Hồ Sơ, Trình Tự Thủ Tục Thuyên Chuyển Công Tác Với Giáo Viên

Giáo viên là người làm công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao kiến thức cho học sinh. Giáo viên được gọi chung là viên chức theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong quá trình công tác, viên chức có hai hình thức thay đổi nơi làm việc là biệt phái hoặc thay đổi vị trí việc làm. Mỗi hình thức thuyên chuyển giáo viên có điều kiện áp dụng và trình tự, và những thủ tục áp dụng khác nhau. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về hồ sơ, trình tự thủ tục thuyên chuyển công tác với giáo viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục thuyên chuyển công tác với giáo viên:

Đối với yêu cầu của xã hội hiện nay, dù ở bất cứ mội trường giao dục nào, người giáo viên luôn phải có ý thức, có nhu cầu và không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Giáo viên phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm.

Pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định như sau: tất cả giáo viên thuộc biên chế của ngành giáo dục và đào tạo hiện đang công tác tại các vùng khó khăn đều có quyền được đề nghị thuyên chuyển về các vùng thuận lợi, trừ trường hợp số giáo viên là người tại chỗ được đào tạo đã ổn định và an cư tại địa phương nơi công tác vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Đối với giáo viên ở vùng khó khăn trong thời gian lâu năm và giáo viên đã làm nghĩa vụ ở vùng khó khăn có nhu cầu xin thuyên chuyển được xem xét giải quyết chuyển về vùng ít khó khăn và vùng thuận lợi nhưng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể thao quy định của pháp luật Việt Nam.

Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục thuyên chuyển công tác với giáo viên:

Giáo viên thuyên chuyển công tác cần phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu cụ thể sau đây:

– Giáo viên thuyên chuyển công tác phải có thời gian công tác ít nhất từ 05 năm trở lên đối với Nam, 03 năm trở lên đối với Nữ (tính từ thời điểm có quyết định tuyển dụng) trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của cơ quan quản lý công chức, viên chức. Các trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã xem xét, quyết định . Các trường hợp đặc biệt thì do Chủ tịch  ban nhân dân thị xã xem xét, quyết định. Cá nhân đề nghị thuyên chuyển nội thị xã được đăng 02 ( hai) nguyện vọng.

Xem thêm: Điều kiện thăng hạng giáo viên trung học cơ sở

– Giáo viên thuyên chuyển công tác phải có văn bằng tốt nghiệp chuyên môn và các chứng từ phù hợp với tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức.

– Một điều kiện quan trọng nữa đó là giáo viên thuyên chuyển công tác phải có phẩm chất đạo đức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao hoặc có thành tích tại đơn vị cũ và không trong thời gian bị kỹ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

– Giáo viên, nhân viên thuyên chuyển ra ngoài thị xã và thuyên chuyển nội thị xã phải có đơn trình bày nguyện vọng đến đơn vị cụ thể và lý do chính đáng, hợp lý.

– Có hồ sơ đề nghị thuyên chuyển hoặc tiếp nhận công tác theo quy định, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm, đủ sức khỏe và năng lực để công tác.

– Giáo viên phải đạt trình độ chuẩn theo quy định: Nhân viên trường học có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên. Có chứng chỉ Tin học và ngoại ngữ theo quy định của từng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

– Có phiếu đánh giá viên chức xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 ( ba) năm liên tục gần nhất, tính đến ngày nộp hồ sơ.

– Chấp hành tốt chủ trương, đường lối Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 28 Luật viên chức 2010 quy định về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

“4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, theo Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác:

“1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.

2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản”.

Như vậy, đối với trường hợp các chủ thể muốn xin thuyên chuyển công tác về đơn vị mới thì chị phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị mà chị đang công tác. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc.

Xem thêm: Giáo viên kiêm tổng phụ trách đội được hưởng chế độ thế nào?

2. Trình tự thực hiện thủ tục thuyên chuyển công tác với giáo viên:

2.1. Trình tự thực hiện thủ tục thuyên chuyển công tác:

Trình tự thực hiện thủ tục thuyên chuyển công tác với giáo viên bao gồm các bước cơ bản sau đây:

– Bước 1: Nộp hồ sơ:

Cá nhân có nhu cầu thuyên chuyển, nộp trực tiếp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục – Đào tạo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ có trong hồ sơ, lập biên nhận giao cho Công chức, đồng thời vào sổ theo dõi hồ sơ tiếp nhận.

– Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

Hồ sơ được chuyển qua Công chức tổ chức để kiểm tra tính hợp lệ (nếu hồ sơ không hợp lệ, được chuyển lại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trả lại cho Công chức để bổ sung hoàn thiện).

– Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ sơ về Sở Nội vụ thành phố.

– Bước 5: Khi có quyết định cho thuyên chuyển, Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển quyết định về Phòng Giáo dục – Đào tạo.

Phòng Giáo dục – Đào tạo thông báo đến cá nhân được thuyên chuyển đến nhận quyết định tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả và nộp hồ sơ ở đơn vị đến (các hồ sơ không được xét thuyên chuyển sẽ được hoàn trả cho cá nhân tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả).

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí: không có.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có.

2.2. Hồ sơ thực hiện thủ tục thuyên chuyển công tác:

Hồ sơ gồm có các loại văn bản, giấy tờ sau đây:

– Thứ nhất, đơn đề nghị chuyển công tác (Cá nhân tự viết).

– Thứ bai, văn bản đồng ý cho thuyên chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức phân theo cấp quản lý.

– Thứ ba, sơ yếu lý lịch,

– Thứ tư, phiếu đánh giá công chức (02 năm liên tục gần nhất).

– Thứ năm, bản sao văn bằng chuyên môn.

– Thứ sáu, bản sao hộ khẩu.

– Thứ bảy, quyết định tuyển dụng.

– Thứ tám, quyết định nâng lương mới nhất.

– Thứ chín, giấy khám sức khỏe của Bệnh viện cấp huyện trở lên (có giá trị trong thời hạn 06 tháng).

– Thứ mười, phiếu đánh giá đối với giáo viên.

– Cuối cùng là các loại giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).

Xem thêm: Định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm Tổng phụ trách đội

Trong đó, phiếu đánh giá giáo viên được thực hiện theo mẫu của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi bạn công tác ban hành và sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định. Đối với đơn xin thuyên chuyển công tác, các chủ thể cần ghi rõ lý do muốn thuyên chuyển, nếu các chủ thể là giáo viên cấp hai trở xuống thì cần xin ý kiến của Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, phòng Nội vụ của Huyện sau đó mới chuyển lên Sở giáo dục của tỉnh, nếu các chủ thể là giáo viên cấp ba thì trực tiếp nộp lên Sở Giáo dục – Đào tạo. Sau đó các cá nhân nhận công văn thuyên chuyển của Sở Nội vụ và nhận Quyết định thuyên chuyển công tác (nếu như chuyển ra khỏi thành phố).

3. Hình thức và nguyên tắc thuyên chuyển giáo viên:

3.1. Hình thức thuyên chuyển giáo viên:

Theo Điều 23 Luật Viên chức 2010 quy định về việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua hai hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.

Như vậy, có hai phương thức để viên chức đang làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập này, muốn thay đổi nơi làm việc, sang làm việc ở một đơn vị sự nghiệp công lập khác là:

– Thứ nhất, thôi việc theo nguyện vọng, chấm dứt hợp đồng làm việc ở đơn vị sự nghiệp này, rồi thi tuyển vào đơn vị sự nghiệp khác. Nếu trúng tuyển thì được ký kết hợp đồng làm việc.

– Thứ hai, các cá nhân xin chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp này sang đơn vị sự nghiệp khác. Được đơn vị đang làm việc đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc. Được đơn vị nơi chuyển đến đồng ý tiếp nhận theo hình thức xét tuyển, hoặc xét tuyển đặc cách và ký kết hợp đồng làm việc.

3.2. Nguyên tắc xét thuyên chuyển:

Việc thuyên chuyển giáo viên phải đáp ứng các nguyên tắc sau đây:

– Việc thuyên chuyển giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng và khách quan.

– Việc thuyên chuyển giáo viên phải đảm bảo cân đối hợp lý về nhu cầu biên chế giữa các cấp học, ngành học, môn học của ngành giáo dục, giữa tiếp nhận viên chức giáo dục với tuyển dụng mới viên chức ngành giáo dục.

– Việc thuyên chuyển giáo viên phải phù hợp, thuận lợi giữa nơi cư trú và địa bàn nơi công tác.

– Trong trường hợp có hai người trở lên đề nghị thuyên chuyển đến cùng một đơn vị, sẽ được xét theo thứ tự ưu tiên như sau: Trong quá trình công tác có thành tích cao hơn, thời gian công tác trong ngành giáo dục và đào tạo. Nếu tất cả các đối tượng đều có diện ưu tiên bằng nhau thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xem xét, quyết định.

– Đảm bảo nguyên tắc về thời gian công tác ( tính đến ngày nộp hồ sơ) theo quy định của từng địa phương cụ thể.

Từ khóa » Chuyển Giáo Viên Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác