đất bị ô nhiễmCó nhiều phương pháp xử lý ô nhiễm đất như: vật lý, hóa học, sinh học,…Tùy thuộc vào đặc điểm tính chất của từng loại đất để chọn phương pháp chophù hợp.Phương pháp vật lýCác phương pháp xử lý đất ô nhiễm KLN theo con đường vật lý thường ápdụng gồm các biện pháp cơ học như: đào bỏ, đốt hoặc sử dụng các tác nhân vậtlý như nhiệt, hơi nước, nước nóng,….Phương pháp hóa họcTheo kiểu hóa học, việc xử lý ô nhiễm đất thường được tiến hành theo bacách là rửa, pháp hủy và điện hóa. Các phương pháp vật lý và hóa học có ưuđiểm là tốc độ xử lý nhanh, hiệu quả cao nhưng kỹ thuật làm phức tạp, tốn kém,dễ gây xáo trộn cho hệ sinh thái…chính vì vậy, phương pháp sinh học thườngđược các nhà xử lý lựa chọn vì có hiệu quả tốt, ít tốn kém, thân thiện với MT.Phương pháp sinh họcPhương pháp xử lý này dựa trên nguyên tắc sử dụng một số loài vi sinhvật và TV sử dụng KL như là thành phần vi lượng trong quá trình tăng sinh khốitự nhiên của chúng.Xử lý bằng vi sinh vậtHiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều loài vi sinh vật và TV cókhả năng tích lũy một lượng lớn KLN trong tế bào của chúng. Chẳng hạn như vi13khuẩn Alcaligenes eutrophus (CH34) để xử lý đất cát ô nhiễm Cd, Zn và Pb. Saukhi xử lý, hàm lượng Pb giảm từ 459 mg/kg xuống 74 mg/kg [tltk].Kỹ thuật này sử dụng sinh khối vi sinh vật đã bị bất hoạt có khả năng hấpthụ KL lên bề mặt. Các cơ chế của quá trình này gồm có trao đổi ion, cố định,hấp phụ và bẫy ion vào mạng lưới cấu trúc polysaccharide của vi sinh vật.• Xử lý ô nhiễm bằng TVThực vật có nhiều cách phản ứng khác nhau đối với sự có mặt của các ionKL trong MT. Hầu hết, các loài TV rất nhạy cảm với sự có mặt của các ion KL,thậm chí ở nồng độ rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số loài TV không chỉ có khảnăng sống được trong MT bị ô nhiễm bởi các KL độc hại mà còn có khả nănghấp thụ và tích các KL này trong các bộ phận khác nhau của chúng [22]. Cónhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế vận chuyển, hấp thụ và loại bỏKLN trong TV. Ví dụ như chúng hình thành một phức hợp tách KL ra, rồi tíchlũy trong các bộ phận của cây, sau đó được loại bỏ qua lá khô, rửa trôi qua biểubì, bị đốt cháy hoặc đơn thuần là phản ứng tự nhiên của cơ thể.Công nghệ xử lý ô nhiễm bằng TV đòi hỏi phải đáp ứng một số điều kiệncơ bản như dễ trồng, có khả năng vận chuyển các chất ô nhiễm từ đất lên thânnhanh, chống chịu được với nồng độ các chất ô nhiễm cao và cho sinh khốinhanh [22]. Tuy nhiên, hầu hết các loài TVcó khả năng tích luỹ KLN cao lànhững loài phát triển chậm và có sinh khối thấp, trong khi các TV cho sinh khốinhanh thường rất nhạy cảm với MT có nồng độ KL cao.Xử lý KLN trong đất bằng TV có thể thực hiện bằng nhiều phương phápkhác nhau phụ thuộc vào từng cơ chế lại bỏ các KLN như [14]:Chuyển hóa chất ô nhiễm (phytotransformation): Dùng TV phân hủy cácchất hữu cơ thành chất đơn giản hơn rồi hút vào cơ thể TV. Áp dụng cho nước vàđất bị ô nhiễm bởi các chất thải hữu cơ giàu amoni, thuốc trừ cỏ… Thực vậtđược sử dụng như TV ngầm (cây thuộc họ dương liễu), các loại cỏ (lúa mạchđen, cỏ đuôi trâu), cây họ đậu (cỏ ba lá, cỏ linh lăng).Xử lý bằng vùng rễ (Rhizosphere remediation): Công nghệ này sử dụng rễTV để hấp thụ, tập trung, lắng đọng các chất ô nhiễm từ đất hoặc bùn lắng bị ônhiễm bởi các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học như PAHs, PCBs vàthuốc bảo vệ TV. Các loài được dùng