Hình ảnh Anh Bộ đội Trong Thơ Ca - Trường THPT Thanh Thủy
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh anh bộ đội trong thơ ca
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi trong kí ức của mỗi con người Việt Nam. Trong đó, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ luôn là niềm xúc động sâu sắc nhất.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh - Tổ quốc, nhân dân hiện lên kiêu hãnh trong thơ của nhiều thi sĩ. Thơ ca cách mạng đã miêu tả khá thành công hình ảnh "anh bộ đội cụ Hồ" nhân vật trung tâm của hai cuộc kháng chiến - người chiến sĩ Việt Nam- người chiến sĩ anh hùng. Sống vì lý tưởng cao đẹp: “Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” (Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Sớm nhất là hình ảnh những người chiến sĩ trong tên gọi anh Vệ quốc quân. Đấy là lớp người đầu tiên đứng lên cầm súng theo tiếng gọi của Bác Hồ, đi kháng chiến và trở thành những người tiên phong, mà ngay tên gọi thôi cũng đủ để dấy lên một niềm thân thương kiêu hãnh: Anh bộ đội cụ Hồ. Đấy là những người lính phần lớn không được đào tạo một cách chính quy, không qua trường lớp và với mọi thành phần xuất thân – thể hiện tinh thần đoàn kết của cả một dân tộc luôn biết nắm chặt tay nhau để bảo vệ lãnh thổ, phong hóa, đời sống, số phận của chính mình. Những người chiến sĩ ấy xuất hiện một cách giản dị, đời thường, thậm chí đôi khi còn tội nghiệp nếu không chú ý đến phẩm chất anh hùng của họ:
Lũ chúng tôiBọn người tứ xứGặp nhau hồi chưa biết chữQuen nhau từ buổi “một hai”Súng bắn chưa quen,Quân sự mươi bài(Nhớ – Hồng Nguyên)
Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giày(Đồng chí – Chính Hữu)
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, anh bộ đội cụ Hồ đã nhanh chóng trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của toàn dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về anh bằng những vần thơ tươi thắm nhất, sôi nổi nhất của lòng mình. Bởi anh là Tổ quốc, anh là hôm nay, anh là mãi mãi. Anh mang trong mình lí tưởng cao đẹp. Tố Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh vệ quốc quân- những con người anh hùng thời kháng chiến chống Pháp: Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế !Trong một phút gặp gỡ bất ngờ nhưng nhà thơ Tố Hữu đã kịp ghi lại hình ảnh của anh và tình cảm của mình dành cho những con người ấy. Trong bài “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, hình ảnh đó lại hiện lên gây xúc động lòng người: Các anh là con của nhân dân. Sinh ra, lớn lên từ ruộng đồng, từ đất mẹ yêu thương: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau” (Đồng chí - Chính Hữu) Phần lớn người lính thời chống Pháp ra đi từ những miền quê nghèo, nơi “nước mặn, đồng chua”, với ”đất cày lên sỏi đá”... Chính sự tương đồng về hoàn cảnh đã làm cho những người ”chiến sĩ chân đất đầu trần” của chúng ta có cùng chung lý tưởng, chí hướng: “Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”Người lính phải trải qua bao vất vả, khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, với “những cơn sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”, cùng “áo rách vai, quần có vài mảnh vá”... Vậy mà, họ vẫn kiên cường đạp lên tất cả, coi thường chông gai, vượt qua bao mưa bom bão đạn để chiến thắng mọi vũ khí hiện đại nhất của giặc Pháp. Điều đó đủ để thấy được tinh thần, nghị lực chiến đấu, vượt qua hiểm nguy để đến với thắng lợi cuối cùng Dĩ nhiên trong khí thế toàn dân tộc lên đường, thì không thể thiếu thành phần “tinh hoa” trong đội ngũ ấy: những người lính xuất thân học sinh, sinh viên, trí thức… Vậy nên bên cạnh vẻ đẹp chân chất kia, người ta còn thấy ngời lên vẻ đẹp của sự hào hoa, lịch lãm của những học sinh, sinh viên, trí thức – nhất là những người con thủ đô. Đó là những thanh niên ưu tú “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài Ngày về của Chính Hữu, hình ảnh người lính phảng phất cái gì đó của những khách chinh phu truyền thống. Rồi vẻ đẹp ấy sẽ biến mất trong thơ Chính Hữu, để những con người ấy trở thành “đồng chí” cách mạng, nhưng dáng dấp thanh lịch ấy sẽ xuất hiện trong thơ Hữu Loan, Quang Dũng, với nét mộng mơ của một tráng sĩ xác định một đi không trở lại, Kinh Kha chẳng hạn, nhưng trong lòng không quên lưu luyến một giấc mộng đẹp của niềm tin khải hoàn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm(Tây tiến – Quang Dũng)
