Hồ Chí Minh, Nhà Trung Quốc Học Uyên Bác | C. Mác; Ph. Ăngghen

  • Trang chủ
  • C. Mác; Ph. Ăngghen; V. I. Lênin; Hồ Chí Minh
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
  • Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương
  • Các Ban Đảng Trung ương
  • Các Đảng bộ trực thuộc Trung ương
  • Tư liệuvăn kiện Đảng
  • Hệ thống văn bản
  • Hồ sơ - Sự kiện Nhân chứng
Thứ Tư, 1/1/2025 Hồ Chí Minh
  • Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp
  • |
  • Tác phẩm
  • |
  • Nghiên cứu, học tập tư tưởng
  • |
  • Tư liệu ảnh, hình ảnh, âm thanh
Thứ Tư, 7/10/2015 13:59'(GMT+7) Hồ Chí Minh, nhà Trung Quốc học uyên bác

Trong bài "Hồ Chí Minh, nhà Trung Quốc học đương đại vĩ đại nhất của Việt Nam", nhà ngoại giao công tác nhiều nǎm ở Trung Quốc Dương Danh Dy đã nghiên cứu về Bác, lãnh tụ thiên tài còn là một nhà ngoại giao hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc. Bài viết cho thấy tác giả đã thai nghén, ấp ủ đề tài này từ những nǎm tháng Bác còn sống. Nhiều suy tư và kinh nghiệm đọc, kinh nghiệm sống của tác giả đã dồn cho công việc nghiên cứu này. Nhân kỷ niệm 111 nǎm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc Tế trân trọng giới thiệu một số đoạn trong bài viết rất có giá trị này của tác giả Dương Danh Dy*. ...Chúng ta đều biết, Bác Hồ xuất thân trong một gia đình khoa bảng, ngay từ nhỏ đã được học chữ Hán một cách cơ bản. Trình độ Hán ngữ của Bác chắc chắn đã được bổ sung và nâng cao khi Người quen biết một số nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc ở Paris (1917-1923) như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân... (trong đó có cả nhà thơ Trung Quốc Tiêu Tam mà Bác là người giới thiệu vào Đảng Cộng sản Pháp) cũng như trong những lần Người hoạt động và bị bọn Quốc Dân đảng giam giữ ở Trung Quốc: lần thứ nhất từ nǎm 1924-1927 ở Quảng Châu (tôi dự đoán Bác đã nói được tiếng Trung Quốc trong thời gian ở Pháp - vì khi ở Quảng Châu danh nghĩa công khai của Bác là phiên dịch cho cố vấn người Liên Xô, Bôrôđin với Đảng Cộng sản Trung Quốc). Lần thứ hai từ nǎm 1938 đến đầu nǎm 1941, người từ Liên Xô qua Trung Quốc trở về nước. Lần thứ ba từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, Bác bị bọn phản động Quốc Dân đảng giam giữ tại Quảng Tây. Sự tinh thông Hán ngữ của Bác thể hiện ở những bài thơ Bác làm bằng chữ Hán mà chúng ta đều biết qua tập "Ngục trung nhật ký" và những bài khác. Những bài thơ làm theo thể Đường luật của Bác hay đến mức mà Quách Mạt Nhược - nhà vǎn hoá lớn của Trung Quốc phải thốt lên, nếu để lẫn với thơ Đường khó phân biệt được (đại ý). Đấy là trình độ viết. Còn trình độ nghe và nói của Bác ra sao. Ta hãy nghe người Trung Quốc đánh giá: "Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng lâu dài ở Trung Quốc, rất tinh thông Hán ngữ. Khi xem vở kịch Truy Ngư, không cần phiên dịch cũng hiểu được tám, chín phần nếu như không muốn nói là tất cả (xin mở ngoặc - đó là một trình độ rất cao). Hồ Chí Minh hiểu rõ vǎn hóa Trung Quốc, ngày 1/8/1959 đến thǎm Bảo tàng Lư Sơn. Khi vào phòng nghỉ thấy trên một chiếc bàn lớn đã để sẵn giấy Tuyên, nghiên mực và mấy chiếc bút lông to nhỏ khác nhau, vừa nhìn Hồ Chí Minh đã biết ngay dụng ý của chủ nhân là muốn mình đề chữ. Vì vậy sau khi Bí thư Đảng uỷ Cục quản lý Lư Sơn đề nghị, Người đã đi đến trước bàn hỏi các đồng chí Trung Quốc: dùng ngón tay viết có được không? Bí thư Đảng uỷ trả lời xin tuỳ Hồ Chủ tịch! Thế là Hồ Chí Minh nghiêng người về phía trước, nhúng ngón tay vào nghiên mực viết ba chữ Hán rất có lực "Lư Sơn hảo" (Lư Sơn đẹp). Viết xong, Người rửa tay, dùng bút lông đề lạc khoản "tháng 8/1959, Hồ Chí Minh". Bức đề chữ này được treo ở phòng trưng bày của Bảo tàng Lư Sơn.

