Văn Hóa "nghỉ Việc" Của Người Trẻ: Lời Khuyên để Bạn Trở Thành ...
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta đang sống trong một thế giới mở về suy nghĩ và cách sống. Nhờ đó mà giới trẻ hiện nay có vô vàn các cơ hội cũng như lựa chọn công việc phù hợp với bản thân. Từ đó, dẫn đến việc giới trẻ ngày nay có tốc độ và tần suất nhảy việc rất cao, đặc biệt trong những năm đầu đi làm ở lứa tuổi từ 20 - 25.
Trên thực tế, ta thấy rằng đi "xin việc" đã là một vấn đề khó khăn ở nhiều mặt nhưng câu chuyện "nghỉ việc" cũng khiến dân công sở đau đầu không kém. Trong những năm đầu đi làm, khi chúng ta xây dựng hình ảnh cá nhân trong lĩnh vực mà chúng ta theo đuổi, việc chia tay thế nào với công ty cũng sẽ quyết định nhiều đến thương hiệu mỗi cá nhân.
Do vậy, hãy cố gắng tạo cho bản thân một hình ảnh tốt nhất trước khi dứt áo ra đi và để lại ấn tượng tốt với người ở lại. Những lời khuyên sau đây có thể có ích khi bạn quyết định chia tay công việc hiện tại.
1. Đừng biến nghỉ việc là công cụ đòi quyền lợi cho bạn
Rất nhiều nhân viên sau một thời gian làm việc tại công ty hiện tại nhận ra rằng việc tăng lương và các quyền lợi cho cá nhân thật sự rất khó. Dù đã nỗ lực hết mình mang lại những kết quả cụ thể nhưng tỉ lệ tăng lương hàng năm cứ ì ạch với tốc độ cực kỳ gây ức chế. Và những câu chuyện rỉ tai nhau rằng chỉ có khi bạn nghỉ việc thì sếp mới để ý đến quyền lợi của bạn.
Sự thật là có, nhiều người đã chia sẻ rằng họ đã đạt được mục đích khi dùng chiêu "nghỉ việc" để ép sếp phải tăng lương. Nhưng có thực đây là một phương án hữu hiệu để đặt được lợi ích mong muốn trong công việc không?
Câu trả lời có lẽ là không! Thực chất, rõ ràng mối quan hệ Công việc và Người lao động giống như cuộc tình vậy, khi lời chia tay nói ra quá dễ dàng thì mối quan hệ này liệu có được coi trọng. Vốn rằng, câu chuyện đòi hỏi lợi ích bằng cách nghỉ việc mang lại hiệu quả nhưng nếu bạn sử dụng không khéo sẽ khiến cho việc đó bị phản tác dụng.
Bạn sẽ rất dễ bị đánh giá là là người không tận tâm trong công việc, "đứng núi này trông núi nọ". Và rồi, từ đó sẽ tạo ra những tin đồn không hay ho gì về bạn cũng sẽ dễ lan sang các công ty khác và hẹp lại cho bạn những cơ hội mới. Vậy nên hãy biết cách đòi hỏi quyền lợi một cách khéo léo không sẽ mất cả chì lẫn chài nhé.
2. Hãy có những lý do nghỉ việc hợp lý
Rất nhiều bạn khi đã muốn nghỉ việc thì nghỉ luôn và kiếm bừa một lí do để nghỉ, chẳng cần suy nghĩ đến ai. Không thì cũng là nghỉ việc ngay giữa lúc có nhiều lùm xùm, mâu thuẫn khiến bản thân rơi vào stress nhất. Và rồi khiến chúng ta đều rơi vào cảnh đưa những quyết định sai lầm cho bản thân.
Một trong những nguyên tắc nếu bạn muốn nghỉ việc thì hãy cố gắng đừng bao giờ nghỉ vào thời điểm bạn đang khó khăn trong công việc. Đó là thời điểm nhạy cảm nhất và rất dễ gây tai tiếng nhất khi nghỉ việc.
Khi nghỉ việc, hãy chọn thời điểm mà bạn cảm thấy cần thiết và nói chuyện "chia tay". Đồng thời cần một lý do chính đáng. Hãy chọn lý do liên quan cá nhân và muốn phát triển bản thân tại những môi trường cao hơn, thử thách hơn. Như vậy, chính bạn tạo cho mình một một đường lui và cũng là tạo ra những cơ hội mới cho mình.
Có một lý do hợp lý và thoải mái sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với sếp cũng như những đồng nghiệp cũ. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ thoải mái hơn để có một công việc mới và cũng giữ được hình ảnh với nơi mình đã từng gắn bó.
3. Cẩn trọng bàn giao các công việc bạn đang làm
Bàn giao công việc cũng là một vấn đề đáng nói khi mà ta nghỉ việc. Nó liên quan đến những mối quan hệ trong và ngoài công ty rất nhiều. Vì khi bàn giao công việc, ta cũng phải bàn giao lại cả những đầu mối đã từng làm việc. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của bạn trong tương lai.
