Hở Chân Răng Là Gì? Chữa Hở Chân Răng Bằng Cách Nào?
Danh Mục
- Hở chân răng (tụt lợi) là gì? Dấu hiệu nhận biết hở chân răng như thế nào?
- Những trở ngại khi tụt lợi chân răng
- Nguyên nhân gây hở chân răng
- Do di truyền
- Hở chân răng do thói quen xấu trong sinh hoạt
- Hở chân răng do các bệnh răng miệng khác
- Chữa hở chân răng bằng cách nào?
- Đối với tụt lợi dạng nhẹ, không kèm theo ê buốt
- Đối với tụt lợi nặng, có kèm theo các biểu hiện khó chịu khác
- Nên phòng chống chứng tụt lợi bằng cách nào?
- Có nên chỉ áp dụng những biện pháp chữa tụt lợi tại nhà?
- Nên chữa hở chân răng ở đâu?
- Nha Khoa Tân Định có những điểm gì đặc biệt?
- Lời kết
Hở chân răng là gì? Chứng bệnh về răng miệng này là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nên những chướng ngại trong giao tiếp. Bệnh răng miệng khiến người mắc phải thiếu tự tin, làm giảm hiệu quả công việc, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới các vấn đề về sức khỏe nói chung. Trong số các bệnh răng miệng phổ biến, không thể không nhắc tới tụt lợi hở chân răng và những hệ luỵ của nó. Vậy tụt lợi hở chân răng là gì? Muốn khắc phục vấn đề răng miệng này cần xử lý như thế nào?
Hở chân răng (tụt lợi) là gì? Dấu hiệu nhận biết hở chân răng như thế nào?
Bệnh hở chân răng là gì? (Ảnh: Internet)
Bệnh hở chân răng (hay còn gọi là tụt lợi răng) là hiện tượng các mô lợi xung quanh răng mòn đi hoặc kéo trở lại từ bề mặt răng. Hiện tượng này sẽ khiến bề mặt chân răng bị lộ ra.
Có thể nhận biết tình trạng hở chân răng dễ dàng qua các dấu hiệu bất thường căn bản:
- Ngà răng bị lộ ra, răng trông dài hơn bình thường. Các răng gặp tình trạng này cũng thường hay bị giắt thức ăn, gây khó chịu trong ăn uống
- Chảy máu sau khi đánh răng hoặc dùng tăm, chỉ nha khoa.
- Hơi thở có mùi hôi
- Trên bề mặt lợi có thể hình thành các ổ viêm gây chảy máu, mưng mủ, sưng đỏ,…
Những trở ngại khi tụt lợi chân răng
Những ảnh hưởng của tụt lợi răng tới sức khỏe (Ảnh: Internet)
- Đối với thẩm mỹ, tụt lợi gây nên những trở ngại trong giao tiếp, dần gây nên cảm giác mất tự tin cho người mắc phải.
- Đối với sức khỏe, tụt lợi có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề cho răng và nướu, như: làm mất men răng và cement chân răng, gây chảy máu, sưng lợi, sâu chân răng,… Nếu để lâu ngày không điều trị, các tổ chức xung quanh bị lỏng lẻo, răng bị tổn thương, có thể dẫn đến mất răng.
Nguyên nhân gây hở chân răng
Có nhiều nhóm nguyên nhân gây nên tình trạng hở chân răng, cụ thể là:
Do di truyền
Tụt lợi răng có nguyên nhân do di truyền (Ảnh: Internet)
Theo một số nghiên cứu, 30% dân số có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao hơn phần còn lại. Gen và tiền sử gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của mỗi người.
Hở chân răng do thói quen xấu trong sinh hoạt
Một số thói quen hàng ngày trong sinh hoạt có thể trở thành nguy cơ gây tụt lợi, như:
Các thói quen xấu như hút thuốc khiến bạn phải đối mặt với bệnh lý tụt lợi (Ảnh: Internet)
- Đánh răng quá mạnh, sai cách hoặc không vệ sinh tốt nên để tích tụ quá nhiều cao răng
- Hút thuốc lá, thường xuyên nghiến răng,…
Hở chân răng do các bệnh răng miệng khác
Nhiễm trùng lợi do bị vi khuẩn phá huỷ (hay còn gọi là bệnh viêm nha chu), răng bị xô lệch,… Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố (trong giai đoạn dậy thì, mang thai hay mãn kinh) của phụ nữ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tụt lợi chân răng ở phụ nữ.