cho công nghệ này là cỏ có rễ sợi (lúa mì,cỏ đuôi trâu), cây sản xuất các hợp chất phenol (dâu tằm) TV thủy sinh.Công nghệ cố định các chất ô nhiễm (Phytostabilization): Sử dụng TV để cố địnhKL trong đất hoặc bùn bởi sự hấp thụ của rễ hoặc kết tủa trong vung rễ. Áp dụngở những vùng có mức ô nhiễm thấp hoặc những vùng ô nhiễm có hoạt động thảiở quy mô lớn. Qúa trình này làm giảm độ độc trong đất bị ô nhiễm bởi KLN, khảnăng linh động của KL, làm giảm hàm lượng KL khuếch tán vào trong các chuỗithức ăn. Thực vật được sử dụng: TV ưa nước ngầm để kiểm soát nguồn nước,14dùng các loại rễ sợi để kiểm soát xói mòn. Ví dụ như một số cây cỏ, cây Festucarubra…Công nghệ lọc bằng rễ (Rhizo filtration): Là quá trình hấp phụ các chất ônhiễm lên trên bề mặt rễ hoặc là quá trình hấp thụ các chất ô nhiễm trong vùng rễvào trong rễ. Qúa trình này xảy ra nhờ quá trình hoá học hoặc quá trình sinh học.Biện pháp này phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm, tính chất hoá học và lý họccủa chất ô nhiễm, loài TV…Nó đạt hiệu quả cao khi chất cần xử lý có khả năngtan tốt trong nước.Công nghệ bay hơi qua lá cây (Phytovolatilization): Đây được hiểu là biệnpháp sử dụng TV để hút các chất ô nhiễm, và vận chuyển các chất ô nhiễm quaquá trình thoát hơi nước của cây. Áp dụng với nước ngầm, đất, trầm tích và bùnthải bị ô nhiễm bởi Hg, Se, As,…TV được sử dụng là: cây dương xỉ, cỏ linhlăng, cải dầu, cải bẹ xanh, cây ngập nước…Công nghệ chiết suất bằng TV (Phytoextraction): là quá trình sử dụng TV để tíchlũy KLN ở đất vào trong rễ và vận chuyển chúng lên các bộ phận khác của cây. Các chất ônhiễm được tích lũy và có thể được thu hồi lại sau khi xử lý sinh khối. Sử dụng rất hiệu quả đểxử lý những vùng đất ô nhiễm chất thải công nghiệp (Pb, Cd, Zn…) và một số bãi rác. Thựcvật được sử dụng như: cây cải xanh, hướng dương.Các nghiên cứu chỉ ra có ít nhất khoảng 400 loài cây thuộc 45 họ TV cókhả năng hấp thụ KLN [23, 26]. Các loài này là TV thân thảo hoặc thân gỗ, cókhả năng tích luỹ và không có biểu hiện về mặt hình thái khi nồng độ KL trongthân cao hơn hàng trăm lần so với các loại bình thường khác. Các loài này thíchnghi một cách đặc biệt với các điều kiện MT và khả năng tích luỹ hàm lượng KLcao có thể góp phần ngăn chặn các loại sâu bọ và các nguyên nhân gây bệnhkhác [26].Công nghệ xử lý MT bằng TV là một công nghệ mới được đề cập và pháttriển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nghiên cứu điều tra về lĩnh vực nàyvẫn luôn cần thiết và phải được hưởng ứng để bảo tồn nguồn tài nguyên ditruyền tự nhiên to lớn, qúy giá ở các MT bị ô nhiễm KL và nâng cao kiến thứccủa chúng ta về cơ chế thích nghi tự nhiên của các loai siêu tích luỹ KL.1.4.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của làng nghề Đông Mai.1.4.1. Điều kiện tự nhiêna. Vị trí địa lýChỉ Đạo là một xã nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách trung tâmhuyện Văn Lâm 6 km, gần đường quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòngnên có nhiều ưu thế cho hoạt động phát triển kinh tế. Xã có tổng diện tích là597,17 ha, trong đó diện tích đất dùng cho canh tác là 380,96ha.Chỉ Đạo nằm trong vùng có tọa độ địa lý: vĩ độ 20 059’28’’, kinh độ106002’36’’. Xã có vị trí tiếp giáp ranh như sau: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh,15phía Nam giáp xã Minh Hải, phía Đông giáp xã Đại Đồng, phía Tây giáp xã LạcĐạo của huyện Văn Lâm.b. Đặc điểm tự nhiên- Đia hình: xã Chỉ Đạo nhìn chung có địa hình cao hơn các nơi khác so với trongtỉnh và tương đối bằng phẳng, thoải dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam,Có độ cao trung bình là 3 – 4 m.