* ...Tháng 8/1960, Hồ Chí Minh đến Trung Quốc, lúc này bất đồng Trung - Xô đã công khai bộc lộ, Mao Trạch Đông sau khi trình bày với Hồ Chí Minh những nguyên nhân gây nên bất đồng đã biểu thị sẽ dùng phương thức "đoàn kết - phê bình - đoàn kết" để đối xử với Liên Xô. Hồ Chí Minh đồng ý nguyên tắc đó nhưng cho rằng "phương pháp mà các đồng chí Trung Quốc sử dụng có lúc dường như không hiểu lắm tính cách cá nhân đồng chí phương Tây cho nên hiệu quả không tốt". - Nói rất đúng, chúng tôi cũng phải chú ý phương thức phê bình. Mao Trạch Đông nói. Để trình bày rõ hơn nữa quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã thuận tay cầm lấy bao thuốc lá giơ lên trước mặt nói: "Lấy việc mời người hút thuốc lá làm ví dụ, cầm cả bao thuốc mời người ta, người ta sẽ vui lòng nhận ngay; còn nếu quǎng điếu thuốc lá lên bàn nói "hút thuốc đi", sẽ có người không vừa ý". Vừa nói Hồ Chí Minh vừa quǎng thuốc lá lên bàn, rồi nói tiếp: "Sự thực không hẳn như vậy, nhưng tập quán cá nhân có khác nhau. Người phương Tây nói chung không thích phương thức mời sau. Nguyên tắc phê bình là đã biết thì nói, đã nói thì nói hết. Thế nhưng phương thức nói làm người ta không thích thì hiệu quả không tốt". Mao Trạch Đông gật đầu, tán thành cách nói của Hồ Chí Minh: "Phải dùng ngôn ngữ khoa học, giống như Mác, Ǎnghen, Lênin đã phê bình. Không thô bạo, phê bình phải chuẩn xác, rõ ràng, sinh động! - Phải thêm tình đồng chí. Hồ Chí Minh bổ sung. * ...Còn có thể nêu nhiều dẫn chứng, cho thấy sự am hiểu sâu sắc vǎn hóa Trung Quốc của Hồ Chí Minh, ở đây xin phép nêu một nhận định: Bác không những hiểu biết sâu sắc mà còn vận dụng một cách sáng tạo, dân tộc hoá những câu nói - ý nghĩ hay của Trung Quốc cổ đại vào hoàn cảnh Việt Nam đương đại: Phải thẳng thắn nói rằng một số câu nói của Bác, mà hiện nay chúng ta thường nhắc, như: - "Vì lợi ích mười nǎm trồng cây; vì lợi ích trǎm nǎm trồng người" bắt nguồn từ câu: "Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; bách niên chi kế, mạc như thụ nhân" trong "Quản tử - Quyền tu". - "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng", bắt nguồn từ câu: "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân" trong "Luận Ngữ" hoặc dịch câu thơ của Lỗ Tấn: "Hoàn mi lãnh đối thiên phu chỉ, phủ thủ cam vi nhụ tử ngưu" thành: "Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng" trong dịp Đảng Lao động Việt Nam công khai ra mắt. v.v... Tôi cảm thấy: không những Bác am hiểu sâu sắc vǎn hóa Trung Quốc mà trong tâm hồn Người dường như có một chỗ rất sâu kín, rất trân trọng, rất tình cảm dành cho nền vǎn hóa đó, đến nỗi nó đi vào Di chúc của Bác một cách hết sức tự nhiên. "Nhân sinh thất thập cổ lai hy" (người bảy mươi tuổi xưa nay hiếm) Bác trích và dịch thơ Đỗ Phủ và tự hào rằng mình đã vượt xa cái ngưỡng tuổi đó (nhưng có lẽ chính là để an ủi con cháu trước khi Người đi xa). * ...Để kết thúc bài viết này, tôi muốn kể lại hai mẩu chuyện nữa về nhà Trung Quốc học - Hồ Chí Minh của chúng ta: - Nǎm 1956, Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô - Vôrôxilôp sang thǎm nước ta, cùng đi trong đoàn có Fêđôtôp, Thứ trưởng Ngoại giao - nhà Trung Quốc học, nhà vǎn của Liên Xô. Trong dịp đó, Bác đã đến thǎm nơi ở của Chủ tịch Vôrôxilôp. Để đáp lễ, Chủ tịch Vôrôxilôp đề nghị tới thǎm nơi ở của Bác, nhưng Bác từ chối (lúc đó Bác đang ở trong cǎn phòng của người thợ sửa chữa điện của Phủ Toàn quyền cũ). Chủ tịch Vôrôxilôp giao nhiệm vụ phải đến thǎm nơi ở của đồng chí Hồ Chí Minh cho ông Fêđôtôp. Biết Bác là người tinh thông Hán học, ông này khi đề cập đến chuyện đó đã dùng câu trong kinh Lễ viết mấy dòng: "Lễ thượng vãng lai, hữu vãng vô lai, phi lễ dã" (lễ là có đi có lại, có đi không có lại, không phải là lễ). Đọc xong, Bác đồng ý để Chủ tịch Vôrôxilôp đến nơi ở của mình. Giữa nǎm 1964, đồng chí Bành Chân - Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thǎm Việt Nam. Lúc này quan hệ Xô - Trung rất cǎng thẳng, do thái độ đúng đắn của Đảng ta, đó đây có dư luận cho rằng Việt Nam ngả theo xét lại. Biết được điều đó, khi tiễn đồng chí Bành Chân, Bác đã đọc hai câu thơ Đường của Vương Xương Linh: Bắc Kinh thân hữu như tương vấn, Nhất phiến bǎng tâm tại ngọc hồ. (Nghĩa là: Bạn thân Bắc Kinh nếu có lời hỏi thǎm, (thì thưa hộ rằng tôi) vẫn giữ một tấm lòng trong trắng như bǎng trong bình ngọc) để nói lên sự trung thành tuyệt đối của Đảng ta - của Bác - đối với chủ nghĩa Mác Lênin. Cái hay cái tài của Bác ở đây là, Bác chỉ đổi hai chữ Lạc Dương trong nguyên vǎn thành hai chữ Bắc Kinh, là đã nói được đầy đủ cái ý định nói. Nên nhớ, hai câu thơ, hoặc cả bài thơ tứ tuyệt đó rất được phổ biến ở Trung Quốc, câu thơ đó của Bác có tác động rất lớn lúc bấy giờ. Bắc Kinh - Hà Nội 3/9/1969-19/5/2001