Các bệnh lý về răng miệng đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi răng (Ảnh: Internet)
Tụt lợi hở chân răng, bởi thế, là một bệnh răng miệng tương đối đáng lo ngại. Theo thời gian, các mầm mống của những bệnh nguy hiểm hơn càng gia tăng. Ví dụ như chảy máu chân răng, thường xuyên ê buốt răng… “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”, các triệu chứng của hở chân răng nên được điều trị càng sớm càng tốt. Giúp trả lại cảm giác tự tin, thoải mái.
Vậy tụt lợi có thể được chữa khỏi hoàn toàn không? Hiện tượng này hoàn toàn có thể được chữa khỏi, giúp người bệnh trở lại trạng thái tốt nhất về sức khỏe răng miệng.
Chữa hở chân răng bằng cách nào?
Để có thể tìm được phương pháp điều trị hở chân răng phù hợp. Đồng thời giúp mang lại hiệu quả điều trị cao. Người bệnh nên tới các phòng khám nha khoa thăm khám, chụp phim. Điều này giúp xác định cụ thể tình trạng răng miệng. Tùy vào tình trạng hở cổ chân răng cụ thể mà khách hàng đang gặp phải mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục cho phù hợp.
Điều trị tụt lợi răng bằng cách nào? (Ảnh: Internet)
Đối với tụt lợi dạng nhẹ, không kèm theo ê buốt
Răng cần được loại bỏ các mảng bám và cao trên bề mặt răng. Có thể áp dụng kèm các loại thuốc kháng sinh.
Đối với tụt lợi nặng, có kèm theo các biểu hiện khó chịu khác
Tùy theo từng trường hợp bệnh mà có những cách thức chữa trị khác nhau, cụ thể:
Loại bỏ túi nha và khâu mô lợi là phương pháp thường được sử dụng nhất để chữa tụt lợi răng (Ảnh: Internet)
- Loại bỏ các túi nha giả hoặc giảm kích thước của các túi nha (nạo túi nha chu), đối với người tụt lợi do viêm nha chu. Túi nha chu là ổ viêm nhiễm quanh răng, có mủ, có thể ảnh hưởng đến tận xương ổ răng. Nha sĩ sẽ làm sạch sâu vi khuẩn có hại. Đồng thời khâu mô lợi ở vị trí trên gốc răng.
- Ghép xương: Cách thức này được áp dụng khi các mô xương nâng đỡ của khách hàng đã bị phá huỷ. Tuỳ theo kết quả kiểm tra sức khỏe. Nha sĩ lựa chọn loại vật liệu ghép tương thích với cơ thể của khách hàng nhất.
- Ghép mô lợi nhằm tái tạo lại hình dạng bình thường cho lợi. Ngăn chặn tụt lợi tiếp tục diễn ra.
Nhìn chung, các phương pháp điều trị hở chân răng có chi phí không quá cao. Phù hợp với khả năng chi trả của nhiều đối tượng. Càng ở những giai đoạn đầu, chi phí điều trị càng thấp. Bởi vậy mà can thiệp sớm được xem là hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Nên phòng chống chứng tụt lợi bằng cách nào?
Hở chân răng là một bệnh nguy hiểm, tuy vậy không khó để phòng chống. Bằng những biện pháp đơn giản, khách hàng hoàn toàn có thể tự phòng chống các biểu hiện của nó.
Vệ sinh răng miệng đúng cách chính là cách hữu hiệu giúp bạn tránh tụt lợi răng (Ảnh: Internet)
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm. Có thể sử dụng kèm nước súc miệng để loại bỏ triệt để các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
- Từ bỏ các thói quen xấu, như chấm dứt việc hút thuốc, giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có hại cho răng lợi (như đồ ngọt, đồ quá chua, quá lạnh hay quá nóng,…)
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.
Có nên chỉ áp dụng những biện pháp chữa tụt lợi tại nhà?
Hiện nay, trên thị trường ngày càng phát triển đa dạng các sản phẩm được quảng cáo là có chức năng chữa hoàn toàn các triệu chứng của tụt lợi, hở chân răng. Tuy vậy, các sản phẩm không qua kê đơn của nha sĩ chỉ có tác dụng phòng chống và sử dụng trong giai đoạn đầu.
