THI PHÁP Văn Học TRUNG đại - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.91 KB, 16 trang )
ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠIA.. Khái quát về văn học trung đại1. Văn học Việt Nam thời trung đại phát triển suốt chiều dài mười thế kỷ xã hộiphong kiến. Đây là một thời kỳ văn học có tầm quan trọng đặc biệt, góp phầnlàm nên diện mạo văn chương, tư tưởng, mỹ học của dân tộc.2. VH phản ánh cuộc sống nên cũng sẽ chịu ảnh hưởng, tác động từ cuộc sống.VHTĐ VN phát triển trong bối cảnh xã hội phong kiến nên chịu ảnh hưởng bởinhững tư tưởng, học thuyết, quan niệm về con người, thế giới, về thiên nhiên,thời gian và không gian của thời phong kiến. Vì thế, VHTĐ có một hệ thống thipháp riêng, rất đặc trưng của thời đại.B.. Đặc trưng thi pháp văn học trung đạiI.. Hệ thống ước lệ thẩm mỹ cổ điển1. Ước lệ trong văn học nói chung:- Văn học nghệ thuật mọi thời, mọi dân tộc bao giờ cũng có tính ước lệnhất định. Bởi lẽ, văn học không phải là đời sống thực tại. Vh là ước lệcủa đời sống thực tại. Nó là một tín hiệu riêng của cộng đồng văn học. Mỗithời đại có một cộng đồng văn học riêng (Cộng đồng văn học thời trung đại lànhững trí thức Hán học, cộng đồng văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến 1945 làcác tầng lớp thị dân ở đô thị, thị trấn) nên sẽ có hệ thống ước lệ riêng. VH hiệnđại cũng có những ước lệ riêng. VD. Trong văn học giai đoạn 1945-1975, hìnhtượng người lính thường mang những đặc điểm: có lí tưởng cao đẹp, có lòngyêu nước, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho tổ quốc, bất chấp mọi giankhổ, khó khăn.Chính Hữu: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh….nắm lấy bàn tay”Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc….độc hành”Phạm Tiến Duật: “Không có kính ừ thì có bụi….”Lê Minh Khuê: những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường TrườngSơn vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ cao điểm, đảm bảo thông xe..2. Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam:a. Ước lệ là một đặc trưng thi pháp của văn học trung đại.- Trong văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để,nghiêm túc và phổ biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạtthế giới bằng hệ thống nghệ thuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặctrưng thi pháp của văn học.- Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiếnvà cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.- Vì sao VHTĐ lại có tính ước lệ đậm nét như thế? Vì: Xã hội phong kiến làmột xã hội đẳng cấp, lắm nghi thức, công thức. Xã hội bị lễ nghĩa trói buộc, nênvăn chương tất phải ước lệ. XH coi lễ nghi là sang thì văn chương coi ước lệ làđẹp. Trong xã hội, càng quí phái càng lắm lễ nghi phức tạp thì trong vănchương, càng lắm ước lệ cầu kì càng được coi là văn chương cao cấp.Vănchương bình dân ít ước lệ hơn nhưng chính vì thế mà bị coi khinh và khôngđược xem là văn chương đích thực, văn chương chính thốngb. Ước lệ bao gồm ba tính chất:- Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ.- Tính sùng cổ.- Tính phi ngã.b1. Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ*. Tính uyên bác- Vì sao văn chương trung đại có tính uyên bác?Cộng đồng văn học thời trung đại là những người trí thức Hán học tàihoa, gọi là những bậc tao nhân mặc khách. Cả người sáng tác và người đọcđều là những người làu thông kinh sử, uyên bác, thông thuộc những điển tích,điển cố, có trong đầu cả một kho văn liệu, thi liệu phong phú. VD. Độc giả củaNguyễn Khuyến chỉ có thể là Dương Lâm hay Dương Khuê, là những nhà Nhocó tài năng, học cao biết rộng. Cho nên, khi Dương Khuê mất thì NguyễnKhuyến chẳng muốn sáng tác làm gì nữa: “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết /Viết đưa ai, ai biết mà đưa” (Khóc Dương Khuê)-. Tính uyên bác của văn học trung đại biểu hiện như thế nào?Văn chương TĐ sử dụng nhiều điển tích, điển cố, những thi liệu được họctập từ những áng văn bất hủ của người xưa. Văn chương càng uyên bácthì càng có sức hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao, được đề cao, coi trọng.Thứ văn chương nôm na, đời thường của người bình dân không được xem làvăn chương chính thống vì nó không có tính bác học.Các trí thức Hán học cảmthấy thú vị khi được những câu thơ của Nguyễn Du đã vận dụng tài tính nhữngthi liệu cũ:VD: Công danh nam tử còn vương nợ / Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu(Phạm Ngũ Lão)VD:Thời lai đồ điếu thành công dị / Vận khứ anh hùng ẩm hận đa (Đặng Dung)VD: Sân Lai cách mấy năng mưa / Có khi gốc tử đã vừa người ôm.Sân Lai: Sân nhà lão Lai Tử. Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai tử người nước Sởthời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹxem để mua vui cho cha mẹ. Ở đây, sân Lai chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều.Gốc tử: gốc cây tử (cây thị), chỉ cha mẹ. Theo điển cũ nói cây dâu và cây tử lànhững cây do cha mẹ trồng ở quanh nhà. Câu này ý nói cha mẹ đã già rồi.VD: Dập dìu lá gió cành chim / Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.Tống Ngọc, Trường Khanh: Tống Ngọc là một tác giả nổi tiếng về thể phú thờiChiến quốc, trong đó có bài Phú Cao Đường. Trong lời tựa bài phú có nói TổngNgọc kể chuyện tiên vương nước Sở chiêm bao gặp thần nữ núi Vu Sơn sánglàm mây, chiều làm mưa. Trong văn cảnh câu thơ, “Tống Ngọc” chỉ loại kháchchơi phong lưu. Trường Khanh là tên tự của Tư Mã Tương Như, danh sĩ đờiHán, người từng gảy khúc nhạc “Phượng cầu kì hoàng” (Chim phượng tìmchim hoàng) để quyến rũ Trác Văn Quân, một quả phụ xinh đẹp nổi tiếng. Ởđây, Trường Khanh cũng chỉ loại người ăn chơi, phong lưu.*. Tính cách điệu hóa cao độ- Vì sao văn chương TĐ có tính cách điệu hóa?Tác giả của thơ văn TĐ là những bậc tao nhân mặc khách. Họ có ý thứctạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, khác với cái nôm na của đờisống thực tại. Vì thế, cái có thật đi vào thế giới ấy phải được cách điệuhóa cao độ. Người ta xem thường văn xuôi vì văn xuôi gần với đời sống thựctại, ít được cách điệu hóa. Người ta coi trọng thơ ca vì thơ ca mới là thứ ngônngữ giàu tính cách điệu. Hình tượng nghệ thuật càng cách điệu càng đẹp.-. Tính cách điệu hóa của văn chương TĐ biểu hiện thế nào?+ Con người trong văn chương phải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây, màyliễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc,... Cử chỉ, đi đứng, ăn nói tựa như đangsống trong thế giới của nghệ thuật sân khấu:Hài văn lần bước dặm xanhMột vùng như thể cây quỳnh cành daoChàng Vương quen mặt ra chàoHai Kiều e lệ nép vào dưới hoa(Nguyễn Du)+ Tạo vật thiên nhiên đi vào văn chương cũng phải thật sang quý vàđẹp như mai, lan, cúc, trúc hay tùng, bách, liễu,...Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏiDặm liễu sương sa khách bước dồn(Bà Huyện Thanh Quan)Hái cúc, ương lan hương bén áoTìm mai, đạp nguyệt tuyết xâm khăn (Nguyễn Trãi)Kho thu phong nguyệt đầy qua nócThuyền chở yên hà nặng vạy then (Nguyễn Trãi)+ Nhìn chung, văn chương thời ấy không chú ý tả thực. Tả thực nếu có,chỉ dùng cho những nhân vật phản diện, phàm tục như Mã giám sinh, SởKhanh, Tú bà; Bùi Kiệm, Trịnh Hâm:Thoắt trông nhờn nhợt màu daĂn chi cao lớn đẫy đà lám sao ?(Nguyễn Du)Con người Bùi Kiệm máu dêNgồi thề lê mặt như sề thịt trâu !(Nguyễn Đình Chiểu)“Quá niên trạc ngoại tứ tuầnMày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” (Nguyễn Du)“Thoắt trông đã thấy Sở Khanh lẻn vào” (NDu)+ Thời bấy giờ, người ta quan niệm con người không hòan thiện,hòan mỹ bằng tạo hóa, không tài hoa bằng hóa công. Vì thế, những gì cần lýtưởng hóa đều phải được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thànhchuẩn mực cho cái đẹp của con người. Còn những tiểu nhân chỉ có thể sosánh với xác của chúng,mới tả thực.VD. Khi tả Thúy Kiều, Thúy Vân Nguyễn Du so sánh với những vẻ đẹp của thiênnhiên:“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nangHoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc, tuyết nhường màu da…..Làn thu thủy, nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”b2. Tính sùng cổ- Vì sao văn chương TĐ có tính sùng cổ?Do quan niệm thời gian tuần hoàn, thời gian không đi mất mà quay trởlại nguồn gốc nên trong văn chương cổ của dân tộc ta, các nhà văn luôncó xu hướng tìm về quá khứ.Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp,lẽ phải, đạo đức. Với họ thời đại hòang kim không có trong thực tại. Thời đạihòang kim chỉ có vào thời Nghiêu, Thuấn; người anh hùng nghĩa sĩ lý tưởng làKỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng (Hịch tướng sĩ văn). Chân lý quá khứ là chân lý cósức sáng tỏa muôn đời.-. Biểu hiện của tính sùng cổ?+Văn chương thường lấy tiền đề là lý lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân, củalịch sử xa xưaVD. Mở đầu bức thư gửi Vương Thông, Nguyễn Trãi đưa ra lí lẽ của ngườixưa: “Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu thời thế. Được thời và có thế thì biếnmất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu,yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ trong trở bàn tay” (Trích “Thư lại dụVương Thông” – Nguyễn Trãi)VD: Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đờiThành Vương ba lần dời đô. Há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tựtiện di dời. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế chocon cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiệnthì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. (Thiên đô chiếu)VD: “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sángtrên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả chothiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài ma fkhoong đượcđời dùng, thì đó chưa phải là ý trời sinh ra người hiền vậy” (Chiếu cầu hiền –Ngô Thị Nhậm).+ Văn học đầy rẫy những điển tích, điển cố. Mẫu mực của văn chương cũngnhư vậy. Thơ ca không ai có thể vượt qua những thi thánh, thi thần như LýBạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...Các nhà văn đời sau thường “tập cổ” vay mượnvăn liệu, thi tứ, hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trướcmà không bị đanh giá là “Đạo văn”. Ngược lại, họ được đánh giá là một câybút đạo đức, sang trọng; tác phẩm của họ rất giàu gía trị.VD: “Giường kia treo cũng hững hờĐàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)Giường kia…hờ: Câu thơ nhắc điển Trần Phồn thời Hậu Hán sắm chiếc giườngdành riêng cho người bạn thân là Từ Trĩ, khi bạn đến thì đem giường xuống,khi bạn về thì treo cất đi.Đàn kia…tiếng đàn: Cả câu nhắc đến điển Bá Nha – Chung Tử Kì, hai ngườibạn tri âm. Bá Nha rất giỏi đàn. Chung Tử Kì chỉ nghe tiếng đàn của Bá Nhamà như nhìn thấu cõi lòng người chơi. Khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đập đànkhông gảy nữa vì cho rằng thế là thiên hạ đã hết người hiểu được tiếng đàncủa mình.VD: Sầu đong càng lắc càng đầy / Ba thu dồn lại một ngày dài ghê” (NguyễnDu)Kinh Thi (TQ) có câu: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (một ngày khôngthấy nhau như ba năm xa cách).b3. Tính phi ngã-. Vì sao văn chương TĐ có tính phi ngã?Trong thời phong kiến, ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện pháttriển. Sự khinh trọng đối với một cá nhân không căn cứ vào phẩm giácủa chính cá nhân ấy mà căn cứ vào cá nhân ấy thuộc dòng họ nào, đẳngcấp nào, có địa vị gì trong xã hội. Chưa có tình yêu tự do. Hôn nhân đượcxây dựng dựa trên mỗi tương quan giữa những người cùng đẳng cấp (mônđăng hộ đối), phải có dự nhất trí của cha mẹ (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy).Người có văn hóa, có giáo dục là người biết thu nhỏ, hạ thấp “cái tôi” cánhân của mình xuống (VD: Kẻ ngu này trộm nghĩ, Mời đại huynh đến thăm tệxá).--> NHững đặc điểm xã hội đó đã đẻ ra hệ thống ước lệ nghệ thuật có tínhchất phi ngã.-. Biểu hiện của tính phi ngã trong VHTĐ+ Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng con mắt quan sátcủa cá nhân mình, không bằng hình ảnh ngôn từ, nhịp điệu, tình tiết docá nhân mình sáng tạo ra mà bằng những ước lệ của cộng đồng.