Thủ Tục Quy Trình Chuyển Công Tác Của Cán Bộ Viên Chức 2022
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình làm việc, vấn đề luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức từ địa phương này sang địa phương khác, thậm trí là luân chuyển công tác giữa các vùng. Hoặc trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu mong muốn được chuyển công tác để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình. Vậy khi cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì và thủ tục ra sao?
Tư vấn thủ tục – quy trình chuyển công tác của cán bộ công chức: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện luân chuyển, điều động cán bộ công chức:
- 2 2. Điều kiện luân chuyển, điều động viên chức:
- 3 3. Quy trình chuyển nơi công tác của cán bộ, công chức:
- 3.1 3.1. Điều động công chức:
- 3.2 3.2. Biệt phái công chức:
- 3.3 3.3. Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý:
- 4 4. Yêu cầu chuyển nơi công tác của viên chức có đúng không?
- 5 5. Thủ tục chuyển nơi công tác đối với viên chức:
- 6 6. Viên chức chuyển nơi công tác có cần thi tuyển không?
- 7 7. Quy định về việc công chức làm đơn xin chuyển nơi công tác:
1. Điều kiện luân chuyển, điều động cán bộ công chức:
Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:
– Điều động được hiểu là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này này sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
– Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ.
Không phải bất kì lúc nào, bất kì lý do hay hoàn cảnh nào cơ quan có thẩm quyền cũng điều động, luân chuyển.
Căn cứ vào Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định:
Điều kiện để điều động, luân chuyển cán bộ:
– Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
– Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 50 và Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về điều động, luân chuyển công chức như sau:
– Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
– Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
– Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Ngoài việc được điều động hoặc luân chuyển công chức còn có thể được biệt phát sang các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách hoặc để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định. Thời gian biệt phát là không quá 03 năm, trừ một số ngành lĩnh vực do Chính phủ quy định. Không biệt phát công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Khi biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn công chức sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện luân chuyển, điều động viên chức:
Đối với viên chức Điều 28 Luật viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức.
Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Xem thêm: Viên chức chuyển sang công chức có phải thi tuyển không?4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Khi viên chức có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.
Theo quy định, viên chức có thể được chuyển sang đơn vị sự nghiệp công lập khác. Việc chuyển viên chức sang đơn vị sự nghiệp công lập khác để làm việc được thực hiện theo nhu cầu của đơn vị. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
3. Quy trình chuyển nơi công tác của cán bộ, công chức:
3.1. Điều động công chức:
+ Thẩm quyền điều động công chức: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
+ Trình tự thủ tục điều động công chức:
Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
Lập danh sách công chức cần điều động;
Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3.2. Biệt phái công chức:
+ Thẩm quyền biệt phái công chức: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
+ Trình tự, thủ tục biệt phái công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
Trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3.3. Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý:
Bước 1: Đề xuất chủ trương:
Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển:
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.
Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:
Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển:
Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.
Xem thêm: Thủ tục tiếp nhận viên chức vào đơn vị sự nghiệp công lậpBước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:
Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;
Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;
Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.
Hồ sơ luân chuyển công chức:
1. Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu cơ quan phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định);
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm;
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4×6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất;
5. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;
6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
9. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
10. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
4. Yêu cầu chuyển nơi công tác của viên chức có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đang công tác ở trường cách xa nhà 7km, nay nhà trường, Phòng giáo dục lấy lý do tôi công tác xa nhà, nên gọi tôi lên để lựa chọn trường được chuyển về. Tôi xin hỏi việc làm đó của trường, Phòng giáo dục có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 28 Luật Viên chức 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc.
Theo quy định, viên chức có thể được chuyển sang đơn vị sự nghiệp công lập khác. Việc chuyển viên chức sang đơn vị sự nghiệp công lập khác để làm việc được thực hiện theo nhu cầu của đơn vị. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
+ Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Đồng thời, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi tiếp nhận viên chức chuyển công tác đến, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của viên chức.
Từ những căn cứ trên, việc chuyển công tác viên chức từ đơn vị này sang đơn vị khác xuất phát từ nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp của bạn đang công tác tại trường xa nhà 7km, Phòng giáo dục đào tạo cho bạn lựa chọn trường được chuyển với lý do bạn công tác xa nhà là không có căn cứ.
5. Thủ tục chuyển nơi công tác đối với viên chức:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi là giáo viên đã công tác hơn 18 năm tại một trường. Nay vì điều kiện gia đình tôi muốn chuyển công tác tại nơi thuận lợi hơn. Vậy tôi xin hỏi hiệu trưởng có quyền không tạo cơ hội bằng cách không ký vào đơn xin chuyển công tác của tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Điều 28, Luật viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 về thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc, thì trong trường hợp này, bạn là giáo viên ở trường 18 năm. Hiện nay bác muốn chuyển công tác đến nơi thuận lợi hơn. Căn cứ theo quy định trên, bạn có quyền thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (hiệu trưởng trường) nơi bạn đang làm việc về vấn đề này. Hiệu trưởng trường sẽ có sự xem xét về nhu cầu của nhà trường để ra quyết định. Đối với trường hợp hiệu trưởng trường không đồng ý ký vào đơn xin chuyển công tác thì phải nêu rõ lý do.
