Học Hỏi Bí Kíp Rặn Thở để Chuyển Dạ Dễ Dàng Hơn Từ Bác Sĩ Sản Khoa

Hướng dẫn mua hàng Điểm bán hàng [X] Đóng
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Chính sách & Quy định
Logo 0 Ý kiến chuyên gia Học hỏi bí kíp rặn thở để chuyển dạ dễ dàng hơn từ bác sĩ sản khoa Là một bác sĩ sản phụ khoa với 12 năm kinh nghiệm trong ngành và hiện đang công tác chính thức tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, hơn ai hết, bác sĩ Trần Vũ Quang hiểu rõ được những đau đớn, mệt mỏi mà người phụ nữ phải trải qua trong quá trình chuyển dạ. Nam bác sĩ khẳng định, không có cơn đau nào đau bằng cơn chuyển dạ. Thậm chí, việc mang thai 9 tháng 10 ngày với chiếc bụng bầu nặng nề tưởng rằng đã khiến các mẹ mệt mỏi lắm rồi, thế nhưng khi so với cơn đau đẻ chỉ kéo dài vài tiếng, những mệt mỏi đó cũng chưa là gì cả. Chính vì thế, mẹ bầu nào cũng mong muốn có thể sinh thật nhanh để có thể sớm thoát khỏi nỗi đau như chết đi sống lại này. Nam bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang Bác sĩ Trần Vũ Quang chia sẻ: “Lúc này, nếu chưa tìm hiểu và được dặn dò, các mẹ thường cố gắng thở thật nhanh, rặn thật nhiều để đẩy thai nhi ra ngoài nhưng không hề biết rằng điều này chỉ làm các mẹ nhanh mất sức, càng đau thêm, giai đoạn sổ thai diễn ra lâu hơn và em bé có nguy cơ bị ngạt ngay khi chưa kịp sinh ra.” Và để giúp các mẹ có thể giảm bớt nỗi đau khi chuyển dạ, trong bài viết dưới đây, bác sĩ Trần Vũ Quang sẽ bật mí một số bí quyết rặn và thở đúng cách . Thưa bác sĩ, mẹ bầu nên bắt đầu rặn từ thời điểm nào? Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu thời gian chuyển dạ bắt đầu là khi những cơn gò tử cung xuất hiện. Với tần suất ban đầu là 10 phút/lần và kéo dài từ 10-15 giây, sau đó, càng gần đến lúc rặn sinh thì các cơn co ngày càng kéo dài hơn, từ 15-20 giây đến 20-30 giây hoặc 30-40 giây. Các cơn co càng kéo dài thì thời gian rặn sinh càng đến nhanh hơn. Khi tần suất các cơn co dồn dập hơn, giảm xuống còn khoảng 3 phút/lần thì đây chính là thời điểm sản phụ bắt đầu rặn sinh. Ngoài ra, các sản phụ cũng cần lưu ý rằng, ngay cả trong trường hợp mẹ áp dụng biện pháp gây tê để đẻ không đau thì mẹ vẫn cần học thở và rặn đúng cách. Bởi lẽ cuộc chuyển dạ của mẹ cũng sẽ không thể diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng được nếu mẹ không thở và rặn đúng phương pháp. Bác sĩ có thể chia sẻ cụ thể hơn về cách thở khi chuyển dạ được không? Khi các cơn co xuất hiện, đồng nghĩa với việc sản phụ bắt đầu cảm thấy đau, lúc này việc bạn nên làm là tập trung vào việc thở. Nhịp thở cần tăng tốc độ, nhanh dần và dứt khoát. Hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi cơn đau tăng dần thì mẹ bầu cũng cần phải điều chỉnh nhịp thở nhanh hơn, nông hơn, tăng tần suất nhịp thở ở thì kéo dài. Khi cơn đau chuyển dạ tăng dần, mẹ bầu nên thở sao cho tiếng thở nghe như tiếng rít Cụ thể, nam bác sĩ chia sẻ, cơn đau càng tăng và tần suất càng nhiều thì sản phụ nên thở sao cho tiếng thở nghe như tiếng rít, gần như là tiếng huýt sáo nhỏ. Tương tự, khi cơn đau giảm dần thì mẹ cũng điều chỉnh nhịp thở chậm lại, tần suất giảm dần và thở sâu hơn. Một thực tế mà các sản phụ cần biết là thở nhanh và nông sẽ mệt hơn thở sâu. Vì vậy, mẹ nên tận dụng thời gian giữa các cơn đau để quay về với nhịp thở sâu và nhẹ nhàng, qua đó lấy lại năng lượng đã mất đi và cũng là để giữ sức cho những cơn đau sắp tới. Vậy còn phương pháp rặn đẻ thì như thế nào ạ? Theo kinh nghiệm của bác sĩ Trần Vũ Quang, khi bụng gò cứng lại và có thể cảm nhận được cơn đau tử cung, thai phụ nên hít sâu rồi nín thở, miệng ngậm chặt, hai bàn tay nắm chặt lấy hai thành của bàn sinh, đồng thời chân đạp mạnh vào ống treo chân ở cuối bàn sinh và dồn hơi rặn mạnh để hơi được đẩy xuống bụng, qua đó giúp cho thai nhi được đẩy ra ngoài. Tiếp đó, khi thấy hết hơi, mẹ hãy tiếp tục hít một hơi thật sâu và rặn tiếp cho đến khi không còn thấy đau bụng nữa. Hãy lắng nghe theo tiếng hô rặn của bác sĩ để đảm bảo mẹ đang rặn đúng, nhờ đó giúp mẹ tránh mất nhiều sức trong quá trình chuyển dạ. Thở đúng cách sẽ giúp mẹ không mất quá nhiều sức trong quá trình chuyển dạ Nam bác sĩ cũng lưu ý các mẹ không nên la hét trong quá trình rặn đẻ vì việc này chỉ càng khiến các mẹ mất sức sức nhiều hơn. Thay vào đó, sản phụ hãy tập trung vào việc lấy hơi và rặn. Mẹ có thể tưởng tượng là cách rặn đẻ cũng giống như rặn khi đi vệ sinh vậy, nhưng mẹ cần nhớ rặn đúng cách để tránh trường hợp rặn sai gây ra tình trạng sa trĩ, khiến mẹ thêm đau đớn và mệt mỏi sau sinh. Đặc biệt cần nhớ tận dụng khoảng thời gian giữa 2 cơn co tử cung để thở sâu lấy lại sức. Để quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ và ít đau đớn nhất, mẹ hãy làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ và ghi nhớ những bí quyết chuyển dạ mà bác sĩ Trần Vũ Quang vừa chia sẻ nhé! Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về thai kỳ, mẹ hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800 0016 để được các dược sĩ của Avisure tư vấn và giải đáp cụ thể nhé! Theo Khám phá