+ Tranh vẽ, thơ vịnh đều có sự quy định theo một công thức nhất định: tứquý (mai, lan, cúc, trúc), tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ thú (giai thì, mỹcảnh, thắng sự, lương bằng),... Tạo vật thì phải là xuân lan, thu cúc, hoa điểu,tùng hạc, con người thì ngư, tiều, canh, mục. Buổi chiều phải có chim bay về tổ,mục đồng thổi sáo réo rắt ngồi trên mình trâu về thôn xa, người lữ thứ bướcvội trên đường, chùa xa chuông ngân tiếng âm trầm giục giã khách giang hồ(VD: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi / Dặm liễu sương sa khách bước dồn;Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà),... Cảnh trăngkhuya thì có thuyền gối bãi, thuyền chở trăng(VD: Cỏ xuân như khói bến xuân tươiLại có mưa xuân nước vỗ trờiQuạnh quẽ đường đồng thưa vắng kháchCon đò gối bãi suốt ngày ngơi)đêm thì có tiếng dế nỉ non, tiếng gà gáy văng vẳng, giọt ba tiêu thánh thót rơibuồn,.tiếng trống canh..(VD: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ TRơ cái hồng nhan với nước non)VD: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bomOán hận trông ra khắp mọi chòm (Hồ Xuân Hương)+ Truyện luôn có nhân vật giai nhân tài tử(Thúy Kiều – Kim Trọng), traianh hùng gặp gái thuyền quyên(VD: Truyện Kiều: Trai anh hùng, gái thuyềnquyên / Phỉ quyền sáng phượng đẹp duyên cưỡi rồng Thúy Kiều – Từ Hải).Gái đẹp luôn được miêu tả: mặt hoa da phấn, “làn thu thủy nét xuân sơn”, lưngong, gót sen; anh hùng thì râu hùm hàm én; đấng trượng phu, bậc quân tửđược ví như cây tùng, cây bách nơi chốn lâm tuyền, sẽ làm rường cột cho quốcgia,... Cốt truyện thì theo một công thức định sẵn như: gặp gỡ, ly tán, đòanviên,. (VD: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên)..+ Thơ phải cách luật. Luật phối thanh bằng trắc của thơ phú cũng quyđịnh nghiêm ngặt, chặt chẽ, khiến cho người làm thơ phải diễn tả thếgiới bằng thính giác có tinh “phi ngã” của cộng đồng tao nhân mặckhách. Bố cục thơ cũng định sẵn, bất di bất dịch. Ngay cả tiêu đề thơ cũngquanh quẩn: ngôn hòai, thuật hoài, ngôn chí. VD: Thuật hoài của Phạm NgũLão, Cảm hoài của Đặng Dung.+ Người viết văn làm thơ có một kho điển cố, kho thi liệu, văn liệuchung. Tất cả đều là những hình ảnh, những ngôn từ ước lệ phi ngã. Nóichuyện tri âm, tri kỉ thì “mắt xanh chẳng để ai vào”, nói tình yêu lỡ dỡ thì cóchuyện Thôi Oanh Oanh, Trương Quân Thụy. Nói người phụ nữ tài hoa thì vínhư nàng Ban (Ban Chiêu, người thông minh, giỏi thơ ca khi mới 13 tuổi, biênsoạn Hán thư còn bỏ dở của Cha và anh), ả Tạ (Tạ Đạo Uẩn). Cha mẹ là huyênđường, vợ chồng là tao khang. Nhớ quê hương thì trông áng mây Tần xa xa...Tất cả đều có nguồn gốc ở trong văn chương cổ Trung Hoa mà người viết văn,làm thơ cũng như người đọc văn, đọc thơ phải thông thạo.- Lưu ý:Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã không có nghĩatrong tác phẩm văn chương không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởilao động nghệ thuật là một họat động sáng tạo; văn học chân chính khôngchấp nhận công thức, sáo mòn. Trong văn học thời trung đại của dân tộc ta,các cây bút lớn đều khẳng định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của họ.Tiến trình văn học đã khẳng định điều đó. Chúng ta không thể phủ nhận cá tínhsáng tạo của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà,... Chỉ có điều, do tính qui phạm nghệthuật; nên sự khác biệt trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của các câybút ấy chỉ là những biến thức khác nhau của sự vận dụng những chuẩn mựcchung của cộng đồng văn học bấy giờ mà thôi.II. Thiên nhiên trong văn thơ trung đại1.. Vai trò của thiên nhiên trong văn thơ trung đại- Trong văn chương Trung đại, thiên nhiên có vai trò rất quan trọng, làmnên diện mạo, linh hồn của tác phẩm, biểu hiện những quan niệm, tưtưởng của tác giả về cuộc đời, về cái đẹp\. Bởi vậy, thiên nhiên dườngnhư không thể vắng bóng trong TP.- Vì sao? Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp thô sơcủa thời trung đại. Thời ấy con người sống giữa thiên nhiên. Con người trựctiếp khai thác thiên nhiên bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên lànguồn nuôi dưỡng tinh thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặttrong cuộc sống gia đình, xã hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền vănminh lúa nước. Thiên nhiên là thức ăn, thức uống, là người chứng kiến mọisinh hoạt của con người, là nơi trai gái hò hẹn, bạn bè gặp gỡ hoặc chia tay, lànơi con người sinh ra và lớn lên, sinh con đẻ cái, cũng là nơi gửi gắm nắmxương tàn khi từ giã cõi đời…2. Thiên nhiên trong văn thơ trung đại được thể hiện thế nào?