Xem thêm: Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíTrường hợp hiệu trưởng trường cố tình gây khó khăn cho bạn, bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới Phòng Giáo dục đào tạo cấp huyện nơi đơn vị bác có trụ sở để giải quyết vấn đề này.
6. Viên chức chuyển nơi công tác có cần thi tuyển không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư! Tôi hiện đang dạy tiểu học ở trường quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh được 8 năm. Nay tôi muốn thuyên chuyển công tác về trường tiểu học công lập gần nhà tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Vậy xin hỏi thủ tục, thời gian xin nộp đơn và tôi có phải thi tuyển công chức ở đơn vị mới không? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn::
Theo thông tin bạn trình bày, hiện tại bạn đang dạy tiểu học ở trường Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, bạn muốn chuyển công tác về trường tiểu học công lập gần nhà tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ theo quy định tại Luật Viên chức 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 và các văn bản hướng dẫn. Bạn cần tiến hành các bước như sau:
Bước 1. Bạn làm và nộp đơn xin thôi việc tại Trường ở Quận Gò Vấp.
Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Vậy bạn cần làm đơn xin thôi việc và gửi tới trường ở Quận Gò Vấp để được xem xét giải quyết trước ít nhất 45 ngày. Sau khi bạn nộp đơn, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi việc của bạn, Hiệu trưởng sẽ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý cho bạn nghỉ việc. Khi cho bạn thôi việc, đơn vị phải giải quyết chế độ cho bạn theo đúng quy định pháp luật (trả lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội….).
Bước 2. Bạn làm thủ tục đăng ký dự tuyển viên chức tại trường ở Huyện Hóc Môn
Nếu các trường tại huyện Hóc Môn đang có nhu cầu tuyển dụng viên chức, bạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức.
Sau khi nộp hồ sơ, bạn phải trải qua kỳ thi tuyển viên chức. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của đơn vị tuyển dụng và vượt qua kỳ thi này, bạn sẽ được nhận làm viên chức tại trường ở huyện Hóc Môn.
7. Quy định về việc công chức làm đơn xin chuyển nơi công tác:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công chức xã. Hiện tại tôi đang nghỉ thai sản tháng thứ hai. Tôi muốn xin chuyển công tác về gần để hết thời gian nghỉ thai sản tôi không phải đi làm xa nữa. Tôi viết đơn gửi Phòng nội vụ có được chấp thuận không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bổ sung năm 2109. Căn cứ Điều 50 Luật cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về điều động công chức.
Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định điều động công chức: Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
– Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
– Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền điều động công chức: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục điều động công chức:
– Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
– Lập danh sách công chức cần điều động;
– Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc bạn chuyển công tác phải được sự đồng ý của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã nơi bạn đang làm việc và bạn phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới và được cấp có thẩm quyền quyết định.
Từ khóa » Chuyển Giáo Viên Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác
-
Thủ Tục Thuyên Chuyển Giáo Viên Từ Các Tỉnh Khác Về
-
Viên Chức Có được Chuyển Công Tác Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác Không?
-
Xin Chuyển Công Tác Dậy Học Từ Tỉnh Này Sang Tỉnh Khác Khi đang Là ...
-
Thủ Tục Thuyên Chuyển Công Tác Của Giáo Viên - Luật Minh Khuê
-
7. Thủ Tục Nhận Giáo Viên Thuyên Chuyển Từ Các Tỉnh Khác Về:
-
Hồ Sơ, Trình Tự Thủ Tục Thuyên Chuyển Công Tác Với Giáo Viên
-
Thủ Tục Thuyên Chuyển Giáo Viên Từ Tỉnh Khác Về - Hậu Giang
-
Viên Chức Khi Muốn Chuyển Công Tác Sang địa Bàn Tỉnh Khác Thì Cần ...
-
Về Hướng Dẫn Thủ Tục Thuyên Chuyển Giáo Viên Công Tác Từ Tỉnh ...
-
Thuyên Chuyển Công Tác, Nỗi Khổ Hàng Năm Của Nhiều Thầy Cô
-
Thủ Tục Thuyên Chuyển Giáo Viên Từ Các Tỉnh Khác Về
-
Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Thuyên Chuyển Trong Huyện,tỉnh - Tài Liệu Text
-
Thuyên Chuyển Công Tác Về Dạy Tại Phú Thọ
-
Giáo Viên Chuyển Trường Có Phải Ký Hợp đồng Làm Việc Mới?