- Khí hậu: Xã Chỉ Đạo thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ nên chịu ảnh hưởng củakhí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với hai mùa rõ rệt là mùa hè nóng và mùađông lạnh.- Sông ngòi: Xã chủ yếu là sông ngòi nội đồng, do có sông Hồng chảy qua nên rấtthuận lợi cho phát triển nông nghiệp- Thổ nhưỡng: Đất đai ở đây thuộc đất phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắphàng năm, loại đất này có đặc tính là hàm lượng mùn cao, có thành phần cơ giớithịt nặng và giàu sét.1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hộiDân cư : Xã Chỉ Đạo có mật độ dân khá đông với 4 thôn là : Trịnh Xá,Nghĩa Lộ, Cát Lư và Đông Mai với tổng dân số là 8473 người, tỷ lệ tăng dân sốtự nhiên là 0,92%/năm. Trong đó thôn Đông Mai có 2300 người, với 539 hộ giađình, song tập trung ở 4 xóm: xóm Đông, xóm Chùa, xóm Nam, xóm Bắc.Hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế của dân cư trong xã chủ yếu là nôngnghiệp, ngoài ra còn trồng thêm cây hoa màu vào vụ đông, chăn nuôi cũng làmột hoạt động phổ biến của người dân chủ yếu là lợn, trâu, gà, vịt. Song songvới quá trình làm nông thì nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đang phát triểnmạnh mẽ đã khắc phục mọi khó khăn cho người dân.Giao thông vận tải: Chạy qua xã Chỉ Đạo có đường quốc lộ liên tỉnh 196và đường nhựa song song với đường sắt, đây là các tuyến giao thông quan trongnối Chỉ Đạo với KCN phố nối, Như Quỳnh, Bắc Ninh, Hải Dương để giao lưuhàng hóa và đi lại một cách thuận tiện. Tuy nhiên quốc lộ 196 này đã bị xuốngcấp cần được thường xuyên bảo dưỡng và nâng cấp nhằm đảm bảo giao thông antoàn và thông suốt.Văn hóa - xã hội- Hệ thống y tế và chăm sóc y tế còn ít, tuy nhiên, cơ sở y tế khang trang và đầyđủ trang thiết bị để phục vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân.- Hệ thống giáo dục của xã nhìn chung không phát triển, tuy nhiên, xã có mộttrường mầm non, một trường tiểu học và MT trung học cơ sở khang trang, sạchđẹp tạo điều kiện tốt cho các em học tập.- Hoạt động Văn hóa: Hoạt động thể dục thể thao của xã được nhân dân tham giahưởng ứng tích cực và được huyện đánh giá cao. Xã luôn tuyên truyền cho mọi16người dân hiểu hơn về quyền sử dụng đất đai, giảm thiểu ô nhiễm để bảo vệ sứckhỏe của người dân.Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu chính của bài khóa luận là hiện trạng ô nhiễm KLnặng (Pb, Cd) trong ĐNN của các hộ gia đình thuộc khu vực trong vòng bánkính 200 - 300m quanh khu lò nấu chì và nơi đất trồng rau, đất trồng keo ở làngnghề tái chế chì mới và cũ của thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên.2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu có chọn lọc.Kế thừa các kết quả, công trình nghiên cứu về ô nhiễm chì và cadimi trênThế Giới và ở Việt Nam, ô nhiễm chì và cadimi ở làng nghề Đông Mai, ảnhhưởng của nguồn phơi nhiễm chì, cadimi đến sức khỏe con người trong làngnghề.2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sátĐề tài đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế tại làng nghề tái chế chì ĐôngMai và hai công ty trong CCN làng nghề xã Chỉ Đạo từ tháng 3/2016.Khảo sát, thu thập các thông tin mới nhất về tình hình sản xuất tái chế chìvà hiện trạng MT làng nghề Đông Mai. Khảo sát quy trình hoạt động của haicông ty trong CCN làng nghề (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thiên vàCông ty Trách nhiệm hữu hạn làng nghề Đông Mai). Đã quan sát các đống xỉ chìthải, đất ô nhiễm và các chất thải nhiễm chì khác tập kết dọc đường đi và một sốkhu vực công cộng khác trong làng. Đề tài thu 15 mẫu đất ruộng, xung quanhcông ty tái chế lò nấu chì cũ, phía đối diện lò nấu chì cũ, và khu lò nấu chì mới.