- Thiên nhiên được cảm nhận như là một chủ thể. Con người đã gán chothiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên nhiênchưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đốitượng hiện thực của văn học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xemthiên nhiên như là một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức mộtcách không tự giác.VDThu ăn măng trúc đông ăn giáXuân tắm hồ sen hạ tắm ao(Nguyễn Bỉnh Khiêm)Những hình ảnh thiên nhiên (thu, đông, xuân, hạ, măng trúc, giá, hồ , ao)được nhắc đến trong câu thơ không nhằm mục đích vịnh cảnh, miêu tả vẻ đẹpvốn có mà nhằm mục đích thể hiện lối sông thanh cao, đạm bạc của một nhàNho đã cáo quan về ở ẩn.VD: Kho thu phong nguyệt đầy qua nócThuyền chở yên hà nặng vạy then (Nguyễn Trãi)“Hái cúc ương lan hương bén áoTìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn”Tình yêu thiên nhiên, sự nâng niu, gắn bó với thiên nhiên của NguyễnTrãi.(Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng sựsống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một kháchthể với những đặc điểm vốn có của nó. VD: Tre xanh, xanh tự bao giờ?/ Chuyệnngày xưa đã có bờ tre xanh / Thân gầy guộc, lá mong manh / Mà sao nên lũynên thành tre ơi)- Từ tư tưỏng và quan niệm trên, văn chương trung đại đã miêu tả thiênnhiên theo một bút pháp đặc biệt: không tả hình xác của tạo vật mà gợitả linh hồn của thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành những hình ảnhtượng trưng, chứa đựng những cảm giác, tư tưởng của con người.VD:Xuân đến trăm hoa nởXuân đi trăm hoa rụng...Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hếtĐêm qua sân trước một nhành mai(Mãn Giác Thiền sư) Bài thơ của Mãn Giác Thiền sư có nhắc đến thiên nhiên qua các từ xuân,hoa nở, hoa rụng, nhành mai nhưng tác giả không miêu tả đặc điểm của hoamà chỉ thông qua hình ảnh hoa nở, hoa rụng, nhành mai để diễn đạt một tưtưởng triết lí: Theo quy luật tự nhiên, khi xuân đến thì hoa nở, xuân đi thì hoatàn, thời gian vũ trụ vận động tuần hoàn, xuân đi rồi xuân sẽ trở lại nhưng thờigian của đời người thì hữu hạn. Việc đời cứ dài dằng dặc mà tuổi già đã đến.Dẫu vậy, ta vẫn có một niềm lạc quan, tin tưởng. Xuân qua nhưng hoa chưarụng hết. Đêm qua vẫn có một nhành mai nở trước sân. Ta tin vẫn còn có thểcống hiến cho đời.- Thiên nhiên có linh hồn nên cũng có sang- hèn, quân tử- tiểu nhânnhư con người. Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vậttầm thường nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Cácnhà thơ bầu bạn hay tri âm tri kỷ với thiên tao nhã, sang trọng như: “Sơnthủy yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình như cốt cáchphong độ của “Mai, lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc, trúc, mai”.Quét trúc bước qua lòng suốiThưởng mai về đạp bóng trăng(Nguyễn Trãi)Hay:Nghêu ngao vui thú yên hàMai là bạn cũ hạc là người thân(Nguyễn Du)VD: Núi láng giềng, chim bầu bạnMây khách khứa, nguyệt anh tam (Nguyễn Trãi)VD: Cao Bá Quát: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.+ Họ đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm thườngcũng là để đối lập họ (người quân tử) với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắcthế:Phượng những tiếc cao diều hãy lượnHoa thường hay héo cỏ thường tươiHoặc:Đến trường đào mận ngạt chăn thôngQuê cũ ưa làm chủ trúc thông(Nguyễn Trãi)Do cảm thụ thiên nhiên như vậy, nên văn thơ có hai đặc tính:- Thiên nhiên được cảm nhận và tái hiện một cách tinh vi như muốn khám phálinh hồn ẩn kín, bí mật của tạo vật.- Thiên về màu sắc đạm bạc, đường nét thanh tao, nhưng thiếu chất sống ngồnngộn, tươi rói của thiên nhiên thực tại, phồn thực.III. Con người trong văn học trung đại1.. Con người vũ trụ* Tại sao văn chương trung đại có quan niệm con người vũ trụ?Vì thời cổ, trung đại, thiên nhiên chưa được cảm thụ như một khách thểđộc lập. Con người nhìn thế giới như một khối thống nhất và mỗi conngười là một yếu tố của toàn khối vũ trụ ấy (thiên nhiên nhất thể).*. Quan niệm con người vũ trụ biểu hiện thế nào trong văn chương TĐ?