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Câu hỏi khác

  • Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gi để nhanh khỏi và hồi phục nhanh Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gi để nhanh khỏi và hồi phục nhanh
  • Những câu chuyện đau lòng về chọn giờ đẹp sinh mổ qua chia sẻ của bác sĩ sản khoa Những câu chuyện đau lòng về chọn giờ đẹp sinh mổ qua chia sẻ của bác sĩ sản khoa
  • Phó trưởng khoa Sản – BV Việt Pháp Hà Nội chia sẻ về phương pháp sinh con thuận tự nhiên Phó trưởng khoa Sản – BV Việt Pháp Hà Nội chia sẻ về phương pháp sinh con thuận tự nhiên
  • Chuyên gia sản khoa lên tiếng về hành động phá thai bằng que nứa Chuyên gia sản khoa lên tiếng về hành động phá thai bằng que nứa
  •  Học hỏi bí kíp rặn thở để chuyển dạ dễ dàng hơn từ bác sĩ sản khoa Học hỏi bí kíp rặn thở để chuyển dạ dễ dàng hơn từ bác sĩ sản khoa
Câu hỏi thường gặp
  • Những loại cá bầu 3 tháng đầu không nên ăn?
  • Trẻ sinh non 1 tháng tăng bao nhiêu kg?
  • Que thử thai dùng được mấy lần, có tái sử dụng được không?
  • Bé sinh non 1,5 - 1,7kg có dễ nuôi không?
2 3

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

Được phân phối bởi:

CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM BẢO MINH

Địa chỉ: 27A1- KĐT Đại Kim - Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Email: cskh@duocbaominh.vn

Hotline: 1800.0016 Email: khuathoa@avisure.vn
Avisure mama - Vitamin tổng hợp tối ưu nhất cho bà bầu
Copyright 2017 © 1800.0016 Chat với dược sĩ Nhắn tin Zalo
  • Avisure mama
  • Sản phẩm
  • -- Sản phẩm cho mẹ
  • -- Sản phẩm cho bé
  • Trước mang thai
  • -- Làm thế nào để có thai
  • -- Hiếm muộn
  • -- Dấu hiệu thụ thai
  • -- Chăm sóc cơ thể
  • Đang mang thai
  • -- 40 tuần thai
  • -- Sinh nở
  • -- Sức khỏe
  • -- Mang thai lần thứ 2
  • -- Mang thai an toàn
  • -- Hoạt động thể chất
  • -- Dinh dưỡng
  • Sau khi sinh
  • -- Sự phát triển của trẻ sơ sinh
  • -- Hoạt động của mẹ và bé
  • -- Dinh dưỡng
  • -- Cho con bú
  • -- Bệnh thường gặp ở trẻ
  • -- Đặt tên con
  • Báo chí nói về Avisure
  • Đại lý
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Chính sách & Quy định
WebFontConfig = { google: { families: [ 'Open+Sans:400,700&subset=vietnamese' ] } }; (function() { var wf = document.createElement('script'); wf.src = ('https:' == document.location.protocol ? 'https' : 'http') + '://ajax.googleapis.com/ajax/libs/webfont/1.5.18/webfont.js'; wf.type = 'text/javascript'; wf.async = 'true'; var s = document.getElementsByTagName('script')[0]; s.parentNode.insertBefore(wf, s); })();

Từ khóa » Thời Gian Rặn đẻ