HOÁN VỊ GEN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN ...

 

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. LIÊN KẾT GEN:

1.  Thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm:

                  P tc:            (cái) thân xám, cánh dài                        x                (đực) thân đen, cánh ngắn

                  F1:                                                       100% thân xám, cánh dài

                          Lấy con đực ở F1 thân xám, cánh dài             x              con cái thân đen, cánh ngắn

                  Fa:                                                        1 xám, dài: 1 đen, ngắn

2.  Giải thích kết quả phép lai thuận:

- Đời F1 cho kết quả 100% ruồi thân xám, cánh dài => thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội hơn so với cánh ngắn. P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản à F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai với đồng hợp lặn (đen, ngắn) sẽ cho tỉ lệ: 1: 1: 1: 1. nhưng F1 cho tỉ lệ 1: 1. --> F1 chỉ tạo 2 loại giao tử

- Điều này được giải thích bằng hiện tượng liên kết gen: 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng (gen quy định tính trạng màu thân và hình dạng cánh nằm trên cùng 1 NST) àchúng sẽ liên kết nhau trong di truyền.

- Các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là hiện tượng liên kết gen. Nhóm các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là nhóm gen liên kết. Số lượng nhóm liên kết của 1 loài = số lượng NST đơn bội.

Ví dụ: một loài có bộ NST 2n = 24 à loài trên có 12 nhóm gen liên kết

3. Sơ đồ lai

                  P tc:            (cái) thân xám, cánh dài                        x                (đực) thân đen, cánh ngắn

                  F1:                                                       100% thân xám, cánh dài

Lai phân tích thuận

                  Fb              (đực) thân xám, cánh dài                       x              con cái thân đen, cánh ngắn

                  F2:                                                        1 xám, dài: 1 đen, ngắn

II. HOÁN VỊ GEN:

1.  Thí nghiệm của Morgan và hiện tượng HVG:

            P tc:                        (cái) thân xám, cánh dài     x   (đực) thân đen, cánh ngắn

            F1:                                                 100% thân xám, cánh dài

Lấy con cái ở F1 thân xám, cánh dài x conđực thân đen, cánh ngắn

            F2:                        965 con xám, dài  (41,5 %)    : 944 con đen, ngắn à (41,5 %)

206         n xám, ngắn à (8,5 %)             :   185 con đen, dài à (8,5 %)

2.  Giải thích – cơ sở tế bào học của hiện tượng

- F1: 100% xám, dài à xám, dài là tính trạng trội so với đen, ngắn

P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản à F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai với đồng hợp lặn (đen, ngắn) sẽ cho tỉ lệ: 1: 1: 1: 1 nhưng F1 cho tỉ lệ:  965: 944: 206: 185 và có biến dị tổ hợp (xám, ngắn và đen, dài).

Điều này được giải thích bằng hiện tượng hoán vị gen:

- Trong quá trình phân bào, ở kỳ trước 1 của quá trình giảm phân đã xảy ra hiện tượng bắt chéo giữa 2 crômatit khác nguồn trong 4 crômatit của cặp NST kép tương đồng. Sau đó ở một vài tế bào đôi khi xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn làm cho các gen trên 2 đoạn NST cũng trao đổi chỗ cho nhau à hoán vị gen

Hình vẽ cơ chế tiếp hợp và trao đổi chéo ở kỳ trước 1 của giảm phân:

http://www.cadasa.vn/e-cadasa/pst_elpro/images/sinh%20hoc%2012/c2_b10_12.PNG      

Ví dụ: Trong cơ quan sinh dục của một loài có 100 tế bào tiến hành giảm phân, trong đó có 20 tế bào có xảy ra trao đổi chéo. Tính tần số hoán vị gen?

- 1 tế bào mẹ qua giảm phân tạo được 4 tế bào con => 100 tế bào giảm phân tạo thành 400 giao tử

- 1 tế bào xảy ra hoán vị sẽ tạo được 2 loại giao tử hoán vị => 20 tế bào hoán vị sẽ tạo được 40 giao tử hoán vị

- Vậy, tần số hoán vị gen:http://www.cadasa.vn/e-cadasa/pst_elpro/images/sinh%20hoc%2012/c2_b10_13.PNG

- Giả sử tất cả 100 tế bào cùng xảy ra trao đổi chéo thì tần số cũng chỉ đạt 50% mà thôi.