- Thơ trung đại có một thi đề phổ biến là con người một mình đối diệnđàm tâm với thiên nhiên, vũ trụ. Lòng người có thể thấu tới trời đất nên gặpoan khuất, người ta kêu trời, vạch đất: “Xanh kia thăm thẳm từng trên / Vì aigây dựng cho nên nỗi này” (Chinh phụ ngâm); Trai gái thề bồi thì viện đến núicao, biển rộng, trời chứng giám (Vầng trăng vằng vặc giữa trời / Đinh ninh haimiệng một lời song song);- Con người được so sánh với thiên nhiên, vũ trụ: Người quân tử khi xử thếthì ẩn dật chốn lâm tuyền, lấy gió trăng làm bầu bạn (Núi láng giềng, chim bầubạn…anh tam – Nguyễn Trãi); Khi xuất thế nhập cuộc thì như rồng gặp mây,“dọc ngang trời đất vẫy vùng bể khơi”; Tầm vóc và tư thế của người anh hùnglà đầu đội trời, chân đạp đất, được đo theo chiều kích vũ trụ (Hoành sóc giangsơn kháp kỉ thu/ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu; Vòng trời đất dọc ngangngang dọc / Nợ tang bồng vay trả trả vay / Chí làm trai nam, bắc, đông, tây /Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể; Đường đường một đấng anh hào / Cônquyền hơn sức lược thao gồm tài / Đội trời đạp đất ở đời / Họ Từ tên Hải vốnngười Việt Đông); Sức mạnh của người anh hùng là sức mạnh của vũ trụ: tuônmây vẫy gió, nhổ núi lay thành, thậm chí “ nắm địa cầu vừa một tí con con”;“Lùa tám cõi ném về trong một túi” (Phan Bội Châu); Người anh hùng khi thấtbại thì thẹn với trời xanh, tủi cùng sông núi; Người đẹp là người sánh ngangvới sự hoàn mĩ của vũ trụ và khiến cho trời đất cũng phải ghen tuông haykhiếp sợ (Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh– Nguyễn Du; Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn / Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa –Nguyễn Gia Thiều)- Thấu hiểu quy luật thế giới biến dịch tuần hoàn nên người quân tử luônung dungthanh thản, gặp tai biến không lo sợ sầu não, gặp vận maykhông hí hửng đắc chí, không bi quan (bĩ cực thái lai, cùng tắc biến, biếntắc thông). Trong thơ trung đại thường thấy hình ảnh con người sống theođạo trời, nhịp bước cùng tạo hóa, hòa mình vào thiên nhiên.2. Con người đạo đức* Vì sao con người trong văn chương trung đại là con người đạo đức?Vì thời cổ-trung đại, Người ta chưa phân biệt được tâm và vật. người ta gántâm cho vật. Vạn vật khách quan đều có tính chủ thể. Thời gian, không gianđều có xấu tốt, độc lành. Tòan bộ xã hội được nhìn nhận trong một hệthống tôn giáo - đạo đức nhất định tùy theo từng khu vực văn hóa.*. Biểu hiện- Văn chươngphản ánh xã hội không phải ở bình diện khách quan màchủ yếu theo quan niệm đạo đức, luân lý. Nhân loại phân hóa thành haicực đạo đức và phi đạo đức. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng phân hóathành hai tuyến: thiện và ác, chính và tà, trung và nịnh, quân tử và tiểunhân. Chủ đề đạo đức, khuynh hướng giáo huấn có tính phổ biến đối vớicác loại tiêu thuyết, cổ tích thời trung đại:Trai thời trung hiếu làm đầuGái thời tiết hạnh làm câu trau mình.(Nguyễn Đình Chiểu)- Văn chương không nhằm mục đích nhận thức hiện thực mà chỉ đểchuyên chở đạo lý, đấu tranh cho đạo lý(văn dĩ tải đạo). Chức năng giáodục của văn học được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các truyện Nôm đều kết thúc cóhậu. Văn chương gần như minh họa cho đạo đức, khẳng định triết lý: Ở hiềngặp lành, ở ác gặp ác; khuyên con người tích thiện, hành thiện.“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳmĐâm mấy thằng gian bút chẳng tà”Ai ơi lẳng lặng mà ngheDữ răn việc trước, lành dè thân sau(Nguyễn Đình Chiểu)Hay:Thiện căn ở tại lòng taChữ tâm kia mới bằng ba chữ tài(Nguyễn Du)-Văn chương ca ngợi sự giản dị về đời sống vật chất, kiêng kị tả vẻđẹp phồn thực của phụ nữ, hạn chế trang sức xa hoa của phụ nữ.Nhà nho coi trọng thứ hoa hữu hương vô sắc như hoa ngâu, hoamộc, hoa soi… với quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp”. Vănchương thiên về cái đẹp phi vật chất, phi tính dục, phi thân xác.Hình tượng văn học chủ yếu được xây dựng bằng thị giác, thính giác.Hình tượng vị giác, nhất là xúc giác bị xem là thô tục.3. Con người phi cá nhân:*. Vì sao con người trong văn học trung đại là con người phi cá nhân?Vì xã hội phong kiến, về phương diện kinh tế, không dựa trên nền tảng cánhân. Nên, con người chưa được nhìn nhận như một cá nhân, cá thể ýthức. Giá trị cá nhân không được xem xét từ bản thân phẩm chất cá nhânmà ở gia đình, tộc họ của nó có vai trò như thế nào trong bậc thang caothấp, sang hèn của xã hội.