Xử Ly O Nhiễm Kim Loại Nặng Trong Dất Nhờ Thực Vật

Xử ly o nhiễm kim loại nặng trong dất nhờ thực vậtProfile image of suusuu suusuusuusuu suusuuvisibility

description

11 pages

link

1 file

Xử lý ô nhiễm môi trường đất luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường. Việc chọn công nghệ xử lý như thế nào để đạt hiệu quả cao., không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và í tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng. Kim loại, như các thành phần tự nhiên của đất, nằm trong vỏ trái đất với nồng độ từ vài mg đến hơn 1000mg kim loại / kg đất. Các kim loại nặng xảy ra ở nồng độ tự nhiên trong đất không gây hại cho sinh vật sống, ngoại trừ một số bán kim loại. Việc phục hồi đất bị ô nhiễm là cần thiết để loại bỏ các nguy cơ độc hại mà các kim loại nặng tác động lên con người. Một số trong đó, đặc biệt Cr (VI), Ni, Co, Cd, As và Pb, có thể trở thành chất gây ung thư. Độc tính này liên quan đến việc gây ra stress oxy hóa đối với DNA và sự ức chế quá trình sửa chữa DNA (Cervantes and Moreno, 1999). Tương tự, một số bệnh tật liên quan đến Cd, Se và Pb trong đất; Sau đó đại diện cho mối quan tâm lớn nhất vì tiếp xúc với nó có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ và rối loạn hành vi. Để xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng có rất nhiều các phương pháp với những ưu nhược điểm khác nhau, một số phương pháp truyền thống như rửa đất, cố định các chất ô nhiễm bằng hóa học hoặc vật lý, xử lý nhiệt, trao đổi ion, oxy hóa hoặc khử các chất ô nhiễm, đào đất bị ô nhiễm để chuyển đi đến những nơi chôn lấp thích hợp... Hầu hết các phương pháp này đều tốn kém về chi phí, giới hạn về kỹ thuật và về diện tích… Gần đây phương pháp sử dụng thực vật để xử lý kim loại nặng được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt bởi chi phí đầu tư thấp, an toàn và thân thiện với môi trường thông qua những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hóa, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loại thực vật. KHả năng làm sạch môi trường của thực vật đã được biết đến từ thế kỷ XVIII bằng các thí nghiệm của Joseph Priestley, Antoine Lavoissier, Karl Scheele và Jan Ingenhousz. Tuy nhiên mãi đến những năm 1990 phương pháp này mới được nhắc đến như một loại công nghệ mới dùng để xử lý môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi các kim loại, các hợp chất hữu cơ, thuốc sung và chất phóng xạ. Chính vì vậy mà nghiên cứu về thực vật nhằm tăng sự tích lũy kim loại nặng và tăng sinh khối thực vật qua đó rút ngắn thời gian xử lý đất ô nhiễm là một hướng đi đầy triển vọng trong việc làm sạch, phục hồi đất bị ô nhiễm kim loại nặng.

See full PDFdownloadDownload PDF

Từ khóa » đề Tài Xử Lý Kim Loại Nặng Trong đất