- Tần số hoán vị gen dao động từ 0 à 50%, 2 gen nằm gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp

- Tần số hoán vị không bao giờ vượt quá 50% vì hiện tượng trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit trong cặp NST kép tương đồng.

3. Sơ đồ lai

                  P tc:            (cái) thân xám, cánh dài                        x                (đực) thân đen, cánh ngắn

                  F1:                                                       100% thân xám, cánh dài

Lai phân tích nghịch

                  Fb               (cái) thân xám, cánh dài                        x                (đực) thân đen, cánh ngắn

                  F2:            965 con xám, dài  (41,5 %)                                    944 con đen, ngắn à (41,5 %)

                              206 n xám, ngắn à (8,5 %)                                   185 con đen, dài à (8,5 %)

4. Kết luận:

- Do các gen có xu hướng liên kết hoàn toàn nên hiện tượng hoán vị gen ít xảy ra.

- Các giao tử hoán vị gen chiếm tỉ lệ thấp

- Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết và khoảng cách tương đối của các gen.

III. Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG LIÊT KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

- Liên kết gen hoàn toàn đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng quý.

- Hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở để lập bản đồ di truyền.

- Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên NST của một loài. Khi lập bản đồ di truyền cần phải xác định số nhóm gen liên kết cùng với việc xác định trình tự và khoảng cách phân bố cùa các gen trong nhóm gen liên kết trên NST. Khoảng cách giữa các gen trên NST được tính bằng đơn vị cM (centiMorgan) [1cM = 1%]

PHẦN II: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

Dạng 1: Các phương pháp xác định quy luật hoán vị gen

Phương pháp giải

Trong điều kiện mỗi gen quy định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Khi xét sự di truyền về hai cặp tính trạng, nếu xảy ra một trong các biểu hiện sau, ta kết luận sự di truyền hai cặp tính trạng đó, tuân theo quy luật di truyền hoán vị gen của Morgan

a- Khi tự thụ phần hoặc giao phối giữa hai cặp gen, nếu kết quả thế hệ lai xuất hiện 4 kiểu hình tỉ lệ khác 9:3:3:1 ta kết luận hai cặp tính trạng đó được di truyền tuân theo quy luật hoán vị gen

P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb) → F1 có 4 kiểu hình tỉ lệ ≠ 9:3:3:1

=>Quy luật hoán vị gen

b- Khi lai phân tích cá thể dị hợp về hai cặp gen, nếu FB xuất hiện 4 kiểu hình tỉ lệ khác 1:1:1:1, ta kết luận hai cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật  hoán vị gen

P: (Aa,Bb) x (aa,bb) →  FB có 4 kiểu hình, tỉ lệ ≠ 1:1:1:1

=>quy luật hoán vi gen

Tổng quát: Nếu tỉ lệ chung của cả hai tính trạng biểu hiện tăng biến dị tổ hợp, mặt khác không bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng, ta suy ra hai cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật hoán vị gen

Ví dụ 1 : Khi lai cây thân cao, chín sớm (dị hợp tử hai cặp gen) với cây thân thấp, chín muộn (đồng hợp lặn) Fa thu được 35% cây thân cao, chín sớm : 35% cây thân thấp, chín muộn : 15% cây thân cao, chín muộn : 15% cây thân thấp, chín sớm. Xác định quy luật di truyền các gen nói trên? Giải:

 Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình,

Tỷ lệ phân li kiểu hình là  35 : 35 : 15 :15

=>  Tỷ lệ khác 1:1:1:1  và  1:1 => các gen không phân li độc lập với nhau

=>Vậy hai cặp gen quy định tính trạng di truyền theo hoán vị gen.

Ví dụ 2 : P: Khi cho cây hoa kép màu đỏ di hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn F1 thu được 59% cây hoa kép, màu đỏ: 16% cây hoa kép, màu trắng : 16% cây hoa đơn, màu đỏ: 9% cây hoa đơn, màu trắng. Hãy xác định quy luật di truyền của phép lai trên ? Giải:

F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình khác với tỷ lệ 9:3:3:1 của phân li độc lập chứng tỏ hai cặp gen quy định hai cặp hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và có hiện tượng hoán vị gen.

