Hoá đơn điện Tử Có Xuất Lùi Ngày được Không? Và Một Số Câu Hỏi ...

Phần mềm hoá đơn điện tử khi mới sử dụng, hoặc trong thời gian sử dụng gặp những vấn đề về thông tin, lưu truyền, chuyển đổi hoá đơn,… chắc chắn sẽ cần tới lời giải đáp chính xác để phục vụ tốt cho công việc. Sau đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Hóa đơn điện tử có thể lùi ngày xuất hóa đơn được không?

Căn cứ thông tư 39/2014/TT-BTC mục a, khoản 2, điều 16: + Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. + Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. Xem thêm: 3 nguyên tắc xuất hóa đơn cực quan trọng doanh nghiệp cần nhớ + Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua. Hành vi lùi ngày xuất hóa đơn điện tử hay hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính.

Hóa đơn điện tử xuất lùi ngày

Hóa đơn điện tử có thể lùi ngày xuất được không?

2. Khi số loại hàng hóa dịch vụ vượt quá số lượng thể hiện trên một mặt giấy thì hóa đơn điện tử sẽ thể hiện như thế nào?

Hóa đơn điện tử do thiết kế là dạng điện tử nên không quay định số dòng trên một hóa đơn. Trong Điều 19 của Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định: “Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau: Người bán hàng ghi liên tiếp số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Khi hóa đơn có số trang nhiều hơn 1 thì phần đầu trên trang sau của hóa đơn sẽ hiển thj cùng số hóa đơn như trang đầu, cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán bằng Tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y” trong đó X là số thứ tự của trang, Y là tổng số trang của hóa đơn. >> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Trường hợp người mua không phải đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán không ký số hóa đơn điện tử, hóa đơn có hợp lệ hay không?

Căn cứ công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 “… nếu có hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán, người mua lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua”.

4. Có bắt buộc có chữ ký số của người mua trên hóa đơn điện tử?

Trường hợp người bán có số lượng hóa đơn lớn và muốn đề nghị được miễn tiêu thức chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử thì gửi văn bản đề nghị đến CQT quản lý trực tiếp để được xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể ( theo công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016).

Chữ ký số của người mua trên hóa đơn điện tử

5. Những ký hiệu viết tắt trên hóa đơn điện tử có gì khác biệt với các hình thức hóa đơn khác?

Đối với hóa đơn điện tử, tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” không bị han chế số ký tự như đối với hóa đơn giấy và thích hợp với nội dung Điều 16, mục 2 khoản b Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành nghị định số 1/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 củ Chính phủ về quy định hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã quy định.

6. Hóa đơn điện tử không yêu cầu in ra thì đối với quy định hàng hóa đi đường phải có hóa đơn đỏ thì phải làm thế nào?

Người bán hoàn toàn được phép chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi 1 lần duy nhất. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy cần đáp ứng những tiêu chí:

  • Đảm bảo tính toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc
  • Có ký hiệu riêng xác nhận hóa đơn này được chuyển đổi từ háo đơn điện tử. Có dòng chữ phân biệt với hóa đơn giấy thông thường (Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử)
  • Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

Để tìm hiểu thêm về tính năng sản phẩm và hỗ trợ triển khai phần mềm hoá đơn điện tử, quý khách hàng vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 - Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Hotline: 1900 4767 hoặc 1900 4768
  • Tel: 024.3754.5222
  • Website: https://einvoice.vn/

Các tin tức liên quan:

    Quy định theo Thông tư 32 về xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập

    18/03/2019-5725 lượt xem

    Tổng hợp các quy định về mẫu hóa đơn doanh nghiệp cần biết

    18/12/2019-25688 lượt xem

    Những điều doanh nghiệp cần biết khi tạo chữ ký điện tử

    20/12/2019-993 lượt xem

    3 nguyên tắc xuất hóa đơn cực quan trọng doanh nghiệp cần nhớ

    23/12/2019-83775 lượt xem

    Các trường hợp hủy hóa đơn và những điều cần biết khi hủy hóa đơn

    25/12/2019-62101 lượt xem

Từ khóa » Cách Xuất Hóa đơn Lùi Ngày Trên Easyinvoice