Những phương pháp chữa tụt lợi răng tại nhà có đáng tin? (Ảnh: Internet)
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh lợi bất cập hại, người bệnh nên chọn các cơ sở y tế có đảm bảo về mặt kỹ thuật để chữa trị dứt điểm, tránh tình trạng bệnh tái phát hoặc trở nặng, gây nên nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.
Nên chữa hở chân răng ở đâu?
Hiện tại, các cơ sở khám và chữa các vấn đề về răng miệng ngày càng nhiều, ngày một đa dạng về quy mô, hình thức cũng như dịch vụ. Tuy vậy, không dễ dàng tìm được một trung tâm nha khoa thật sự đảm bảo đủ các yếu tố an toàn – chất lượng – hiệu quả. Để việc khám và chữa các bệnh răng miệng không còn là vấn đề gây băn khoăn với nhiều người. Nha khoa Tân Định là một trong số những lựa chọn có thể đảm bảo những yêu cầu trên một cách tận tâm.
Nên chữa tụt lợi răng ở đâu? (Ảnh: Internet)
Nha Khoa Tân Định có những điểm gì đặc biệt?
Tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, do bác sĩ Tôn Thất Ngọc đứng tên và làm chủ. Tính tới thời điểm hiện tại, Nha khoa Tân Định đã xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc. Với 17 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết mọi tình trạng răng miệng của khách hàng. Gần hai thập kỷ không ngừng phát triển và tự thay đổi. Hiện nay Tân Định đã quy tụ một đội ngũ y bác sĩ cùng điều dưỡng với hiểu biết và tay nghề cao. Cùng sự tận tâm với khách hàng.
Nha Khoa Tân Định – địa chỉ nha khoa chuyên sâu, uy tín tại TP. HCM (Ảnh: Internet)
Hệ thống cơ sở vật chất ngày càng tân tiến, đảm bảo đem lại cảm giác an toàn, hợp vệ sinh. Giúp rút ngắn thời gian điều trị và đem lại ít đau đớn cho người bệnh, với một mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, Tân Định đã có những bước tiến xa hơn trong việc xây dựng những dịch vụ uy tín cho khách hàng. Website của Nha khoa Tân Định được thiết kế thân thiện và dễ dàng tiếp cận. Đem đến cho khách hàng những thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất về các chứng bệnh răng miệng mà khách hàng có thể đang gặp phải.
Lời kết
Đừng để tụt lợi răng trở thành nỗi ám ảnh bạn. Hãy điều trị sớm nhất nhé! (Ảnh: Internet)
Với tất cả sự tận tụy với khách hàng, Tân Định đang ngày càng phấn đấu tự hoàn thiện mình dưới phương châm đã đặt ra – “Your smile, Our passion” (Nụ cười của bạn – Đam mê của chúng tôi). Bởi vậy, Tân Định là một lựa chọn đáng tin cậy cho các vấn đề răng miệng dù là phức tạp, một cách tiết kiệm và hiệu quả. Nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề liên quan tới hở chân răng hoặc các bệnh lý khác về răng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0932 678 648.
Răng thưa sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới vai trò nhai của răng. Khiến răng dễ mắc các bệnh như: sâu răng, nha chu…Bên cạnh đó tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy có những cách nào điều trị răng thưa? Hãy đón đọc bài viết: “Răng thưa có niềng được không? Nên niềng răng thưa ở đâu?“. Và bài viết: “Trám răng thưa thẩm mỹ là gì? Nên trám răng thưa ở đâu?”
Tác giả: Nha khoa Tân Định
Từ khóa » Hé Răng Là Gì
-
Hé Răng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Hé Răng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "hé Răng" - Là Gì?
-
Những Người Nói Chuyện Không Hở Răng Vận Mệnh, Tính Cách Thế Nào?
-
Cung Răng Là Gì? Cách đọc Và Quan Sát Vị Trí Các Răng | Vinmec
-
Răng Người Có Bao Nhiêu Loại Và Bao Nhiêu Chiếc? | Vinmec
-
Hệ Răng Sữa Và Răng Vĩnh Viễn ở Loài Người - Nha Khoa AVA
-
Chức Năng Của Hệ Răng Sữa Là Gì ? - Nha Khoa AVA
-
Cao Răng Là Gì Và Những điều Nên Biết Về Lấy Cao Răng | Medlatec
-
Có Bao Nhiêu Kiểu Cười? Làm Thế Nào Để Có Nụ Cười Đẹp?
-
Nhổ Răng
-
Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Ăn Uống Gì để Trẻ Có Răng Khỏe đẹp