Sau khi nghỉ việc, đừng quên lên một kế hoạch bàn giao công việc để đảm bảo sao khi bạn đi, mọi công việc của bạn đều tiếp tục triển khai suôn sẻ. Sau đó, hãy dần dần bàn giao và rời từng nhóm công việc một để không tạo sự quá bất ngờ khi bạn chính thức " Out - Job". Đồng thời, tổng hợp lại các tài liệu và báo cáo vào kho dữ liệu riêng để chuyển tới người được bàn giao.
Với những việc cần phải chuyển đầu mối làm việc, hãy có lời giới thiệu với đối tác để họ nắm được tinh thần cũng như có sự làm quen khi thay đổi. Như vậy, bạn chuyển giao công việc sẽ rất gọn gàng và người được bàn giao cũng dễ dàng tiếp nhận công việc. Và đừng quên giải quyết mọi khúc mắc công việc rồi hãy bàn giao cho đồng nghiệp, đừng để họ phải giải quyết những vấn đề tồn đọng không thuộc trách nhiệm.
Việc bàn giao công việc một cách đầy đủ và có kế hoạch giúp bạn thể hiện được sự tâm huyết với công việc trong cái nhìn của sếp và các đồng nghiệp. Cùng là giữ gìn hình ảnh của mình với những đối tác đã từng làm việc. Nên hãy cẩn trọng trong việc bàn giao đầy đủ công việc của mình người tiếp nhận để có thể thoải mái khi dứt áo ra đi bạn nhé.
4. Vẫn làm việc hết mình đến những giờ phút cuối cùng
Dẫu rằng nghỉ việc, dẫu đã bàn giao công việc nhưng điều đó không đồng nghĩa là bạn sẽ kết thúc mọi việc ngay từ lúc xin nghỉ việc. Dù tại thời điểm này, bạn sẽ gần như không được giao công việc mới và chỉ tập trung vào công việc cũ. Nhưng đừng quên, hãy vẫn tập trung hoàn thành các công việc hiện tại đừng để mắc sai sót.
Có rất nhiều trường hợp, trong quá trình nghỉ việc nhiều nhân viên cảm thấy mình bị lạc lõng so với các đồng nghiệp. Bị lệch ra khỏi guồng quay của công việc hiện tại là điều bình thường tại giai đoạn nhạy cảm này. Người quản lý hay những đồng nghiệp lúc này cũng sẽ rất khó xử khi giao bạn xử lý hay chia sẻ công việc với một người sắp dứt áo ra đi.
Tại những lúc còn làm việc cuối cùng thì đó cũng chính là thời điểm bạn để lại ấn tượng nhất trong mắt sếp và đồng nghiệp cũ. Do vậy, công việc vẫn phải chỉn chu nhất có thể cho đến những giây phút cuối cùng trước khi hoàn tất quá trình nghỉ việc. Nếu có thể, hãy vẫn nhiệt tình và hoàn tất công việc được giao đến giây phút cuối cùng. Đừng nên mang nặng tâm lý "Chuẩn bị ra đi" để làm việc tại thời điểm này. Bạn rất dễ để lại những ấn tượng cuối cùng lại những ấn tượng không tốt với người ở lại.
Từ khóa » Xin Nghỉ Việc Văn Minh
-
Văn Hóa Nghỉ Việc Mà Bạn Cần Phải Học Tập - Acabiz
-
Học Cách Nghỉ Việc Văn Minh để Mai Sau Bạn Còn Có Thể Quay Lại ...
-
Cách Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp, Văn Minh - Joboko
-
Cách Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp, Văn Minh
-
Văn Hóa Nghỉ Việc | Talent Community - CareerBuilder
-
Nghỉ Việc: Chia Tay Văn Minh, Tử Tế - Câu Chuyện Thực Từ Cô Gái Hoa ...
-
Làm Sao để Xin Nghỉ Việc Một Cách Văn Minh?
-
Cách Xin Nghỉ Việc Qua Tin Nhắn Văn Minh Lịch Sự Nhất - NuChinh
-
7 điều Tâm Niệm Về Văn Hóa Nghỉ Việc Từ Cựu Giám đốc Nhân Sự
-
VĂN HÓA NGHỈ VIỆC - LÀM SAO ĐỂ “CHIA TAY” VĂN MINH?
-
Nghỉ Việc Sao Cho Văn Minh?
-
Bật Mí Cách Xin Nghỉ Việc Khéo Léo, Nhẹ Nhàng, Thuyết Phục Nhất
-
Nghỉ Việc Văn Minh: Chuyên Nghiệp đến Phút Cuối Cùng - TopCV Blog
-
Công Sở Cũng Như Một Mối Tình, Làm Sao để Nghỉ Việc Văn Minh?