Học Cách Nghỉ Việc Văn Minh để Mai Sau Bạn Còn Có Thể Quay Lại ...
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người cho rằng nghỉ việc đơn giản là nộp một tờ đơn và đợi đến ngày dứt áo ra đi. Cho đến khi các vấn đề về cách ứng xử trước trong và sau khi nghỉ việc nổ ra nhiều tranh cãi, đó cũng là lúc chúng ta nên bình tĩnh ngồi lại và bàn bạc về văn hóa nghỉ việc văn minh.
- Có phải nghỉ việc rồi, bạn có quyền không nể nang những đồng nghiệp cũ, thích nói gì thì nói, làm gì thì làm?
- Có phải với tư tưởng biết mình sắp nghỉ việc, bạn cho rằng mình không cần thiết phải quá nhiệt tình với công ty nữa, cứ làm chơi chơi đợi ngày ra đi?
- Có phải nghỉ việc nên bạn cho rằng mình nên làm điều tốt cuối cùng, tật xấu của ai cũng đem ra nói hết, thậm chí là kể ra những điều ấm ức tại đây để lôi kéo đồng nghiệp?
Nếu vậy, bạn thực sự đã quên mất điều cốt lõi mà chúng ta, những người dù mới đi làm hay đã có nhiều kinh nghiệm cũng cần ghi nhớ: giữ gìn hình ảnh thương hiệu cá nhân trong mắt nhà tuyển dụng. Công ty cũ sẽ còn theo chân bạn trong những lần phỏng vấn kế tiếp. Nhà tuyển dụng mới thường sẽ hỏi bạn lý do nghỉ việc ở công ty cũ. Thậm chí họ có thể liên hệ đến công ty cũ của bạn để kiểm chứng thông tin. Đó là lý do tại sao bạn không nên biến những cuộc chia tay của mình đẫm màu hằn học, bực tức và xung đột.
Nghỉ việc không phải là một cuộc chiến – Hãy ra đi trong êm đẹp
Các nghiên cứu từ cuối năm 2018 cho thấy gần một phần tư nhân viên xem xét từ bỏ vị trí công việc hiện tại của họ. Vì vậy, nếu bạn cũng đang nghĩ đến việc ra đi, bạn không phải là kẻ cô độc duy nhất đang làm một điều bất thường.
Có đến 1001 lý do để một ai đó rời đi, có thể xuất phát từ môi trường làm việc không tốt, sự bất ổn trong mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên,…Tuy nhiên, khác biệt ở chỗ sự ra đi của bạn có khiến người ở lại thấy tiếc nuối, đồng nghiệp có lưu luyến bạn, hay ngược lại bạn trở thành đối tượng không ai muốn nhắc đến. Dưới đây là gợi ý 5 điều người nghỉ việc văn minh không nên làm:
1. Biến mất một cách đột ngột
Dựa theo khoản 2 điều 22 của Luật Lao Động năm 2012, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) phải báo trước cho bên sử dụng lao động:
– Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
– Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
– Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Qua, đó, việc nhân viên biến mất đột ngột được xem là vi phạm Luật Lao Động và doanh nghiệp có quyền đưa ra mức phạt. Bên cạnh đó, việc biến mất đột ngột cũng thể hiện bạn là một người có kỹ năng ứng xử và giao tiếp kém. Trong mạng lưới các nhà tuyển dụng nhân sự, có thể bạn đã bị cho vào danh sách những ứng viên kém văn minh cần né.
2. Nói dối về việc ra đi
Cuối cùng bạn vẫn phải chấm dứt vấn đề nghỉ việc của mình khi bắt đầu phỏng vấn cho các công việc tiếp theo. Thái độ, cách đối xử của bạn về công ty cũ thực sự là điều nhà tuyển dụng quan tâm hơn là lý do nghỉ việc, bao gồm cả sự trung thực. Vì vậy, bạn nên đưa ra những lý do cụ thể và tốt nhất là giữ cho nó ở trạng thái trung lập.
Nhiều ứng viên mắc sai lầm nghiêm trọng khi đổ lỗi, thậm chí là nói xấu công ty cũ trước mặt người phỏng vấn. Điều đó khiến họ liên tưởng bạn là một ứng viên thị phi và kiêu ngạo vì suy cho cùng, việc bạn ra đi cũng không thể khiến công ty cũ phá sản.
3. Than vãn với đồng nghiệp để lôi kéo họ
Những người đã nghỉ việc thường có xu hướng lôi kéo, tiêm nhiễm điều tiêu cực cho người ở lại. Ngoài mặt, họ chỉ than thở công ty chấm lương chưa công bằng, sếp thiên vị ai đó, tính cách kỳ quặc,…để nhận được sự cảm thông. Nhưng bên trọng, họ ngấm ngầm khiến cho những nhân viên ở lại cảm thấy công ty thực sự không có gì tốt, mình cũng nên chuyển việc đi thôi.
