HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
Có thể bạn quan tâm
I. HÓA TRỊ
1. Hoá trị trong hợp chất ion
- Khái niệm: Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng diện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó.
Thí dụ:
Trong hợp chất KCl, K có điện hoá trị 1 + và Cl có điện hoá trị 1-.
Trong hợp chất MgF2, Mg có điện hoá trị 2+ và F có điện hoá trị 1-.
- Quy ước: khi viết điện hoá trị của một nguyên tố, ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau.
* Nhận xét:
- Trong hợp chất ion, các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA có điện hoá trị 1+, 2+, 3+.
- Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có thể có điện hoá trị 2-, 1-.
2. Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị
- Khái niệm: Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hoá trị của nguyên tố đó.
Thí dụ:
- Trong công thức cấu tạo của phân tử NH3, N có cộng hoá trị 3; H có cộng hoá trị 1.
- Trong công thức cấu tạo của phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hoá trị 4, nguyên tố H có cộng hoá trị 1.
II. SỐ OXI HOÁ
1. Khái niệm
- Số oxi hoá của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử. (Giả định rằng: liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion).
2. Quy tắc xác định
Để xác định số oxi hoá người ta đưa ra một số quy tắc sau đây:
- Quy tắc 1: Số oxi hoá của nguyên tố trong các đơn chất bằng không.
Thí dụ: Số oxi hoá của các nguyên tố Cu, Zn, H, N, O trong đơn chất Cu, Zn, H2, N2, O2 ... đều bằng 0.
- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng không.
- Quy tắc 3: Số oxi hoá của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
- Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của hiđro bằng +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2 ....). Số oxi hoá của oxi bằng -2, trừ trường hợp OF2, peoxit (chẳng hạn H2O2)...
Thí dụ 1: Số oxi hoá của các nguyên tố ở các ion K+, Ca2+, Cl-, S2- lần lượt bằng +1, +2, -1, -2.
Thí dụ 2: Tính số oxi hoá (x) của nitơ trong amoniac NH3, axit nitrơ HNO2, và anion nitrat NO3-.
Trong NH3 : x + 3. (+1) = 0 Þ x = -3.
Trong HNO2 : (+1) + x + 2.(-2) = 0 Þ x = +3.
Trong NO3- : x + 3.(-2) = 1 Þ x = +5.
Cách viết số oxi hoá: Số oxi hoá được viết bằng chữ số thường, dấu đặt phía trước và được đặt ở trên kí hiệu nguyên tố.
Thí dụ: .
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Từ khóa » Hóa Trị Của Oxi Trong Hầu Hết Các Hợp Chất Là
-
Bài 15. Hóa Trị Và Số Oxi Hóa - Củng Cố Kiến Thức
-
Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa - Hoc24
-
Bài 15- Hóa Trị Và Số Oxi Hóa - THPT Sóc Trăng
-
Cách Xác định Số Oxi Hoá Và Hoá Trị Của 1 Nguyên Tố Trong Hợp Chất
-
Trắc Nghiệm Hóa Học 10 Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa
-
Câu 27. Cho Các Phát Biểu Sau: A) Điện Hóa Trị Của Một Nguyên Tố Là ...
-
Giải Câu 2 Trang 74 - Bài 15 - SGK Môn Hóa Học Lớp 10
-
Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa
-
Trạng Thái Oxy Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hóa Học 10 Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa
-
Lí Thuyết Hóa Trị Và Số Oxi Hóa - MÔN HÓA Lớp 10
-
Tại Sao Hóa Trị Của đồng Là 1 Hoặc 2?
-
Bài Giảng Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa (tiết 7)
-
Số Oxi Hóa Là Gì? 4 Quy Tắc Xác định Số Oxi Hóa Của 1 Nguyên Tố