Văn Hóa Nghỉ Việc Mà Bạn Cần Phải Học Tập - Acabiz
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhảy việc hay nghỉ việc không còn là việc quá xa lạ đối với giới trẻ. Tuy nhiên, văn hóa nghỉ việc đã và đang trở thành một vấn đề được bàn luận tranh cãi gay gắt. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu văn hóa nghỉ việc văn minh, đúng mực của mỗi cá nhân.
Không được nghỉ đột ngột
Người Mỹ cho rằng việc thay đổi công việc sẽ giúp cho người trẻ phát hiện được năng lực của bản thân nhưng người Nhật lại cho rằng đó là một người thiếu trung thành, không nên tin tưởng.
Nhưng đối với người Việt Nam, có người lại theo quan điểm của người Mỹ, có người lại theo quan điểm của người Nhật. Dù theo quan điểm nào đi nữa, bạn cần nắm được văn hóa nghỉ việc, bạn đừng nghỉ việc quá bất ngờ, mà không có bất kỳ lời thông báo nào trước.
Bạn không nên nghỉ việc quá bất ngờ và đột ngột
Không những thế, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu nhân viên khi nghỉ việc cần trình bày nguyên nhân nghỉ việc hoặc viết email tường trình cho khách. Bạn có thể bắt đầu nội dung nghỉ việc bằng cách nói lịch sự, để người quản lý xem xét và có quyết định thông tin cho bạn rời khỏi công ty.
Chuyên gia quản trị kinh doanh Suzy Welch khuyên rằng, không nên quá trung thực về quyết định nghỉ việc theo bất kỳ xu hướng tiêu cực nào. Tức là, tất cả chúng ta một khi đã nghỉ việc đều có sự chuẩn bị cho một công việc mới, nhưng đừng nói dối là chưa tìm được công việc nào phù hợp trong tương lai.
>> Kỷ luật và sa thải trong quản lý nhân sự
Hiểu lầm gây xung đột nơi làm việc đáng sợ như nào?
Bàn giao đầy đủ công việc cho người kế nhiệm
Nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức Việt Nam thường yêu cầu nhân viên nghỉ việc phải báo trước 30 ngày hoặc 15 ngày để tìm người thay thế và bàn giao công việc.
Để tránh gây ảnh hưởng đến công việc của công ty, trước khi nghỉ, cần cố gắng bàn giao tất cả công việc và thông tin liên quan một cách chi tiết cho người cho người kế nhiệm bạn. Đây là một nét văn hóa nghỉ việc tốt đẹp. Thậm chí, bạn có thể viết một bản thống kế kế hoạch làm việc và đào tạo họ làm vị trí của mình một cách tốt nhất.
Hãy bàn giao công việc một cách chính xác
Khi bạn bàn giao công việc một cách có tâm huyết, có thiện chí và đầy đủ thì việc bạn ra đi sẽ trở nên hiên ngang hơn. Biết đâu một ngày, bạn sẽ gặp lại sếp và đồng nghiệp cũ tại các cuộc họp, hội nghị. Vì thế, hãy cư xử lịch thiệp khi rời bỏ công việc.
Biết ơn
Sếp và công ty cũ chính là nơi giúp bạn có thêm kinh nghiệm, gắn bó với bạn suốt một quãng đường dài. Dù môi trường làm việc khó chịu, không chuyên nghiệp nhưng bạn hãy cố gắng trước khi ra đi nói một cảm ơn trân trọng với người dìu dắt bạn ngày đầu làm việc, đồng nghiệp.
Ví dụ, bạn có thể dùng lời cảm ơn cơ bản như sau: “Cảm ơn sếp và tất cả mọi người công ty. Tôi sẽ không quên một người. Đó chính là khoảng thời gian quý báu và cho tôi rất nhiều kinh nghiệm làm việc sau này.”
Tận tâm làm việc đến ngày cuối cùng
Bạn đã được phê duyệt nghỉ việc, vì thế hãy cố gắng làm việc nỗ lực, tận tâm đến ngày bạn nhận lương hoặc nghỉ hẳn. Bạn đừng cho rằng, mình xin nghỉ rồi thì mình không cần làm việc tích cực, đó là một sai làm trong văn hóa nghỉ việc.