Nếu bạn có ý định lôi kéo nhân viên cùng team sang công ty mới, cách làm này thực sự có hiệu quả. Tôi biết, chốn văn phòng có nhiều nhóm chơi thân thiết, làm việc ăn uống, mua sắm,…thậm chí là bàn tán cùng nhau về một ai đó. Việc một vài người bạn ra đi khiến những người ở lại cảm thấy cô đơn. Họ sợ thiếu những người đồng đội ăn ý và cũng sợ phải làm quen từ đầu với những người mới.
Nhưng rồi người ở lại sẽ nhanh vượt qua tâm lý ấy thôi khi bạn không còn tác động nữa. Vì vậy, nếu bạn đang dành những ngày làm việc cuối cùng của mình để túm tụm, xả hết những uất ức về công ty thì thật tệ. Đến cuối cùng, bạn vẫn ra đi, vì sao không thể nghỉ việc một cách văn minh hơn mà cứ nhất thiết phải làm ảnh hưởng đến công ty, ảnh hưởng đến những người ở lại?
4. Lên Facebook, website review công ty để kể xấu
Một nhân viên tốt không chỉ xét đến yếu tố năng lực mà còn về thái độ. Khi có những mâu thuẫn xảy ra trong môi trường làm việc, dẫn tới ý định nghỉ việc. Thái độ lại càng trở nên quan trọng hơn trong việc phân biệt nhân viên chuyên nghiệp, văn minh và những người kỹ năng ứng xử kém.
Bạn mang sự bực tức và giận dỗi vì sếp, vì đồng nghiệp lên Facebook cá nhân hoặc các trang web review công ty để bắt đầu xả cơn giận: “công ty có mấy người quản lý hay la mắng nhân viên vô cớ…”, ” văn phòng có lắm chuyện drama để hít, ngày nào mấy ông bà đồng nghiệp cũng tụm nhau kể xấu về ai đó…”, “sếp thì giấu nghề, hỏi gì cũng chỉ trả lời ậm ừ cho xong việc,…”. Nhiều trường hợp còn dùng từ ngữ nặng nề để chửa rủa, thóa mạ nơi mà họ đã từng làm việc.
Dù chưa biết kết cục ra sao, nhưng chắc chắn một điều rằng chặng đường của bạn và người sếp coi như chấm dứt. Thứ nhất, bạn chắc chắn sẽ phải rời khỏi công ty. Thứ hai, trên con đường sự nghiệp của mình, tốt nhất bạn không nên gặp lại sếp.
Những điều nên làm giúp bạn ghi điểm nghỉ việc văn minh
Dường như nghỉ việc khiến bạn không còn phải bận tâm gì thêm về nơi làm cũ. Thế nhưng, người thông minh chắc chắn sẽ biết cách tận dụng sự ra đi của mình để tỏa sáng.
1. Tổ chức tiệc chia tay thông báo đến mọi người
Việc tổ chức tiệc chia tay có thể là một phần nằm trong quy trình của doanh nghiệp. Hoặc những công ty nhỏ sẽ không có phần này. Tuy nhiên, bạn sẽ ghi thêm điểm ấn tượng cho mình nếu chủ động tổ chức một bữa tiệc (có thể nho nhỏ như tiệc bánh ngọt, trái cây) để chào tạm biệt mọi người. Bữa tiệc nhỏ sẽ giúp bạn kết nối với mọi người tốt hơn, biết đâu trong số họ sẽ có người dẫn lối cho bạn một cơ hội làm việc tuyệt vời khác từ network của họ.
Ngoài ra, bạn có thể sắp xếp thời gian đến gặp sếp và một số đồng nghiệp thân thiết để gửi lời cám ơn và chào tạm biệt. Trong những khoảnh khắc xúc động này, bạn và mọi người, kể cả sếp có thể thoải mái chia sẻ với nhau và nhận được phản hồi quý giá giúp xây dựng hành trang nghề nghiệp của bạn vững chắc hơn.
2. Hãy nhiệt tình cho đến ngày cuối cùng
Kể từ lúc đơn nghỉ việc được thông qua, hầu như bạn sẽ không còn được giao thêm bất kỳ nhiệm vụ nào mới và chỉ tập trung vào bàn giao những việc cũ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cứ thong dong ngồi chơi xơi nước chờ đến ngày ra khỏi công ty.
