Trắc Nghiệm Hóa Học 10 Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa
Có thể bạn quan tâm
Câu 1:Số oxi hóa của một nguyên tố là:
-
A. Điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử nếu giả định liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion
- B. Cộng hóa trị của nguyên tố đó trong hợp chất cộng hóa trị
- C. Hóa trị của nguyên tố đó
- D. Điện hóa trị của nguyên tố đó trong hợp chất ion
Câu 2: Chỉ ra nội dung sai khi hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
- A. kim loại kiềm luôn có số oxi hoá +1
-
B. halogen luôn có số oxi hoá –1.
- C. hiđro hầu hết có số oxi hoá +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2....).
- D. kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hoá +2.
Câu 3: Trong phân tử NaCl, điện hóa trị của Na và Cl lần lượt là
-
A. +1 và -1
- B. +1 và +1
- C. -1 và -1
- D. -1 và +1
Câu 4: Cộng hóa trị của nito trong hợp chất nào sau đây là lớn nhất?
- A. NH$_{3}$
- B. NO
-
C. HNO$_{3}$
- D. N$_{2}$
Câu 5: Trong phân tử H$_{2}$O$_{2}$ và O$_{2}$, cộng hóa trị của O lần lượt là
- A. 2 và 0
-
B. 2 và 2
- C. 1 và 0
- D. 1 và 2
Câu 6: Chỉ ra nội dung sai?
-
A. Số oxi hóa của nguyên tố trong các hợp chất bằng hóa trị của nguyên tố đó
- B. Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng không
- C. Số oxi hóa của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó
- D. Tổng số oxi hóa của các nguyên tố trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion đó
Câu 7: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Hợp chất của R với hidro là RH$_{3}$. Hóa trị với số oxi hóa của R trong oxit tương úng với hóa trị cao nhất lần lượt là
- A. 3 và -3
- B. 5 và -5
-
C. 5 và +5
- D. 3 và +3
Câu 8: Phát biểu nào sau đây luôn đúng?
- A. Số oxi hóa của oxi trong hợp chất luôn là -2
- B. Số oxi hóa của oxi luôn là +1 trong tất cả các hợp chất
- C. Tổng số oxi hóa các nguyên tử trong ion bằng không
-
D. Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng không
Câu 9: Nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns$^{2}$np$^{4}$. Công thức hợp chất của R với H và công thức oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của R lần lượt là
- A. RH$_{2}$ và RO
- B. RH$_{2}$ và RO$_{2}$
- C. RH$_{4}$ và RO$_{2}$
-
D. RH$_{2}$ và RO${3}$
Câu 10: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
- A. Số oxi hóa của cacbon trong hợp chất hữu cơ luôn bằng +4
- B. Số oxi hóa của cacbon trong hợp chất hữu cơ luôn bằng -4
- C. Trong một hợp chất, nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn sẽ mang oxi hóa dương và ngược lại
-
D. Trong một hợp chất, tổng số oxi hóa các nguyên tử bằng không
Câu 11: Hóa trị với số oxi hóa của N trong phân tử HNO$_{3}$ lần lượt là
- A. 3 và -3
- B. 5 và -5
-
C. 4 và +5
- D. 3 và +3
Câu 12: Hóa trị trong hợp chất ion được gọi là:
-
A. Điện hóa trị
- B. Cộng hóa trị
- C. Số oxi hóa
- D. Điện tích ion
Câu 13: Hóa trị và số oxi hóa của N trong phân tử NH$_{4}$Cl lần lượt là
-
A. 4 và -3
- B. 3 và +5
- C. 5 và +5
- D. 3 và -3
Câu 14: Dãy các chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa của nitơ?
- A. NO, N$_{2}$O, NH$_{3}$, NO$_{3}^{-}$
-
B. NH$_{4}^{+}$, N$_{2}$, N$_{2}$O, NO, NO$_{2}$, NO$_{3}^{-}$
- C. NH$_{3}$, N$_{2}$, NO$_{2}$, NO, NO$_{3}^{-}$
- D. NH$_{3}$, NO, N$_{2}$O, NO$_{2}$, N$_{2}$O$_{5}$
Câu 15: Cho một số hợp chất: H$_{2}$S, H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$, NaHS, Na$_{2}$SO$_{3}$, SO$_{3}$, K$_{2}$S, SO$_{2}$. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là
- A. H$_{2}$S, H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$
- B. H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$, Na$_{2}$SO$_{3}$, SO$_{3}$
- C. H$_{2}$SO$_{3}$, H$_{2}$SO$_{4}$, Na$_{2}$SO$_{3}$, SO$_{2}$
-
D. H$_{2}$S, NaHS, K$_{2}$S
Câu 16: Nguyên tố nào sau đây không thể có số oxi hóa dương?
