Hóa Học Lượng Tử – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Xem thêm
  • 2 Tham khảo
  • 3 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Hóa học lượng tử, còn gọi là hóa lượng tử, là một ngành khoa học ứng dụng cơ học lượng tử để giải quyết các vấn đề của hóa học. Các ứng dụng có thể là miêu tả tính chất điện của các nguyên tử và phân tử liên quan đến các phản ứng hóa học giữa chúng. Hóa lượng tử nằm ở ranh giới giữa hóa học và vật lý do nhiều nhà khoa học thuộc hai lĩnh vực này phát triển.

Nền tảng của hóa lượng tử là mô hình sóng về nguyên tử, coi nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương và các điện tử quay xung quanh. Tuy nhiên, không giống như mô hình nguyên tử của Bohr, các điện tử trong mô hình sóng là các đám mây điện tử chuyển động trên các quỹ đạo và vị trí của chúng được đặc trưng bởi một phân bố xác suất chứ không phải là một điểm rời rạc. Để biết được phân bố xác suất, người ta phải giải phương trình Schrödinger. Điểm mạnh của mô hình này là nó tiên đoán được các dãy nguyên tố có tính chất tương tự nhau về mặt hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mặt khác, theo nguyên lý bất định, vị trí và năng lượng của các hạt này lại không thể xác định chính xác cùng một lúc được.

Mặc dù cơ sở toán học của hóa lượng tử là phương trình Schrödinger, nhưng đa số mọi người chấp nhận rằng tính toán chính xác đầu tiên trong hóa lượng tử là do hai nhà khoa học người Đức là Walter Heitler và Fritz London tiến hành đối với phân tử hydro (H2) vào năm 1927. Phương pháp của Heitler và London được nhà hóa học người Mỹ là John C. Slater và Linus Pauling phát triển và trở thành phương pháp liên kết hóa trị (còn gọi là phương pháp Heitler-London-Slater-Pauling). Trong phương pháp này, người ta quan tâm đến các tương tác cặp giữa các nguyên tử và do đó, có liên hệ mật thiết với hiểu biết của các nhà hóa học cổ điển về liên kết hóa học giữa các nguyên tử.

Một phương pháp khác được Friedrich Hund và Robert S. Mulliken phát triển, trong đó, các điện tử được miêu tả bằng các hàm sóng bất định xứ trên toàn bộ phân tử. Phương pháp Hund-Mulliken còn được gọi là phương pháp quỹ đạo phân tử khó hình dung đối với các nhà hóa học nhưng lại hiệu quả hơn trong việc tiên đoán các tính chất so với phương pháp liên kết hóa trị. Phương pháp này chỉ được dễ hình dung khi có sự giúp đỡ của máy tính vào những năm gần đây.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hóa học tính toán
  • Xấp xỉ Born-Oppenheimer
  • Lý thuyết phiếm hàm mật độ
  • Henry Eyring
  • Lý thuyết trường tự hợp Hartree-Fock
  • Cấu hình tương tác
  • Erich Hückel
  • Rudolph Pariser
  • Robert G. Parr
  • John Pople

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Một phần của loạt bài về
Hóa học
Khoa học vật chất
  • Mục lục
  • Tổng quan
  • Bảng thuật ngữ
  • Lịch sử (Dòng thời gian)
Yếu tố chính
  • Vật chất
  • Pha
  • Liên kết
  • Phản ứng hóa học
  • Ion
  • Phản ứng acid-base
  • Phản ứng oxid hóa khử
  • Cân bằng hóa học
  • Định luật hóa học
Phân nhánh
  • Hóa phân tích
  • Hóa sinh
  • Hóa hữu cơ
  • Hóa vô cơ
  • Hóa lý
Nghiên cứu
  • Nhà hóa học (Danh sách)
  • Danh sách giải thưởng
  • Danh sách tạp chí
  • Danh sách vấn đề chưa giải được
  • Cổng thông tin Hóa học
  • Thể loại Thể loại
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4047979-1
  • LCCN: sh85109456
  • LNB: 000084099
  • NDL: 00569867
  • NKC: ph122048
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hóa_học_lượng_tử&oldid=69177668” Thể loại:
  • Hóa học lượng tử
  • Hóa học lý thuyết
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Bài viết chứa nhận dạng GND
  • Bài viết chứa nhận dạng LCCN
  • Bài viết chứa nhận dạng LNB
  • Bài viết chứa nhận dạng NDL
  • Bài viết chứa nhận dạng NKC

Từ khóa » Cơ Học Lượng Tử Trong Hóa Học