Hãy rà soát lại thật kỹ những mục công việc đã bàn giao. Có công nợ nào còn dang dở, chưa hoàn tất không? Có những hóa đơn, giấy tờ tồn đọng nào cần chữ ký không? Và khi đã bàn giao lại cho người mới, bạn cũng nên dành thời gian theo sát, hướng dẫn người thay thế xử lý công việc, giúp họ hòa nhập với công việc tốt hơn. Nhiệt tình đến những giây phút cuối cùng, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về mình trong mắt sếp.
Bạn biết đấy, một vài lời khen, đề cao bạn từ những vị sếp cũ sẽ góp phần tăng khả năng trúng tuyển cho bạn đối với công việc mới.
3. Bàn giao tài liệu đến những người có liên quan
Khi rời công ty, hầu hết các tài sản bao gồm tài liệu, máy tính, các dữ liệu lưu trữ thông tin khách hàng, email công ty,…đều được công ty yêu cầu người nghỉ thực hiện bàn giao qua biên bản. Người trẻ có tư tưởng làm qua quý, mọi chuyện còn lại để sếp lo. Tuy nhiên, là một con người tử tế và có trách nhiệm, chắc hẳn bạn sẽ không muốn mình ra đi với tiếng xấu còn lại chứ?
Một người bạn của tôi từng làm việc tại bộ phận Marketing. Khi bàn giao công việc, cô đã cẩn thận phân loại các dữ liệu và gửi mail cho cả sếp và người thay thế mình. Hành động nhỏ của cô được cấp trên khen ngợi hết lời và họ cũng bày tỏ mong muốn được giữ cô lại tiếp tục làm việc.
Ngoài ra, một vài mẹo giúp bạn ghi thêm điểm nghỉ việc văn minh khác như: bạn có thể viết một bản thống kê công việc và hướng dẫn để người kế nhiệm tiếp nhận một cách thuận lợi hơn, đề nghị sẵn sang hỗ trợ thắc mắc về công việc trong vòng 1 – 2 tháng tới,…
4. Đề cử ứng viên thay thế vị trí của bạn
Việc tìm một ứng viên mới cho vị trí đang bỏ trống tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Khi bạn quyết định ra đi vào những thời điểm công ty công ty chưa có sự chuẩn bị về mặt nhân sự, bạn có thể đề xuất một người mà bạn cho rằng có khả năng đảm đương được công việc. Đó có thể là những người bên ngoài công ty, miễn là họ có năng lực phù hợp.
Trên thực tế, tốt nhất bạn nên tránh nhảy việc vào những giai đoạn cao điểm (công ty nhiều đơn hàng, nhiều sự kiện,…cần nhiều nhân lực) và cố gắng hoàn thành công việc cho đến khi công ty tìm được người mới mới là cách nghỉ văn văn minh.
Bạn có thấy bài viết hữu ích?
Submit RatingAverage rating 4.8 / 5. Vote count: 5
No votes so far! Be the first to rate this post.
Tags: cân bằng công việc cuộc sốngcân nhắc trước khi nghỉ việcnghỉ việcquyết định nghỉ việcTừ khóa » Xin Nghỉ Việc Văn Minh
-
Văn Hóa Nghỉ Việc Mà Bạn Cần Phải Học Tập - Acabiz
-
Cách Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp, Văn Minh - Joboko
-
Cách Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp, Văn Minh
-
Văn Hóa Nghỉ Việc | Talent Community - CareerBuilder
-
Nghỉ Việc: Chia Tay Văn Minh, Tử Tế - Câu Chuyện Thực Từ Cô Gái Hoa ...
-
Làm Sao để Xin Nghỉ Việc Một Cách Văn Minh?
-
Văn Hóa "nghỉ Việc" Của Người Trẻ: Lời Khuyên để Bạn Trở Thành ...
-
Cách Xin Nghỉ Việc Qua Tin Nhắn Văn Minh Lịch Sự Nhất - NuChinh
-
7 điều Tâm Niệm Về Văn Hóa Nghỉ Việc Từ Cựu Giám đốc Nhân Sự
-
VĂN HÓA NGHỈ VIỆC - LÀM SAO ĐỂ “CHIA TAY” VĂN MINH?
-
Nghỉ Việc Sao Cho Văn Minh?
-
Bật Mí Cách Xin Nghỉ Việc Khéo Léo, Nhẹ Nhàng, Thuyết Phục Nhất
-
Nghỉ Việc Văn Minh: Chuyên Nghiệp đến Phút Cuối Cùng - TopCV Blog
-
Công Sở Cũng Như Một Mối Tình, Làm Sao để Nghỉ Việc Văn Minh?