Hoá Học 12 Bài 31: Sắt - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Hóa Học 12 Chương 7: Sắt Và Một Số Kim Loại Quan Trọng Hoá học 12 Bài 31: Sắt ADMICRO Lý thuyết20 Trắc nghiệm31 BT SGK 353 FAQ

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về nguyên tố rất phố biến trong đời sống và sản xuất chính là Sắt. Thông qua bài học các em học sinh biết được vị trí của Sắt trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Sắt.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử

2.2. Tính chất vật lí

2.3. Tính chất hóa học

2.4. Ứng dụng

3. Bài tập minh hoạ

3.1. Bài tập Cơ bản

3.2. Bài tập Nâng cao

4. Luyện tập bài 31 Hóa học 12

4.1. Trắc nghiệm

4.2. Bài tập SGK & Nâng cao

5. Hỏi đáp về Bài 31 Chương 7 Hoá học 12

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2

- Ô thứ 26, nhóm VIIIB, chu kì 4

- Sắt dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+.

2.2. Tính chất vật lí

Quan sát Con cá Sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Con cá Sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

- Sắt là kim loại màu trắng hơi xám

- Có khối lượng riêng lớn (d = 8,9 g/cm3), nóng chảy ở 15400C.

- Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ.

2.3. Tính chất hóa học

- Là kim loại có tính khử trung bình.

- Với chất oxi hoá yếu: Fe → Fe2+ + 2e

- Với chất oxi hoá mạnh: Fe → Fe3+ + 3e

a. Tác dụng với Phi kim

Thí nghiệm: Sắt phản ứng với Lưu huỳnh: \(Fe+S\overset{t^{0}}{\rightarrow}FeS\)

Thí nghiệm: Sắt cháy trong Oxi: \(Fe+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}Fe_{3}O_{4}\)​

Thí nghiệm: Sắt tác dụng với Clo: \(2Fe+3Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2FeCl_{3}\)

b. Tác dụng với axit

- Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Fe đưa về sắt (II), H+ chuyển thành H2

Thí nghiệm của Sắt trong dung dịch sunfuric loãng: \(Fe + H_{2}SO_{4}\rightarrow FeSO_{4}+H_{2}\uparrow\)

- Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng: Fe khử \(N^{+5}\) hoặc \(S^{+6}\) trong HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng đến số oxi hoá thấp hơn, còn Fe bị oxi hoá thành \(Fe^{3+}\).

Thí nghiệm: Sắt trong dung dịch HNO3 loãng: \(Fe+4HNO_{3}\rightarrow Fe(NO_{3})_{3}+NO\uparrow+2H_{2}O\)

Lưu ý: Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.

c. Tác dụng với dung dịch muối

- Sắt có thể khử được các ion của các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa.

Thí nghiệm: Sắt phản ứng với dung dịch Đồng(II) sunfat \(Fe+CuSO_{4}\rightarrow FeSO_{4}+Cu\downarrow\)

d. Tác dụng với nước

- Hình vẽ mô phỏng thí nghiệm: Sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao

Sắt khử nước ở nhiệt độ cao

- Phương trình hóa học:

\(3Fe+4H_{2}O\overset{t^{0}<570^{0}C}{\rightarrow}Fe_{3}O_{4}+4H_{2}\uparrow\)

\(Fe+H_{2}O\overset{t^{0}>570^{0}C}{\rightarrow}FeO+H_{2}\uparrow\)​

2.4. Ứng dụng

- Chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau Al).

- Trong tự nhiên sắt chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất có trong các quặng:

+ Quặng manhetit (Fe3O4)

+ Quặng hematit đỏ (Fe2O3)

+ Quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O)

+ Quặng xiđerit (FeCO3)

+ Quặng pirit (FeS2)

- Có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu

- Có trong các thiên thạch.

Bài tập minh họa

3.1. Bài tập Sắt - Cơ bản

Bài 1:

Cho m gam kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí NO đo ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là:

Hướng dẫn:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 0,15 0,15 ⇒ m Fe = 0,15. 56 = 8,4 gam

Bài 2:

Cho 4,368 gam bột Fe tác dụng với m gam bột S. Sau phản ứng được rắn X. Toàn bộ X tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư được sản phẩm khử duy nhất là 0,12 mol NO. Giá trị m là:

Hướng dẫn:

Coi hỗn hợp X gồm Fe và S phản ứng với HNO3 Fe → Fe3+ + 3e S → S6+ + 6e N5+ + 3e → N2+ Bảo toàn e: 3nFe + 6nS = 3nNO ⇒ nS = 0,021 mol ⇒ m = 0,672g

Bài 3:

Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là:

Hướng dẫn:

Tổng số mol khí NO sau các phản ứng là: 0,07 mol Giả sử trong Y có Fe3+ và Fe2+ ⇒ bảo toàn e: 3nFe3+ + 2nFe2+ = 3nNO Lại có: 2Fe3+ + Cu → Cu2+ + 2Fe2+ (Y hòa tan Cu nhưng không có sản phẩm khử của N+5) ⇒ nFe3+ = 2nCu = 0,065 mol ⇒ nFe2+ = 0,0075 mol ⇒ m = 56.(0,065 + 0,0075) = 4,06g

Bài 4:

Cho 6,72 gam bột Fe tác dụng với 384 ml dung dịch AgNO3 1M sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và m gam chất rắn. Dung dịch A tác dụng được với tối đa bao nhiêu gam bột Cu?