Dạng 2: Xác định tỉ lệ giao tử

Lí thuyết cần nhớ :

Tần số hoán vị gen (TSHVG) là tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị, tính trên tổng số giao tử được sinh ra (< 50%)

Gọi x là TSHVG, trong trường hợp xét hai cặp alen

+ Tỉ lệ giao tử hoán vị  = x/2

+ Tỉ lệ giao tử không hoán vị là =(1-x)/2

Cách giải :                                                      

-   Tính số loại giao tử được  tạo  ra

-   Xác định giao tử hoán vị và giao tử liên kết dựa vào kiểu gen

-    Tính tỉ lệ kiểu giao tử  theo công thức .

Ví dụ 3 : Quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa A và B với f = 40% và giữa B và D với f = 20%. Xác định số loại giao tử, thành phần các loại giao tử, tỉ lệ các loại giao tử trong các trường hợp sau:

a) Ab/aB                       b) ABe/abE                           c) AaBD/bd                 d) Ab/aBDe/dE 

https://img.toanhoc247.com/picture/2015/0821/anh-bai-tap.jpg

 

Dạng 3: Biết gen trội lặn, kiểu gen P và  tần số hoán vị xác định kết quả lai

Phương pháp giải

+ Xác định tỉ lệ từng loại giao tử của P

+ Lập bảng, suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con

Ví dụ 4 : Cho phép lai P:AB/ab×ab/ab  (tần số hoán vị gen là 30%). Các cơ thể lai mang hai tính trạng lặn chiếm tỷ lệ:

A. 50%.                           B.35%.                          C. 15%                               D. 30%.

Bài giải

Ta có A>> a ; B>>b                                            

Xét phép lai  : AB/ab×ab/ab   có AB/ab , f = 30% cho các giao tử : AB = ab = 35%; Ab = aB = 15%

 Ab/ab chỉ tạo ra một loại giao tử ab

Vậy các cơ thể lai mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ : ab/ab = 0,35( ab)  x 1 (ab)  = 0,35 =  35%

Đáp án B

Ví dụ 5 : Hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 10cM. Cơ thể  AB/ab lai phân tích, kiểu hình đồng hợp lặn chiếm tỷ lệ:   A. 5%.                           B. 22,5%.                   C. 45%.                                D. 25%.  

Bài giải :

Hai gen cách nhau 10cM => hoán vị gen  với tần số 10% ; ABabABab lai phân tích, f = 10%

=>  AB/ab  x   ab/ab

Xét cơ thể có kiểu gen AB/ab

Tỉ lệ giao tử ab tạo ra = 50% - (10%: 2) = 45%

Cơ thế có kiểu gen  chỉ tạo ra giao tử ab 

=>Tỉ lệ KH đồng hợp lặn bằng: 45%( ab) x 1 ( ab)  = 45 % 

Đáp án C

Dạng 4: Phương pháp xác định tần số hoán vị gen khi biết tỉ lệ kiểu hình ở đời con 

a. Trường hợp xảy ra hoán vị cả hai bên: 

- Được áp dụng cho thực vật, dòng tự thụ phấn và  hầu hết các loại động vật ( trừ ruồi giấm, bướm, tằm…) - Trường hợp này ta căn cứ vào tỷ lệ xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn ở thế hệ sau suy ra tỷ lệ % giao tử mang gen lặn ab => f . - Nếu loại giao tử ab lớn hơn 25% thì đây phải là giao tử liên kết gen và các gen liên kết cùng (A liên kết với B, a liên kết với b). - Nếu loại giao tử ab nhỏ hơn 25% thì đây phải là giao tử hoán vị gen và các gen liên kết chéo (A liên kết b, a liên kết B)

b. Trường hợp xảy ra hoán vị gen ở một trong hai bên bố hoặc mẹ (ruồi giấm, bướm, tằm): - Trường hợp này tỷ lệ giao tử giới đực và giới cái không giống nhau. - Từ tỷ lệ kiều hình mang hai tính trạng lặn ở thế hệ sau ta phân tích hợp lí về tỷ lệ giao tử mang gen ab của thế hệ trước => f: + Nếu ab là giao tử hoán vị thì f = ab .2 + Nếu ab là giao tử liên kết thì f = 100% - 2 . ab