* Quan niệm con người phi cá nhân được thể hiện thế nào trong VHTĐ?- Trong văn chương, từ ứng xử đến tâm tư; từ tình yêu đôi lứa đến tìnhyêu nước,... tất cả đều theo một chuẩn mực chung của đẳng cấp.- Nhân vât trong các truyện Nôm đều là những nhân vật sắm vai, nghĩalà họ diễn các vai trò mà xã hội giao cho với những nghi thức áp đặt bênngoài.Người ta hay nói đến tình nghĩa nhưng tình và nghĩa đều không có màusắc cá nhân: vui, buồn, yêu, ghét đều giống nhau giữa mọi thành viên trongcộng đồng đẳng cấp- Tình yêu cũng đầy nghi thức. Tình yêu kị sĩ, tình yêu của giai nhân tàitử đều có những nghi thức riêng.- Từ đó, những thủ pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong tácphẩm cũng giống nhau. Các nhà văn thường sử dụng hành vi bên ngoài vànhững dấu hiệu thân xác để diễn tả tâm tư nhân vật. Trần Hưng Đạo giậnquân xâm lược thì “nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. KiềuNguyệt Nga thủy chung với Lục Vân Tiên thì họa hình người mình yêu màmang theo trên đường công Phiên. Thúy Kiều lo nghĩ, nhớ thương đến héo hon,sầu não thì “khi vò chín khúc, khi chau đôi mày”.- Thủ pháp thể hiện tâm lý nhân vật là thủ pháp ngoại hiện. Tiểu thuyết, vìthế nặng về sự kiện và cốt truyện hơn là khai thác tâm lý trực tiếp. Trongtruyện không có ngôn ngữ nhân vật mà chỉ có lời phụ đề trữ tình của tác giảhay lời của tác giả đặt vào miệng các nhân vật. Do vậy, nhân vật thiếu cá tính,tính cách. Nhân vật nếu có tính cách thì tính cách cũng rõ ràng, đơn giản vàbất biến. VD: Từ Hải là người anh hùng, Sở Khanh là kẻ lừa lọc, Mã Giám Sinhlà con buôn, Thúc Sinh sợ vợ, Thúy Vân tính cách đơn giản, trong sáng, ThúyKiều đa sầu đa cảm… Tính cách của các nhân vật rõ ràng và bất biến từ đầuđến cuối tác phẩm.( văn học hiện đại: Tính cách nhân vật biến đổi đa dạng, tâmlý nhân vật khó nắm bắt).IV. Thế giới nghệ thuật phi thời gian- Con người thời trung đại có hai nhận thức về thời gian+ Thời gian tuyến tính. Đó là thời gian của cuộc đời trần tục, vận động mau lẹ,đầy hình ảnh, màu sắc cụ thể và giàu chất sống, một đi không trở lại. Đó là thờigian hữu hạn.+ Thời gian chu kì. Đó là thời gian của cõi trời, cõi tiên, thế giới thanh cao vàbất tử. Thời gian chu kì ngưng đọng, màu sắc trừu tượng, thấm đậm tính chấtđạo lí, triết lí. Đó là thời gian vô hạn.VD: Xuân qua trăm hoa rụng / Xuân tới trăm hoa tươi Thời gian tuần hoàn,chu kìTrước mắt việc đi mãi Thời gian vô hạnTrên đầu gìa đến rồi Thời gian đời người, hữu hạnV. Tư duy nguyên hợp và vấn đề “văn sử bất phân”1.. Vì sao văn học trung đại có hiện tượng văn sử bất phân?Tư duy của con người thời cổ, trung đại kém phát triển về khả năng phân tíchmà thiên về tổng hợp trực cảm. Vì thế, về mặt thể loại, chưa có ý thức táchbạch dứt khoát.2. Vấn đề văn sử bất phân trong VHTĐ như thế nào?- Thời trung đại, khái niệm văn còn bao hàm một nghĩa rất rộng, baogồm cả văn học thuật và văn hành chính. Văn sử bất phân nghĩa là chưaphân biệt rạch ròi văn kinh sử, chính luận, triết luận, báo cáo, hịch.. vớivăn chương như một phạm trù nghệ thuật. VD. Bình NGô đại cáo, Hịchtướng sĩ.(Trong văn chương hiện đại có sự xâm nhập qua lại của các thể loại. VD. Thơcủa Chế Lan Viên giàu chất chính luận, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng giàuchất phóng sự báo chí. Nhưng, đây không phải do tư duy nguyên hợp mà làngười viết có ý thức vận dụng khả năng của các thể văn khác để tăng thêm sứcmạnh nghệ thuật cho tác phẩm của mình.)- Vì hiểu văn theo khái niệm rộng nên thời trung đại có sự phân chia bậcthang giá trị của các loại văn. Cao nhất là văn học thuật (chính luận, triếthọc, sử học, đạo đức học…). Đó là văn của các bậc thánh hiền đạo cao đứctrọng. Thứ đến là các thể văn nghệ thuật. Trong loại này, thơ được coitrọng nhất, nhưng phải là thơ nói chí, thơ đạo lí (thường có tiêu đề làngôn chí, ngôn hoài, thuật hoài). Thơ tả tình, tả cảnh dù tuyệt tác thế nàocũng chỉ là thứ văn chơi. Còn tiểu thuyết thì bị coi là loại văn thấp nhất,thậm chí không đáng gọi là văn.(so sánh: thời hiện đại có quan niệm khác hẳn. Văn phải là văn nghệ thuật vàmọi thể loại đều bình đẳng, trong đó thể loại trung tâm là tiểu thuyết. Còn vănhọc thuật, văn hành chính thì bị loại hẳn khỏi địa hạt văn chương)VI. Cuộc khủng hoảng của thi pháp văn học trung đại thế kỉ XVIII, XIX ởnước ta-. Từ cuối thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến VN rơi vào thời kì khủng hoảng sâusắc, nhiều chân lí Nho gia không còn ý nghĩa như trước. KHởi nghĩa nông dânnổi lên. Ý thức cá nhân trỗi dậy, không cam chịu sự trói buộc hà khắc của lễnghi phong kiến, muốn phá bỏ hệ thống ước lệ thẩm mỹ phong kiến. Một số tácphẩm có tính chất phản phong xuất hiện: Cung oán ngâm, Truyện Kiều, thơPhạm Thái, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ.-.. VD: Hiện tượng Hồ Xuân HươngCó thể đơn cử thơ Hồ Xuân Hưong để minh chứng cho điều đã nói ở trên. HồXuân Hương là nữ sĩ đã đưa cái tôi của mình vào thơ, đã trưng ra cá tính nổilọan trên những trang viết của mình. Hồ Xuân Hương đã làm vỡ tung hệ thốngước lệ nghiêm ngặt của văn học trung đại.Trong thơ Hồ Xuân Hương, những gì gọi là hiền nhân quân tử đều bịphàm tục hóa, đời thường hóa. Họ cũng chẳng sang quý gì mà cũng mỏi gốichồn chân, đã mỏi gối chồn chân nhưng vẫn cố trèo “Đèo Ba dội”, cũng mụ mịngắm nhìn “Cá giếc le te lội giữa dòng”, cũng:Trai đu gối hạc lom khom cậtGái uốn lưng ong ngữa ngữa lòng.(Đánh đu)Hồ Xuân Hương đã lên tiếng đòi hỏi hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc chongười phụ nữ “Làm lẽ”. Nữ sĩ đã đem hạnh phúc ấy mà xô lệch cái thế giới nghệthuật trang nghiêm, đạo mạo của các đấng, bậc Hán học; để khẳng định mộtchất nhân văn mới, một hình thức nghệ thuật mới cho thơ.Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôiNày của Xuân Hương đã quệt rồiCó phải duyên nhau thì thắm lạiĐừng xanh như lá bạc như vôi.(Mời trầu)Hồ Xuân Hương đã lấy trực cảm nghệ thuật mà khám phá và tái hiệntạo vật thế giới, xây dựng nên một vũ trụ thơ ca ngồn ngộn sắc màu, thanh âm,đường nét sống động, tươi rói sự sống. Đấy là một thế giới bộc lộ trọn vẹn tìnhcảm của nữ sĩ:Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩSau giận vì duyên để mỏm mòmTài tử văn nhân ai đó tá ?Thân này đâu đã chịu già tom !(Tự tình I)
Tài liệu liên quan
- Những thay đổi về phương pháp dạy học tác gia nguyễn đình chiểu theo quá trình đổi mới sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
- 15
- 1
- 4
- bộ câu hỏi môn toán cấp trung học cơ sở tác giả trần kiều và trần đình châu (đồng chủ biên)
- 513
- 618
- 0
- Đề Thi Toàn Học Kì 1 –Tác Giả : Vũ Đình Bảo – Đại Học Kinh tế Đề 2 pptx
- 6
- 295
- 0
- Đề Thi Học Kì 1 – Tác Giả : Vũ Đình Bảo – ĐH Kinh Tế Đề 3 pps
- 6
- 166
- 0
- Đề Thi Học Kì 1 – Tác Giả : Vũ Đình Bảo – ĐH Kinh Tế Đề 4 pps
- 13
- 343
- 0
- Luận văn thạc sĩ ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ
- 74
- 636
- 0
- Những thay đổi về phương pháp dạy học tác gia Nguyễn Đình Chiểu theo quá trình đổi mới sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
- 112
- 617
- 0
- GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Tác giả: TRẦN THỊ MINH HẰNG
- 251
- 2
- 10
- HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA.
- 26
- 157
- 0
- Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, vấn đề bao bì ni lông đã được tác giả trình bày như thế nào
- 1
- 882
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(47.21 KB - 16 trang) - THI PHÁP văn học TRUNG đại Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tính Uyên Bác
-
Đặc Trưng Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
-
Thi Pháp Văn Học Trung đại
-
ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VN - PHẦN 1
-
Tính ước Lệ Trong Văn Học Trung đại Việt Nam
-
Hồ Chí Minh, Nhà Trung Quốc Học Uyên Bác | C. Mác; Ph. Ăngghen
-
Trình Bày Một đặc Trưng Của Văn Học Trung đại ?
-
Uyên Bác - Wiktionary Tiếng Việt
-
Uyên Bác Nghĩa Là Gì?
-
Tính Uyên Bác In English - Glosbe Dictionary
-
Những đặc Trưng Nổi Bật Của Văn Học Trung đại Việt Nam
-
Tính ước Lệ Trong Văn Học Là Gì
-
THI PHÁP TRUNG ĐẠI TRONG BA BÀI THƠ THU
-
“Cái Tôi” Tài Hoa: + Ông Nhìn Sự Vật Bằng Con Mắt Của Người Họa Sĩ ...