Những người chiến sĩ ấy, có người xuất thân từ nước mặn, đồng chua để lại “Ít nhiều người vợ trẻ/Mòn chân bên cối gạo canh khuya” hay từ thành thị với “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, ở nơi “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, hay “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”, cũng đều chung chiến hào, đã chiến đấu theo tinh thần “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, theo tinh thần biến tất cả những gì có trong tay thành vũ khí:
Lột sắt đường tàuRèn thêm dao kiếmÁo vải chân khôngĐi lùng giặc đánh(Nhớ – Hồng Nguyên)
Và nếm trải bao gian lao, vất vả:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trời…Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục trên súng mũ ngủ quên đời…(Tây Tiến – Quang Dũng)
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắtMáu trộn bùn non(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) Những người lính ấy đã tình nguyện rời bỏ quê hương, xa rời bờ tranh, mái lá, xa cây đa, bến nước, con đò, nghe theo tiếng gọi của tiền phương. Dầu xuất thân khác nhau, dầu không cùng chung hoàn cảnh, nhưng đã chung chiến hào thì thành tình đồng đội. Rất có thể, trong số họ sẽ có người : Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây tiến - Quang Dũng) Nhưng đời lính đâu phải toàn có khói bom và thuốc súng. Với một tâm hồn rộng mở, trong sáng, người lính cũng có những phút giây, những kỉ niệm thật êm đẹp, thơ mộng. Giữa cảnh núi rừng mênh mông yên tĩnh, ánh trăng vằng vặc, các anh phục kích chờ giặc tới, bỗng phát hiện ra “Đầu súng trăng treo” hay trên đường hành quân thấy "mắt đen tròn " (thương thương quá đi thôi). ..Phải có tâm hồn lãng mạn, rộng mở , người lính mới thấy được vẻ đẹp nên thơ của đất trời, con người, tạo vật . Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã tái hiện lại hình ảnh người chiến sĩ lái xe thật ung dung, yêu đời, đầy chất lính: “Xe không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió lùa xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim”Và, có gì nhân hậu hơn tấm lòng của các anh: “Chim ơi, chim ở nơi nao Ví không có tổ thì vào ở chung”Lòng nhân ái của các anh “Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành”. Nhưng trước kẻ thù, các anh luôn là những chiến sĩ kiên trung, quả cảm, chiến đấu hết sức mình, xả thân vì mục đích cứu dân, cứu nước: “Đầu bị thương không rời trận địa Giáp mặt quân thù quên hết nỗi đau riêng”Nhưng trên hết, đẹp nhất, cao cả nhất là hình ảnh vượt trên gian khổ, sẵn sàng hy sinh, dũng cảm và bất khuất trước kẻ thù, trở thành biểu tượng dáng đứng Tổ quốc Việt Nam tạc vào thế kỷ: “Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và anh chết trong khi đang bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng … Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam Tạc vào thế kỷ Anh là giải phóng quân Tên anh đã thành tên đất nước Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất Dáng đứng tự hào, dáng đứng Việt Nam” (Dáng đứng Việt Nam-Lê Anh Xuân) Kể chuyện một anh chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất, hy sinh rồi mà vẫn giữ nguyên tư thế chiến đấu, Lê Anh Xuân gọi đó là “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ” của những con người “Sống hiên ngang bất khuất trên đời”. Các anh chính là linh hồn dân tộc, là sức mạnh của sông núi quê hương. Tố Hữu đã ví các anh là những “Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi”. Các anh là con của nhân dân, bình dị, khiêm tốn, gần gũi nhưng vĩ đại - cái vĩ đại của một thế hệ anh hùng. Lịch sử mãi mãi ghi khắc hình ảnh vĩ đại và công ơn trời biển của các anh . Anh bộ đội cụ Hồ chính là sự kết tinh cao độ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc suốt trong bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Hình ảnh người chiến sĩ mãi là hình ảnh đẹp nhất trong thơ, mãi là chân dung đẹp nhất của thời đại chúng ta.
Vũ Thị Hải Yến
Từ khóa » Dốc Gì Anh Vệ Quốc Quân
-
Dốc Gì Anh Vệ Quốc Quân, Dô Hò Kéo Pháo Vang Ngân Núi Rừng, Làm ...
-
Dốc Gì Anh Vệ Quốc Quân - Những Câu đố Vui Dân Gian
-
Dốc Gì Anh Vệ Quốc Quân, Dô Hò Kéo Pháo ... - Truyện Chú Mèo Con
-
Lớp Văn Thầy Nhật - Tây Tiến Là Bài Thơ Của Người Lính ... - Facebook
-
Lớp Văn Thầy Nhật - "Tây Tiến đoàn Binh Không Mọc Tóc ... - Facebook
-
Nhớ Mãi Người Viết Ca Khúc đầu Tiên Về Quân đội Ta
-
Từ Anh Vệ Quốc Quân đến Anh Bộ đội Cụ Hồ - VŨ NHO NINH BÌNH
-
Di Tích Đường Kéo Pháo Bằng Tay
-
Quân Chủng Hải Quân, Quân đội Nhân Dân Việt Nam - Wikipedia
-
Đoàn Vệ Quốc Quân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nằm Mơ Thấy đi Xe Máy Lên Dốc
-
Phân Tích Bài Thơ Tây Tiến 2023
-
Nghĩa Trang Liệt Sĩ Dốc Bà Đắc - Xót Lòng Những Ngôi Mộ Vô Danh
-
Top 6 Bài Phân Tích Tây Tiến Của Quang Dũng Hay Nhất