-
A. F
- B. Cl
- C. Br
- D. I
Câu 17: Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong hợp chất K$_{2}$MnO$_{4}$ là:
- A. +7
- B. 7+
-
C. +6
- D. 6+
Câu 18: Số oxi hóa của cacbon trong -COOH là:
-
A. +3
- B. +1
- C. -3
- D. Kết quả khác
Câu 19: Điện hóa trị của nguyên tố Cl trong hợp chất CaCl2 là:
- A. -1
- B. +1
-
C. 1-
- D. 1+
Câu 20: Hợp chất Q được tạo thành bởi hai nguyên tố X và Y. Trong đó, X, Y có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là +n$_{O}$, +m$_{O}$ và có số oxi hóa âm trong các hợp chất khí với hidro a -n$_{H}$ và -m$_{H}$. Biết rằng: |n$_{O}$|= |n$_{H}$| và |m$_{O}$|= |3m$_{H}$|. Mặt khác, Y có số oxi hóa cao nhất trong Q. Công thức phân tử của Q là:
- A. X$_{2}$Y
-
B. XY$_{2}$
- C. XY
- D. X$_{2}$Y$_{5}$
Câu 21: Nhận định nào chưa chính xác về số oxi hóa:
- A. Đơn chất luôn có số oxi hóa bằng 0
- B. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0
- C. Trong hợp chất, kim loại luôn có số oxi hóa dương bằng hóa trị của chúng
-
D. Trong hợp chất, phi kim luôn có số oxi hóa âm và giá trị bằng hóa trị của chúng
Câu 22: Biết nguyên tử X có 2 (e) hóa trị và nguyên tử Y có 5 (e) hóa trị. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y là:
- A. XY$_{2}$
- B. X$_{3}$Y$_{2}$
-
C. X$_{2}$Y$_{3}$
- D. X$_{2}$Y
Câu 23:Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố:
-
A. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó
- B. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó
- C. Bằng số electron liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử
- D. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử gần nhất
Câu 24: Sơ đồ nào sau đây biểu diễn quá trình biến đổi đúng?
- A. Al $\overset{-3e}{\longrightarrow}$ Al$^{3+}$
- B. Fe$^{3+}$ $\overset{+e}{\longrightarrow}$ Fe$^{2+}$
- C. N$^{2+}$ $\overset{-3e}{\longrightarrow}$ N$^{5+}$
-
D. Cả ba đều đúng
Câu 25: Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,...”
- A. Số oxi hoá của hiđro luôn bằng +1.
- B. Số oxi hoá của natri luôn bằng +1.
-
C. Số oxi hoá của oxi luôn bằng –2.
- D. Cả A, B, C.
Từ khóa » Hóa Trị Của Oxi Trong Hầu Hết Các Hợp Chất Là
-
Bài 15. Hóa Trị Và Số Oxi Hóa - Củng Cố Kiến Thức
-
Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa - Hoc24
-
Bài 15- Hóa Trị Và Số Oxi Hóa - THPT Sóc Trăng
-
Cách Xác định Số Oxi Hoá Và Hoá Trị Của 1 Nguyên Tố Trong Hợp Chất
-
Câu 27. Cho Các Phát Biểu Sau: A) Điện Hóa Trị Của Một Nguyên Tố Là ...
-
Giải Câu 2 Trang 74 - Bài 15 - SGK Môn Hóa Học Lớp 10
-
Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa
-
HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
-
Trạng Thái Oxy Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hóa Học 10 Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa
-
Lí Thuyết Hóa Trị Và Số Oxi Hóa - MÔN HÓA Lớp 10
-
Tại Sao Hóa Trị Của đồng Là 1 Hoặc 2?
-
Bài Giảng Bài 15: Hóa Trị Và Số Oxi Hóa (tiết 7)
-
Số Oxi Hóa Là Gì? 4 Quy Tắc Xác định Số Oxi Hóa Của 1 Nguyên Tố