Ví dụ 6 : Khi lai giữa P đều thuần chủng, đời F1 chỉ xuất hiện kiểu hình cây quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình theo tỷ lệ như sau:  66% cây quả tròn, ngọt 9% cây quả tròn, chua 9% cây quả bầu dục, ngọt  16% cây quả bầu dục, chua Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Xác định tần số hoán vị gen? Giải : 

Quy ước :

A – quả tròn >>a bầu dục

B – quả ngọt >> b quả chua

Đời con xuất hiện 4 loại kiểu hình

Tỉ lệ kiểu phân li kiểu hình ở đời con là :  33 : 3 : 2 : 2

=> các gen nằm trên cùng một NST và có hiện tượng hoán vị gen

Kiểu hình lặn có kiểu gen abababab = 16% = 0.4 ab x 04 ab

=> ab phải là giao tử liên kết => f = 100% - 40% x 2 = 20%

Ví dụ 7: Ở loài ruồi giấm đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng đời F1 chỉ xuất hiện loại kiểu hình thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 có 4 loại kiểu hình sau:  564 con thân xám, cánh dài 164 con thân đen, cánh cụt 36 con thân xám, cánh cụt 36 con thân đen, cánh dài Xác định tần số hoán vị gen? Giải:

Ở loài ruồi giấm hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái không xảy ra ở ruồi đực.

Đời F2 xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn thân đen, cánh ngắn

ab/ab= 20.5% = 1/2 giao tử ♂ ab x 41% giao tử ♀ ab

=> Loại giao tử ♀ ab = 41% > 25% đây là giao tử liên kết

=> f = 100% - (41% x 2) = 18%.

PHẦN III: BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau. Câu 2: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. tương tác gen. B. phân li độc lập. C. liên kết hoàn toàn. D. hoán vị gen. Câu 3: Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là: A. 3 B. 10 C. 9 D. 4 Câu 4: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số A. tính trạng của loài. B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài. C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài. D. giao tử của loài. Câu 5: Bằng chứng của sự liên kết gen là A. hai gen không alen cùng tồn tại trong một giao tử. B. hai gen trong đó mỗi gen liên quan đến một kiểu hình đặc trưng. C. hai gen không alen trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân. D. hai cặp gen không alen cùng ảnh hưởng đến một tính trạng. Câu 6: Hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% vì A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn. B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết. C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen. D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống. Câu 7: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen. Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen? A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen. B. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân. C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động. Câu 9: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là A. sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II C. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I D. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân Câu 10: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100% tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, được F2 tỉ lệ 1: 2: 1. Hai tính trạng đó đã di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác gen. D. hoán vị gen. Câu 11: Ở cà chua, gen A: thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục. Các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 giống cà chua thuần chủng: thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ A. 3 cao tròn: 1 thấp bầu dục. B. 1 cao bầu dục: 2 cao tròn: 1 thấp tròn. C. 3 cao tròn: 3 cao bầu dục: 1 thấp tròn: 1 thấp bầu dục. D. 9 cao tròn: 3 cao bầu dục: 3 thấp tròn: 1 thấp bầu dục. Câu 12: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab/aB giao phấn với cây có kiểu gen ab/ab thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là: A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.  C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ.  Câu 13: Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn tự thụ phấn. Nếu có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21% thì hai tính trạng đó di truyền A. tương tác gen. B. hoán vị gen. C. phân li độc lập. D. liên kết hoàn toàn.  Câu 14:Điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn? A. Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể. B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp. D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý. Câu 15: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab/aB giao phấn với cây có kiểu gen Ab/aB. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.  B. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.  C. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. D. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ. Câu 16:Thế nào là nhóm gen liên kết? A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Câu 17: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng? A.AB/ab B.Ab/Ab C. Aa/bb D.Ab/ab Câu 18:Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú. C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới. D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Câu 19: Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản. B. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính. C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. D. các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau. Câu 20: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I. B. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I. C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I. D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I. * BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO

Câu 21:Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F1, số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%. II. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40cM.