Không được nói xấu công ty cũ
Có hàng trăm, hàng nghìn lý do nghỉ việc, ra đi của bạn, có thể bạn không hài lòng với mức lương hiện tại, vị trí đó chưa phát triển được hết năng lực của bạn, bạn không chịu nổi áp lực làm việc công việc, đồng nghiệp chèn ép, không thân thiện, thậm chí bất hòa. Chính vì những lý do đó, khiến bạn bỏ việc. Tuy nhiên, văn hóa nghỉ việc mà nhiều bạn trẻ không hề nắm được là đừng nên nói xấu sếp.
Có rất nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn thường nói xấu sếp trước người phỏng vấn khi được hỏi lý do tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ. Đây được là xem là một câu trả lời sai lầm thể hiện bạn là một người không biết ơn, nói xấu công ty cũ. Cho dù nghỉ việc vì lý do nào đi nữa, bạn hãy để lại ấn tượng tốt đẹp với mọi người. Nhà tuyển dụng mới sẽ đánh giá hồ sơ của bạn rất kỹ vì thế đừng bao giờ rời bỏ công ty rồi lại đi nói xấu họ, nó sẽ ám ảnh sự nghiệp của bạn về sau đó.
Chia tay một cách công khai
Một văn hóa nghỉ việc tiếp theo đó là bạn đừng bao giờ lấy một lý do nhảm nhí nào để được nghỉ việc hay có những tranh cãi, xung đột khi nghỉ bởi vì nó rất khó để chia tay. Khi chia tay, bạn hãy cư xử lịch sự, lễ phép với sếp, hơn cả cách bạn được đối xử. Chia tay khôn ngoan, chia tay đẹp trước mặt mọi người cũng là một nét văn hóa nghỉ việc bạn cần biết. Chia tay xong, bạn phải dứt điểm không được dây dưa, tránh cho nhau những vấn đề về sau.
Chia tay trong vui vẻ và công khai trước mọi người trong công ty
Dù từ bỏ bất cứ một vị trí nào thì bạn hãy cố gắng rời đi trong văn minh, trong hiên ngang. Nếu ấn tượng ban đầu cực kỳ quan trọng thì ấn tượng cuối cùng còn quan trọng hơn. Với những chia sẻ về văn hóa nghỉ việc trên, hy vọng các bạn trẻ sẽ nắm thêm cho mình kiến thức hữu ích khi có ý định nhảy việc.
Từ khóa » Xin Nghỉ Việc Văn Minh
-
Học Cách Nghỉ Việc Văn Minh để Mai Sau Bạn Còn Có Thể Quay Lại ...
-
Cách Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp, Văn Minh - Joboko
-
Cách Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp, Văn Minh
-
Văn Hóa Nghỉ Việc | Talent Community - CareerBuilder
-
Nghỉ Việc: Chia Tay Văn Minh, Tử Tế - Câu Chuyện Thực Từ Cô Gái Hoa ...
-
Làm Sao để Xin Nghỉ Việc Một Cách Văn Minh?
-
Văn Hóa "nghỉ Việc" Của Người Trẻ: Lời Khuyên để Bạn Trở Thành ...
-
Cách Xin Nghỉ Việc Qua Tin Nhắn Văn Minh Lịch Sự Nhất - NuChinh
-
7 điều Tâm Niệm Về Văn Hóa Nghỉ Việc Từ Cựu Giám đốc Nhân Sự
-
VĂN HÓA NGHỈ VIỆC - LÀM SAO ĐỂ “CHIA TAY” VĂN MINH?
-
Nghỉ Việc Sao Cho Văn Minh?
-
Bật Mí Cách Xin Nghỉ Việc Khéo Léo, Nhẹ Nhàng, Thuyết Phục Nhất
-
Nghỉ Việc Văn Minh: Chuyên Nghiệp đến Phút Cuối Cùng - TopCV Blog
-
Công Sở Cũng Như Một Mối Tình, Làm Sao để Nghỉ Việc Văn Minh?