Hướng dẫn:

nFe = 0,12 mol; \(n_{AgNO_{3}}\) = 0,384 mol Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag ⇒ Dung dịch sau có: 0,12 mol Fe3+; 0,024 mol Ag+ ⇒ 2nCu = nFe3+ + nAg+ ⇒ nCu = 0,072 mol ⇒ mCu = 4,608g

3.2. Bài tập Sắt - Nâng cao

Bài 1:

Đốt cháy hỗn hợp gồm 2,4g Mg; 4,48g Fe với hỗn hợp X gồm có Cl2 và O2; sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không có khí dư). Hòa tan Y vào lượng vừa đủ 120 ml HCl 2M thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 61,01g kết tủa. Phần trăm V của O2 trong X là:

Hướng dẫn:

nMg = 0,1 mol; nFe = 0,08 và nHCl = 0,24. \(\begin{matrix} Mg & - & 2e & \rightarrow & Mg^{2+}\\ 0,1 & & 0,2 & & \\ Fe & - & 3e & \rightarrow & Fe^{3+}\\ 0,08 & & 0,24 & & \\ Cl_2 & + & 2e & \rightarrow & 2Cl^-\\ a & & 2a & & 2a\\ O_2 & + & 4e & \rightarrow & 2O^{2-}\\ b & & 4b & & 2b\\ Ag^+ & + & e & \rightarrow & Ag\\ x & & x & & x\\ 2H^+ & + & O^{2-} & \rightarrow & H_2O\\ 0,24 & & 0,12 & & \end{matrix}\) nO = 2b = 0,12 ⇒ b = 0,06 Bảo toàn mol e: 2a + 4b + x = 0,2 + 0,24 = 0,44 ⇒ 2a + x = 0,2 Kết tủa gồm: AgCl (2a + 0,24) mol và Ag x mol ⇒ 143,5(2a + 0,24) + 108x = 61,01 ⇒ 287a + 108x = 26,57 ⇒ a = 0,07 và x = 0,06 ⇒ X gồm 0,07 mol Cl2 và 0,06 mol O2 \(\Rightarrow \%V_{O_2} = 46,15\%\)

4. Luyện tập Bài 31 Hóa học 12

Sau bài học cần nắm:

- Vị trí của Sắt trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế.

- Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Sắt.

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 31 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • Câu 1:

    Cho phản ứng hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

    • A. sự khử Fe2+ và sự oxi hoá Cu.
    • B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
    • C. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
    • D. sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+.
  • Câu 2:

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (1) Cho Fe vào dung dịch HCl (4) Đốt dây sắt trong khí clo

    (2) Cho Fe dư vào dd HNO3 loãng (5)Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư

    (3) Cho Fe vào dd KHSO4.

    Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là:

    • A. 2.
    • B. 3.
    • C. 4.
    • D. 5.
  • Câu 3:

    Kim loại Fe có thể khử được ion nào sau đây?

    • A. Mg2+.
    • B. Zn2+.
    • C. Cu2+.
    • D. Al3+.
  • Câu 4:

    Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

    • A. Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 , AgNO3.
    • B. Fe(NO3)2, AgNO3.
    • C. Fe(NO3)3, AgNO3.
    • D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
  • Câu 5:

    Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:

    • A. Cu(NO3)2.
    • B. Fe(NO3)3.
    • C. Fe(NO3)2.
    • D. HNO3.
  • Câu 6:

    Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X và 2 kim loại trong Y lần lượt là:

    • A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu, Fe.
    • B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Ag, Cu.
    • C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu, Ag.
    • D. Cu(NO3)2, AgNO3 và Cu, Ag
  • Câu 7:

    Hòa tan hoàn toàn 8,4gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là:

    • A. 90.
    • B. 120.
    • C. 30.
    • D. 60.

Câu 8-20: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 31.

Bài tập 1 trang 141 SGK Hóa học 12

Bài tập 2 trang 141 SGK Hóa học 12

Bài tập 3 trang 141 SGK Hóa học 12

Bài tập 4 trang 141 SGK Hóa học 12

Bài tập 5 trang 141 SGK Hóa học 12

Bài tập 1 trang 189 SGK Hóa học 12 nâng cao

Bài tập 2 trang 189 SGK Hóa học 12 nâng cao

Bài tập 3 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 5 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 31.1 trang 71 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.2 trang 71 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.3 trang 71 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.4 trang 71 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.5 trang 71 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.6 trang 71 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.7 trang 72 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.8 trang 72 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.9 trang 72 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.10 trang 72 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.11 trang 72 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.12 trang 73 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.13 trang 73 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.14 trang 73 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.15 trang 73 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.16 trang 74 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.17 trang 74 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.18 trang 74 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.20 trang 74 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.21 trang 74 SBT Hóa học 12

Bài tập 31.19 trang 74 SBT Hóa học 12

5. Hỏi đáp về Bài 31 Chương 7 Hoá học 12

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE

Bài học cùng chương

Bài 32: Hợp chất của sắt Hoá học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt Bài 33: Hợp kim của sắt Hoá học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt Bài 34: Crom và hợp chất của Crom Hoá học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng Hoá học 12 Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc Hoá học 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt Hoá học 12 Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Giải tích 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Toán 12

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn bài Người lái đò sông Đà

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 12

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 7 Lớp 12 Economic Reforms

Tiếng Anh 12 mới Review 1

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Vật lý 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Hoá Học 12 Chương 4

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Ôn tập Sinh 12 Chương 5

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 2 Lịch Sử VN

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Quá trình văn học và phong cách văn học

Sóng- Xuân Quỳnh

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Người lái đò sông Đà

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đàn ghi ta của Lor-ca

Tây Tiến

Ai đã đặt tên cho dòng sông

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 31 Hoá 12