Viên Chức Có được Chuyển Công Tác Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác Không?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Tư vấn quy định pháp luật về chuyển nơi công tác của viên chức
- 2. Quy định pháp luật về chuyển nơi công tác của viên chức
1. Tư vấn quy định pháp luật về chuyển nơi công tác của viên chức
Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về nơi công các của viên chức như:
+ Nắm được các trường hợp nào viên chức phải chuyển nơi công tác theo quy điịnh của pháp luật;
+ Nắm được các trình tự, thủ tục về chuyển nơi công tác của viên chức;
+ Biết được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của viên chức;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:
2. Quy định pháp luật về chuyển nơi công tác của viên chức
Nội dung tư vấn:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là giáo viên THCS thuộc diện hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế (tỉnh tôi gọi tắt là hợp đồng 79) tôi không phải thi mà ngày đó tỉnh tôi xét và tỉnh đã ra quyết định và trong quyết định có ghi rõ là hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế (có trải qua tập sự là 6 tháng). Vậy trong trường hợp của tôi có được chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác hay không ạ? Khi chuyển có được hưởng các chế độ như giáo viên bình thường không? (tôi đang hưởng mọi chế độ như 1 giáo viên bình thường). Xin luật sư tư vấn cho tôi vì tôi đang có ý định chuyển công tác sang tỉnh khác. Cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa rõ bạn là viên chức hay người lao động.
- Trường hợp bạn là viên chức, khi đó theo quy định của Luật viên chức thì chỉ có thể chuyển công tác từ tỉnh này sang tỉnh khác khi có quyết định biệt phái của đơn vị sự nghiệp công lập nơi làm việc theo quy định tại Điều 36 Luật viên chức 2010:
"1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Như vậy, trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức, khi đó, các chế độ của bạn sẽ được đảm bảo như trước khi được biệt phái.
- Trường hợp bạn không được cử đi biệt phái hoặc trường hợp không phải là viên chức mà là người lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ thì bạn chỉ có thể thực hiện việc chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác theo nguyện vọng của mình bằng cách chấm dứt hợp đồng tại đơn vị nơi bạn đang công tác, sau khi sang tỉnh khác bạn lại phải ký kết hợp đồng mới hoặc thi tuyển, xét tuyển.
Theo khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày”.
Như vậy, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với đơn vị nơi bạn đang công tác khi có nhu cầu chuyển sang tỉnh khác công tác, tuy nhiên phải báo trước ít nhất 45 ngày cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bằng văn bản biết. Các chế độ được hưởng khi thôi việc bạn có thể tham khảo bài viết: Viên chức xin nghỉ việc - Các chế độ được hưởng
Từ khóa » Chuyển Giáo Viên Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác
-
Thủ Tục Thuyên Chuyển Giáo Viên Từ Các Tỉnh Khác Về
-
Xin Chuyển Công Tác Dậy Học Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác Khi đang Là ...
-
Thủ Tục Thuyên Chuyển Công Tác Của Giáo Viên - Luật Minh Khuê
-
7. Thủ Tục Nhận Giáo Viên Thuyên Chuyển Từ Các Tỉnh Khác Về:
-
Hồ Sơ, Trình Tự Thủ Tục Thuyên Chuyển Công Tác Với Giáo Viên
-
Thủ Tục Quy Trình Chuyển Công Tác Của Cán Bộ Viên Chức 2022
-
Thủ Tục Thuyên Chuyển Giáo Viên Từ Tỉnh Khác Về - Hậu Giang
-
Viên Chức Khi Muốn Chuyển Công Tác Sang địa Bàn Tỉnh Khác Thì Cần ...
-
Về Hướng Dẫn Thủ Tục Thuyên Chuyển Giáo Viên Công Tác Từ Tỉnh ...
-
Thuyên Chuyển Công Tác, Nỗi Khổ Hàng Năm Của Nhiều Thầy Cô
-
Thủ Tục Thuyên Chuyển Giáo Viên Từ Các Tỉnh Khác Về
-
Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Thuyên Chuyển Trong Huyện,tỉnh - Tài Liệu Text
-
Thuyên Chuyển Công Tác Về Dạy Tại Phú Thọ
-
Giáo Viên Chuyển Trường Có Phải Ký Hợp đồng Làm Việc Mới?