Học Phát âm

Trong tiếng Trung gồm có tổng cộng 36 vận mẫu (nguyên âm), trong đó bao gồm 6 vận mẫu đơn và 30 vẫn mẫu kép. Khác với thanh mẫu, vận mẫu có thể  phát âm thành tiếng khi đứng độc lập một mình, khi phát âm thanh quản sẽ mở rộng ra và phát âm thành tiếng.

vận mẫu tiếng trung

Mục lục

  • 1 Vận mẫu trong tiếng trung là gì?
  • 2 Phân loại
  • 3 Học phát âm

Vận mẫu trong tiếng trung là gì?

Vẫn mẫu hay còn gọi là nguyên âm là một trong 3 thành phần chính không thể thiếu để cấu tạo nên một âm tiết trong tiếng trung, chính là phần âm phía sau khi được ghép với các phụ âm phía trước sẽ tạo thành một từ. Nếu bạn chưa rõ điều này nên đọc và xem thêm bài hướng dẫn phiên âm pinyin bảng chữ cái tiếng trung.

vận mẫu trong tiếng trung là gì

Phân loại

  • Vận mẫu đơn: 6 nguyên âm gốc ban đầu a, o, e, i, u và ü
  • Vận mẫu kép: để giúp các bạn dễ hiểu hơn trong bài viết này mình sẽ chia thành 5 nhóm như dưới đây:
Nhóm 1: Nguyên âm ghép với nguyên âm ai, ao, ou, ei, ia, ie, iu, ua, uo, ui, üe
Nhóm 2: Nguyên âm đơn ghép với chữ n (phụ âm n) an, en, in, un, ün
Nhóm 3: Nguyên âm đơn ghép với ng ang, ong, eng, ing
Nhóm 4: Nguyên âm đơn ghép với nguyên âm đơn và ghép với n hoặc ng. iao, uai, ian, uan, üan, iang, iong, uang
Nhóm 5: Nhóm đặc biệt er và ueng (weng) er

Nguyên âm er là vận mẫu đặc biệt không ghép với phụ âm nào cả, luôn đứng một mình và đọc là weng

Học phát âm

  • Đọc vận mẫu đơn

  • Đọc vận mẫu kép (nguyên âm kép)

Nhóm 1: Nguyên âm ghép với nguyên âm

Nguyên âm ghép với nguyên âm Cách đọc, cách phát âm
ai Gần giống âm “ai” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang i
ao Gần giống âm “ao”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o”
ou Gần giống âm “âu”. Đọc hơi kéo dài âm “o” rồi chuyển sang âm “u”
ei Gần giống âm “ây”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang i
ia Gần giống âm “ia”. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “a”
ie Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “ê”
iu (iou) Gần giống âm “i + êu (hơi giống yêu)”. Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “u”
ua Gần giống âm “oa”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “a”
uo Đọc kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ô”
ui (uei) Gần giống âm “uây”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ei”.
üe Gần giống âm “uê”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang âm “ê”

 

Chú ý: 

  1. iu và ui thực chất là cách viết ngắn gọn của (iou) và (uei). Nhưng từ nay các bạn chỉ cần ghi nhớ iu và ui là được.
  2. Các nguyên âm ia, ie, khi không được ghép với thanh mẫu nào, sẽ được viết là ya, ye.

Nhóm 2: Nguyên âm ghép với n

Nguyên âm ghép với n Cách đọc, cách phát âm
an Gần giống âm “an”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm “n”
en Gần giống âm “ân”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang phụ âm “n”
in Gần giống âm “in”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang phụ âm “n”
un (uen) Gần giống âm “uân”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “en”
ün Gần giống âm “uyn”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang phụ âm “n”

Chú ý: Âm “un” chính là viết tắt của “uen” nên hãy ghi nhớ cách đọc nhé. Không đọc là “un”, mà phải đọc là “u-â-n”.

Nhóm 3: Nguyên âm đơn ghép với ng.

Nguyên âm đơn ghép với ng. Cách đọc, cách phát âm
ang Gần giống âm “ang” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “ng”
ong Gần giống âm “ung”. Đọc hơi kéo dài âm “o” (u) rồi chuyển sang âm “ng”
eng Gần giống âm “âng”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang âm “ng”
ing  Gần giống âm “inh”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang âm “ng”

Nhóm 4: Nguyên âm ghép với nguyên âm ghép với n hoặc ng

Nguyên âm ghép với nguyên âm và ghép với n hoặc ng Cách đọc, cách phát âm
iao Gần giống “i + eo”. Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyên sang nguyên âm đôi “ao”
uai Gần giống âm “oai”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ai”
ian Gần giống “i + ên” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyển sang nguyên âm “an”
uan Gần giống âm “oan”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “an”
üan Gần giống âm “uy + en” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “ü” (uy) rồi chuyển qua âm “an”
iang Gần giống “i + ang” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “I” trước rồi chuyển sang nguyên âm “ang”
iong Gần giống âm “i +ung” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển qua âm “ung”
uang Gần giống âm “oang”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ang”

Nhóm 5: Nhóm đặc biệt 

er – Gần giống âm “ơ”. Đọc uống lưỡi thật mạnh (thanh quản rung mạnh hơn chút).

Vậy là chúng ta đã từng bước làm quen với vận mẫu trong tiếng trung, yêu cầu các bạn phải học thuộc cách đọc cách phát âm và ghi nhớ vào trong đầu. Việc học tiếng trung khó nhất ở thời điểm đầu tiên, nếu bạn đã trải qua được khóa đào tạo tiếng trung cho người mới bắt đầu thì các vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều. Cảm ơn các bạn đã đọc và xem bài viết này.

Tham khảo lộ trình học tiếng trung cho người mới bắt đầu

  • Buổi 1: Học phiên âm bảng chữ cái tiếng trung Pinyin 
  • Buổi 2: Vận mẫu tiếng Trung
  • Buổi 3: Thanh mẫu tiếng Trung
  • Buổi 4: Thanh điệu (dấu) tiếng Trung
  • Buổi 4: Tập viết chữ Hán và quy tắc viết
  • Học tiếp 76 bài học giáo trình Hán Ngữ

Cảm ơn các bạn đã đọc và xem bài viết này.

Từ khóa » Nguyên âm Của Tiếng Trung