Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS): Chẩn đoán Và điều Trị

Nội dung bài viết

  • 1. Chẩn đoán
  • 2. Những dấu hiệu nào gợi ý sự nghiêm trọng?
  • 3. Các xét nghiệm kiểm tra bổ sung
  • 4. Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một căn bệnh tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng. Nhưng thực sự gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa rõ rang. Nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Do đó, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này cũng thực sự khó khăn.

1. Chẩn đoán

Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán chắc chắn hội chứng ruột kích thích (IBS). Bác sĩ sẽ hỏi kĩ tiền căn bệnh lý y khoa, kiểm tra thể chất và xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác.

Nếu bị IBS dạng tiêu chảy, bạn sẽ được kiểm tra độ không dung nạp gluten (bệnh celiac). Sau khi các tình trạng khác đã được loại trừ, bác sĩ sử dụng một trong những bộ tiêu chuẩn chẩn đoán cho IBS:

1.1 Tiêu chí Rome

Các tiêu chí này bao gồm đau bụng và khó chịu kéo dài trung bình ít nhất một ngày một tuần trong ba tháng qua. Nó liên quan đến ít nhất hai trong số các yếu tố này: Đau và khó chịu liên quan đến đại tiện, tần suất đại tiện bị thay đổi, hoặc thay đổi tính chất phân.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tiêu hóa - Gan mật, tải ngay ứng dụng YouMed.

1.2 Tiêu chí Manning

Các tiêu chí này tập trung vào việc người bệnh luôn cố giảm đau bằng cách đi đại tiện, chất nhầy trong phân và thay đổi tính chất của phân. Bạn càng có nhiều triệu chứng, khả năng IBS càng lớn.

1.3 Dạng biểu hiện IBS

Với mục đích điều trị, IBS có thể được chia thành ba loại dựa trên các triệu chứng: táo bón chiếm ưu thế, tiêu chảy chiếm ưu thế hoặc hỗn hợp.

2. Những dấu hiệu nào gợi ý sự nghiêm trọng?

Bác sĩ cũng có thể sẽ đánh giá xem bạn có các triệu chứng khác gợi ý tình trạng khác nghiêm trọng hơn không. Những dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm:

  • Khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng sau 50 tuổi.
  • Sút cân.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Sốt.
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều lần.
  • Đau bụng, đặc biệt là nếu nó không hoàn toàn thuyên giảm khi đi tiêu, hoặc xảy ra vào ban đêm.
  • Tiêu chảy kéo dài làm đánh thức bạn khỏi giấc ngủ.
  • Thiếu máu thiếu sắt.

Nếu bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng này, hoặc nếu điều trị ban đầu cho IBS không hiệu quả. Có thể bạn sẽ cần các xét nghiệm bổ sung để loại trừ tình trạng nguy hiểm hơn, ví dụ như ung thư.

3. Các xét nghiệm kiểm tra bổ sung

Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm. Bao gồm:

Xét nghiệm phân để kiểm tra xem có nhiễm trùng không. Hoặc xem tính chất phân để xem các vấn đề về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột. Ví dụ tình trạng kém hấp thu thì trong phân sẽ còn rất nhiều chất dinh dưỡng.

Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:

  • Nội soi đại tràng. Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ, linh hoạt để kiểm tra toàn bộ chiều dài đại tràng.
Hình ảnh minh họa quá trình nội soi đại tràng
Hình ảnh minh họa quá trình nội soi đại tràng
  • X-quang hoặc CT scan. Những xét nghiệm này tạo ra hình ảnh của bụng và xương chậu và hình dáng của ruột. Nó có thể cho phép bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng.
Hình ảnh đại tràng trên phim X quang.
Hình ảnh đại tràng trên phim X quang.

4. Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Điều trị IBS tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng để bạn có thể sống bình thường nhất có thể. Trong trường hợp nhẹ thường có thể được kiểm soát bằng cách kiểm soát căng thẳng. Hoăc bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn. Cố gắng:

  • Tránh các thực phẩm gây ra các triệu chứng: các chế phẩm từ sữa, rượu, bia,..
  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và rau quả.
  • Uống nhiều nước.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ngủ đủ.
Hạn chế các thực phẩm làm nặng triệu chứng. Tăng cường chất xơ và nước.
Hạn chế các thực phẩm làm nặng triệu chứng. Tăng cường chất xơ và nước.

Nếu vấn đề của bạn ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn, đặc biệt là nếu bạn bị trầm cảm hoặc nếu căng thẳng có xu hướng làm nặng thêm các triệu chứng. Ngoài ra, dựa trên các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc như:

4.1 Bổ sung chất xơ

Sử dụng một chất bổ sung như psyllium (Metamucil) với chất lỏng có thể giúp kiểm soát táo bón.

4.2 Thuốc nhuận tràng

Nếu chất xơ không giúp giảm triệu chứng, bác sĩ có thể kê toa magiê hydroxit uống hoặc polyethylen glycol.

4.3 Thuốc chống tiêu chảy

Các loại thuốc không cần kê đơn, chẳng hạn như loperamid , có thể giúp kiểm soát tiêu chảy.

4.4 Nhóm thuốc kháng cholinergic

Các loại thuốc như dicyclomine có thể giúp giảm đau co thắt ruột. Chúng đôi khi được dùng cho những người bị tiêu chảy. Những loại thuốc này thường an toàn nhưng có thể gây táo bón, khô miệng và mờ mắt.

4.5 Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Loại thuốc này có thể giúp giảm trầm cảm. Ngoài ra cũng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh kiểm soát ruột để giúp giảm đau. Nếu bạn bị tiêu chảy và đau bụng mà không bị trầm cảm, bác sĩ có thể đề nghị dùng liều thấp hơn. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt và khô miệng.

4.6 Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI

Thuốc chống trầm cảm tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Chúng có thể giúp ích nếu bạn bị trầm cảm, bị đau và táo bón.

4.7 Thuốc giảm đau

Pregabalin hoặc gabapentin có thể làm giảm đau bụng nặng hoặc đầy hơi.

Việc điều trị hội chứng ruột kích thích cho đến nay tuy chỉ nằm ở mức điều trị triệu chứng. Nhưng hiện nay có rất nhiều nghiên cứu hứa hẹn sẽ điều trị hẳn căn bệnh này. Tuy nhiên, dù là sử dụng bất cứ phương pháp nào, bạn cũng cần phải có sự chỉ định, giám sát và theo dõi của bác sĩ nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

  • Bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích cần chuẩn bị gì trước khi khám bệnh?
  • Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa

Từ khóa » Chẩn đoán Ibs