III. Ở F1, số cây lá xẻ, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 10%.

 IV. Ở đời F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.

                   A. 1. B. 2. C. 4. D. 3

Câu 22: Phép lai P:× ♂, thu được F1 có tổng số cá thể mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng và tổng số cá thể mang kiểu hình lặn về cả 3 t ính trạng chiếm 53,5%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có tối đa 36 loại kiểu gen.

 II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM.

III. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.

 IV. F1 có 30% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1

Câu 23: Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ 26%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen lần lượt là:

Câu 24: Một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 có tổng số 1200 cây. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?

I. Có thể có 1200 cây thân cao, hoa đỏ.

II. Các loại kiểu gen luôn có tỉ lệ bằng nhau.

III. Nếu có 300 cây thân thấp, hoa trắng thì sẽ có 300 cây thân cao, hoa trắng.

 IV. Nếu có 600 cây thân cao, hoa trắng thì chỉ có 2 loại kiểu gen. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 25:Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm 9%. Biết rằng không xảy ra đột biến và quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F2 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

II. Ở F2, số cá thể có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.

 III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F2, xác suất thu được cá thể có 1 alen trội là 16%. I

V. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể hoa đỏ, quả tròn ở F2, xác suất thu được cá thể có 3 alen trội là 8/33. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 26: Cho gà trống chân ngắn, lông đốm giao phối với gà mái chân ngắn, lông đốm (P), thu được F1 được có tỷ lệ kiểu hình: 50 con gà trống chân ngắn, lông đốm: 20 con gà mái chân chân ngắn, lông đốm: 20 con gà mái chân dài, lông vàng: 5 con gà mái chân ngăn, lông vàng: 5 con gà mái chân dài, lông đốm. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tính trạng màu lông gà di truyền liên kết với giới tính, hai tính trạng trên di truyền độc lập nhau.

II. Ở F1, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ 5%

III. Nếu cho một con gà mái ở F1 lai phân tích thì đời con có thể chỉ thu được gà chân dài, lông vàng

 IV. Lấy ngẫu nhiên một con gà trống ở F1, xác suất thu được cá thể dị hợp một cặp gen là 40%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 27: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 9% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

 I. Ở F2 có 24% số cây mang 3 alen trội.

II. Ở F2 có 34% số cây mang 2 alen trội.

 III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/4.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 9/59. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 28: Cho 2 cây (P) đều dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến và có hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

II. Kiểu gen 1 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ 34%.

III. Kiểu gen 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ 24%.

 IV. Kiểu gen 4 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ 4%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 29: Cho cây dị hợp tử 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết hai cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể và có hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

 I. Nếu tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử về 2 cặp gen trội ở F1 chiếm 4% thì P xảy ra hoán vị gen với tần số 40% và F1 có 44% kiểu gen có 2 alen trội.

II. Nếu tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử về 2 cặp gen lặn ở F1 chiếm 1% thì P xảy ra hoán vị gen với tần số 20% và F1 có 66% kiểu gen có 2 alen trội.

III. Nếu tổng tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp ở F1 chiếm 34% thì P xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

IV. Nếu tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử về 2 cặp gen ở F1 chiếm 26% thì P xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 30: Ở một loài thực vật, A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 100% số cây hoa vàng. Các cây hoa vàng này tiến hành giao phấn ngẫu nhiên, thu được F 1 có tỉ lệ : 16% số cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở thế hệ P, cây thuần chủng chiếm 20%.

II. Ở thế hệ F1, cây thuần chủng chiếm 52%.

III. Lấy ngẫu nhiên một cây hoa vàng ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 3/7.

IV. Nếu các cây F1 tiếp tục giao phấn ngẫu nhiên thì ở F2, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 16%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

C

B

C

C

B

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

B

D

B

C

D

C

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

C

C

D

C

A

A

A

D

D

 

Bài viết gợi ý:

1. Bệnh di truyền học Sinh Học 12

2. Khái quát nội dung ứng dụng di truyền học - THPTQG Sinh Học 12

3. Kiến thức tổng quát quy luật di truyền - Sinh học 12

4. Tổng hợp kiến thức Cơ chế di truyền và biến dị

5. Gen- mã Di truyên - Nhân đôi ADN

6. MẸO - THUYẾT TIẾN HOÁ - Sinh Học 12

7. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI - Sinh Học 12 - Hay Lạ

Từ khóa » Các Tỉ Lệ Của Hoán Vị Gen