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếpPhỏng vấn trực tiếp đại diện của lãnh đạo UBND xã Chỉ Đạo về tình hìnhkinh tế - xã hội của xã, tình hình sản xuất tái chế chì của thôn Đông Mai.Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình về tình hình sản xuất tái chế chì củathôn Đông Mai trong quá khứ và hiện tại, đặc điểm của khu vực ô nhiễm và cácvấn đề khác liên quan đến MT làng nghề, ảnh hưởng của chì và cadimi đến sứckhỏe con người.Kết quả phỏng vấn được ghi chép lại vào mẫu bảng câu hỏi đã soạn trước,sau đó tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin đã thu thập được.172.2.4. Phương pháp phân tích chì (Pb) và cadimi (Cd)••b.•a. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫuMẫu đất được lấy về và xử lý theo phương pháp chuẩn đối với đánh giáchất lượng đất áp dụng TCVN 7538_2: 2005 - Chất lượng đất - lấy mẫu phần 2:hướng kỹ thuật lấy mẫu [19] và TCVN 6647: 2000 - Chất lượng đất - Xử lý sơbộ để phân tích lý – hóa [20].Lấy mẫu:Mẫu đất lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm được lấy ở tầng mặt (0 –20 cm), bằng dụng cụ lấy mẫu là xẻng inox và cho vào túi nilong có ghi kí hiệumẫu, địa điểm, khoảng cách lấy mẫu và ngày lấy mẫu ngoài bao bì.Mẫu đất được lấy tại các ruộng gần khu tái chế chì mới, cũ và xung quanhlàng nghề tái chế chì thôn Đông Mai. Lấy mẫu theo các khoảng cách 50m, 100m,200m và 300m so với khu lò nấu chì cũ và khu lò nấu chì mới.Xử lý mẫu:Mẫu đất được xử lý bằng cách phơi khô trong điều kiện phòng. Đất saukhi hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết xác TV và các chất lẫn khác. Dùng phươngpháp ô chéo góc để lấy khoảng 500 gam đất đem nghiền, phần còn lại cho vàotúi nilong rồi giữ lại. Đất được đem đi nghiền bằng cối sứ thành bột mịn, đượctrồn đều sau đó đựng vào túi nilong có ghi kí hiệu mẫu.Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệmCác mẫu đất được lấy, xử lý và phân tích trong phòng thí nghiệm của Việnsinh thái và tài nguyên sinh vật.Xác định các chỉ tiêu trong đất bằng những phương pháp có độ chính xáccao và thường được dùng phổ biến hiện nay trong các phòng phân tích đất ở ViệtNam.Hàm lượng của Pb và Cd tổng số được xác định bằng phương pháp hấpthụ quang phổ nguyên tử ngọn lửa (AAS) ở những bước sóng hấp thụ phù hợpcho từng nguyên tố.Phương pháp hấp thụ quang phổ nguyên tử ngọn lửa (AAS)Hấp thụ nguyên tử là một trong những phương pháp hiện đại, được ápdụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm. Phương pháp này xác định được hầuhết các KL trong mẫu sau khi đã chuyển hóa chúng về dạng dung dịch [15].Ngày nay trong phân tích hiện đại, phương pháp hấp thụ nguyên tử đượcsử dụng rất có hiệu quả đối với nhiều lĩnh vực như y học, dược học, sinh học,phân tích MT, phân tích địa chất,… đặc biệt phân tích lượng vết các nguyên tốKL [17]. Chính vì vậy đề tài đã sử dụng phương pháp hấp thụ nguyên tử (AAS)để xác định hàm lượng chì trong đất tại làng nghề tái chế chì Đông Mai.18---Cơ sở của phép đo: Đo sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) củanguyên tử tự do ở trong trạng thái hơi (khí) khi chiếu chùm tia bức xạ qua đámhơi của nguyên tố đó trong MT hấp thụ. Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụnguyên tử của một nguyên tố cần phải thực hiện các quá trình sau:Chọn các điều kiện và một loại trang bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từtrạng thái ban đầu (rắn hay dung dịch) thành trạng thái hơi của các nguyên tử tựdo. Đó chính là quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu.Chiếu chùm tia bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơinguyên tử tự do vừa tạo ra ở trên. Các nguyên tử của nguyên tố cần xác địnhtrong đám hơi sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ hấp thụ củanó.Tiếp đó nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu toàn bộ chùm sáng, phânly và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần phân tích để đọc cường độcủa nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ. Trong một giới hạn nồng độ nhấtđịnh của nồng độ C, giá trị cường độ này phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ Ccủa nguyên tố ở trong mẫu phân tích theo phương trình:Aλ= k.Cb(*)Trong đó: Aλ : Cường độ của vạch phổ hấp thụK: Hằng số thực nghiệmC: Nồng độ của nguyên tố cần xác định trong mẫu đo phổb: Hằng số bản chất (0 1.200 ppm) [18].Theo kết quả kiểm tra giám sát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môitrường, Bộ Y tế vào tháng 12/2014 thì Nước tại các kênh và rãnh thoát nướccó hàm lượng chì vượt 1000 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượngnước bề mặt; Không khí tại cộng đồng và nơi sản xuất tái chế chì đều có hàmlượng chì cao hơn TCCP trong đó 3/5 mẫu không đạt theo TCVN 05:2009, 2/5mẫu không đạt tiêu chuẩn theo quy định tại QĐ 3733-2002 BYT; so với QCVNthì hàm lượng chì trong đất tại hộ gia đình và vườn trong thôn cao hơn 10-16 lần,trong rau cũng cao hơn 1,3 lần so với QCVN 8-2:2011/BYT đối với giới hạn ônhiễm KLN trong thực phẩm [4].Theo kết quả lấy mẫu xét nghiệm nồng độ chì trong máu của Viện Sứckhỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế trong 2 ngày 16-17/5/2015 cho 618người, (trong đó 283 người lớn và 335 trẻ em), trong 317/335 trẻ em được khámcó tới 207 (chiếm 65,3%) trẻ bị ngộ độc chì ở mức độ nhẹ (có nồng độ chì máutừ 10 - 44,9 µg/dL), chỉ có 110 trẻ (chiếm 34,7%) không bị ngộ độc chì (có nồngđộ chì máu < 10 µg/dL) [4].24Nên hệ thống kết quả về ô nhiễm KLN theo năm và theo đối tượng (đất,rau, máu…) dưới dạng bảng (có so sánh với QCVN) thì sẽ tiện theo dõi hơn vàkhông lẫn với phần tổng quan viết dưới dạng văn xuôi. Hơn nữa kết quả dướidạng bảng biểu của em hơi ít nên cần bổ sung thêm vào.Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại làng nghề thônĐông Mai3.2.1. Hàm lượng chì trong đất nông nghiệpĐể xác định hiện trạng ô nhiễm chì trong ĐNN chúng tôi đã tiến hànhphân tích hàm lượng chì trong 15 mẫu ĐNN dưới dạng tồn tại tổng số. Kết quảđược thể hiện trong bảng 6.3.2.Bảng 6. Kết quả đo hàm lượng chì trong đất nông nghiệp ở thôn Đông Mai.PbĐất nông nghiệp(mg.kg-1 khô)Ruộng lúa cách lò nấu chì cũ 50 m1.100 – 7.000Ruộng lúa cách lò nấu chì cũ 100 m950 – 3.600Ruộng rau muống cách lò nấu chì cũ 200m700 – 3.500Ruộng lúa cách lò nấu chì cũ 200 - 300m250 - 770Ruộng lúa cách lò nấu chì mới 100m292 - 419QCVN 03:2008/BTNMT70Số liệu trong bảng 6 cho thấy: Ở khu vực gần lò nấu chì cũ, các mẫu đấtđược lấy ở ruộng lúa có hàm lượng Pb tổng số trong ĐNN dao động từ 250mg/kg khô đến 7.000 mg/kg khô. Hàm lượng Pb trong đất cách khu lò cũ 50m,100m và 200 – 300m tương ứng là 1.100 – 7.000 mg/kg khô, 950 – 3.600 mg/kgkhô, 250 – 770 mg/kg khô. Hàm lượng Pb trong đất giảm khi khoảng cách so vớikhu nấu chì tăng. Tuy nhiên, tất cả các mẫu đất nghiên cứu thu được đều bị ônhiễm chì rất cao so với QCVN.