Nguồn: Báo Quốc tế, ngày 16/5/2001

  • Tweet
Tags:

Phản hồi

Ý kiến của bạn:(Không quá 1000 ký tự) Còn lại: 1000 ký tự

Thông tin người gửi phản hồi

  • Họ và tên*
  • Email*
  • Mã bảo vệ*

Các tin khác

  • Thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Báo chí nước ngoài nói về thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thơ Tố Hữu
  • Thǎm Côn Sơn
  • Kẹo Bác Hồ
  • Bác về
  • Nhãn Hưng Yên trong vườn Bác
  • Con về quê Bác làng Sen
  • Cháu nhớ Bác Hồ
  • Cháu nhớ Bác Hồ
Chủ trương, chính sách mới

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Tư liệu văn kiện Đảng
  • Lịch sử Đảng
  • Đảng kỳ
  • Điều lệ Đảng
  • Sách chính trị
  • Văn kiện Đảng toàn tập
  • Giới thiệu văn kiện Đảng
  • Văn kiện Đại hội Đảng
  • Hội nghị BCH Trung ương
Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng
  • Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế
  • Các nước, vùng lãnh thổ Các nước, vùng lãnh thổ
  • Tổ chức quốc tế Tổ chức quốc tế
  • Luật quốc tế Luật quốc tế
  • Sự kiện và nhân chứng Sự kiện và nhân chứng
Liên kết website Liên kết website Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Trang tin điện tử Hồ Chí Minh Báo Nhân dân Tạp chí Cộng sản Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG. © 2018 Bản quyền thuộc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Địa chỉ: 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 08 048161 / 08 048160 / 08 048458 - Fax: 08 044175 Email: dangcongsan@cpv.org.vn Giấy phép số: 373/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông Thiết kế bởi Acomm Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Biên tập: Nguyễn Công Dũng Phó Tổng Biên tập Thường trực: Đỗ Thị Thu Hiên Phó Tổng Biên tập: Phạm Đức Thái Ủy viên Ban Biên tập: Vũ Diệu Thu; Lương Thị Thanh Hoa; Nguyễn Thị Mai Phương

Từ khóa » Tính Uyên Bác