Đặc biệt mẫu đất thu ở gần khu lò nấu chì cũ, nằm ở khoảng cách 50m, cóhàm lượng chì tổng số ở mức rất cao (Pb: 1.100 – 7.000 mg/kg (0,11% - 0,7%))vượt 15,7 – 100 lần so với QCVN 03: 2008 (70 mg/kg khô), cao hơn rất nhiều sovới các mẫu đất khác của những ruộng cách xa lò nấu chì. Đối với đất ở cácruộng trồng rau muống cách lò cũ 200m, từ 700 – 3.500 mg/kg khô cao hơn 10 –50 lần so với QCVN.Tại khu vực lò nấu chì mới, hàm lượng chì trong ĐNN cũng ở mức ônhiễm. Cụ thể, trong đất ruộng cách 100m dao động từ 292 – 419 mg/kg khô,cao vượt 4,2 – 6 lần so với QCVN 03: 2008. Tuy nhiên hàm lượng chì ở khu lò25
Tài liệu liên quan
- Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang
- 68
- 1
- 16
- Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa ,Vũng Tàu
- 152
- 950
- 2
- đánh giá hiện trạng và biện pháp quản lý chất thải rắn quận 2
- 6
- 620
- 7
- Đánh giá tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước ở xã đại đồng huyện văn lâm tỉnh hưng yên
- 89
- 1
- 10
- Tài liệu Đề tài: “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp và nước mặt xung quang khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang” doc
- 68
- 762
- 0
- Đánh giá hiện trạng và giải pháp xử lý rác thải tại thị trấn Pac Miầu huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng”
- 48
- 506
- 0
- đề tài '''' chất thải rắn t.p đông hà, hiện trạng và giải pháp xử lý ''''
- 15
- 463
- 0
- hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa
- 110
- 554
- 1
- Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường thị trấn chợ chu, huyện định ho
- 64
- 429
- 0
- Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường THPT hoài đức b hà nội
- 30
- 2
- 8
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.15 MB - 41 trang) - hiện trạng và biện pháp xử lý các kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đề Tài Xử Lý Kim Loại Nặng Trong đất
-
Xử Ly O Nhiễm Kim Loại Nặng Trong Dất Nhờ Thực Vật
-
Tiểu Luận XỬ LÝ ĐẤT BỊ NHIỄM KIM LOẠI NẶNG - Tài Liệu - 123doc
-
[PDF] Nghiên Cứu Hàm Lượng Một Số Kim Loại Nặng (Cu, Pb, Zn) - VNU
-
Top 15 đề Tài Xử Lý Kim Loại Nặng Trong đất
-
[PDF] CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT BẰNG THỰC VẬT:
-
Cải Tạo ô Nhiễm Kim Loại Nặng Trong đất Bằng Thực Vật
-
Tiểu Luận Xử Lý ô Nhiễm Kim Loại Nặng Trong đất - .vn
-
(PDF) Đánh Giá Hàm Lượng Kim Loại Nặng Trong đất Phèn Trồng Lúa ...
-
Cải Tạo ô Nhiễm Kim Loại Nặng Trong đất Bằng Thực Vật
-
Dùng Cây Xanh Xử Lý đất ô Nhiễm Kim Loại Nặng - Xuất Bản Thông Tin
-
[PDF] NGHIÊN CỨU ÐỀ XUẤT MÔ HÌNH XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG (Pb, Cd ...
-
[PDF] BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI NHẤT CẤP KHOA
-
[PDF] LUẬN VĂN THẠC SĨ
-
Đánh Giá Hiện Trạng Tích Lũy Kim Loại Nặng Trong đất Trồng Rau ở ...
-
Những Phương Pháp Xử Lý Nguồn Nước Bị Nhiễm Kim Loại Nặng Hiệu ...
-
“Cứu” đất ô Nhiễm Kim Loại Nặng Bằng Cây Xanh