Tổng Quan Hội Chứng Ruột Kích Thích-IBS(Irritable Bowel Syndrome)

Bs CK2 Nguyễn Ngọc Võ Khoa – Nội Tiêu hóa

I.ĐẠI CƯƠNG.

Từ ROME I (1989) đến ROME III (2006) và ROME IV (2016) đã có nhiều thay đổi trong định nghĩa và chẩn đoán như sau

Rối loạn ruột chức năng ( FBD: Functional Bowel Disorders) là các rối loạn tiêu hóa mạn tính : Khởi phát ít nhất 6 tháng, đang xảy ra trong 3 tháng gần đây.Tần suất trung bình xuất hiện ít nhất 1 ngày mỗi tuần và không có bất thường về giải phẫu, sinh lí qua thăm khám thường qui.

hieu-dung-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-01

Tiêu chuẩn chẩn đoán IBS( Irritable Bowel Syndrome) theo ROME IV (2016):

IBS là rối loạn ruột mạn tính, đặc trưng bởi đau bụng tái phát, xảy ra ít nhất 1 ngày mối tuần, trong 3 tháng gần đây, kết hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn sau:

  • Có liên quan việc đi tiêu
  • Thay đổi số lần đi tiêu
  • Thay đổi hình dáng phân.

Có sự trùng lắp hoặc chuyển đổi giữa các rối loạn ruột chức năng trong các phân nhóm:

Bốn phân nhóm hội chứng ruột kích thích bao gồm

IBS-D (tiêu chảy chiếm ưu thế).

IBS-C (táo bón chiếm ưu thế).

IBS-M (hỗn hợp tiêu chảy và táo bón).

IBS-A (xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón = không rõ ràng).

Tính hữu ích của các phân nhóm này đang được tranh luận. Điều đáng chú ý là trong vòng 1 năm, có 75% bệnh nhân thay đổi về phân nhóm, và 29% chuyển đổi giữa IBS-C và IBS-D.

Dịch tể học IBS

*Tần suất lưu hành : 11,2%( CL 95%:9,8%-12,8%) dựa trên phân tích gộp 80 nghiên cứu trên 260.960 bệnh nhân.

*Tần suất mới mắc :1,35-1,5% dựa trên 2 nghiên cứu kéo dài 10 và 12 năm.

*Chiếm 40% trong số bệnh nhân đi khám về tiêu hóa

*Tuổi thường gặp :30-50

- Tần suất IBS ở các quốc gia thay đổi tùy theo tiêu chuẩn chẩn đoán ( ROME I, ROME III, ROME IV).

2. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ THÁCH THỨC TRONG CHẨN ĐOÁN IBS

Các đặc điểm lâm sàng

- Một số nghiên cứu gần đây ở Việt Nam nhận thấy tỉ lệ mắc bệnh Nữ/ Nam= 2/1.

-Tỷ lệ theo phân nhóm IBS-D (34,6%); IBS-C (17,8%); IBS-M (44,9%); IBS-A( 2,8%).

-Vị trí đau thường gặp: 26 % vùng rốn, 40% quanh rốn và hạ vị, 11% thượng vị và đặc biệt 33% không xác định rõ vị trí đau.

Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa được ghi nhận theo tỉ lệ từ thấp đến cao như sau:

Táo bón, đau thượng vị, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón kèm tiêu chảy, đau quặn bụng.

Một số yếu tố khởi phát IBS được ghi nhân theo tỉ lệ từ thấp đến cao như sau:

Uống càphê, nhiễm trùng tiêu hóa, Uống bia rượu, Ngồi nhiều, Stress, Thức ăn.

Một số yếu tố ảnh hưởng chất lượng sống ở bệnh nhân bị IBS:

Lo ngại khi ăn uống và đi lại vì vấn đề đau bụng và vệ sinh, ảnh hưởng quan hệ tình dục, căng thẳng hay stress tâm lí vì lo ngại sót phân hay sợ bệnh nặng, ung thư….

Thách thức trong chẩn đoán IBS

  • Bệnh sinh liên quan nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tâm- thể ( psychosomactic) và loạn khuẩn ruột (dysbiosis) liên kết thông qua trục não- ruột ( brain-gut axis)
  • Triệu chứng đa dạng. liên quan đến rối loạn thói quen đi tiêu và có hiện tượng trùng lắp với các rối loạn tiêu hóa chức năng khác
  • Tần suất và chẩn đoán thay đổi theo các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

*Chẩn đoán cần kết hợp loại trừ các bệnh thực thể, gây tốn kém vì cần thực hiện nhiều xét nghiệm và lặp lại thường xuyên.

Một thực trạng hiện nay là số lượng bệnh nhân IBS quá đông, bệnh mạn tính, điều trị phức tạp, tốn kém, gây nản lòng cho bác sĩ lẫn bệnh nhân.Bệnh nhân chưa được giải tỏa về tâm lí cũng như chưa được giải thích đầy đủ dẫn đến thiếu hợp tác, chưa tin cậy, thay đổi bác sĩ liên tục (shopping doctors).

Một vài đánh giá chung

IBS là rối loạn tiêu hóa chức năng thường gặp, là gánh nặng y tế cho xã hội, bệnh sinh liên quan nhiều yếu tố- triệu chứng đa dạng gây khó khăn cho chẩn đoán và đánh giá bệnh, là một thách thức lớn về điều trị đối với thầy thuốc bởi vấn đề chưa tương xứng giữa yêu cầu điều trị của bệnh nhân và đáp ứng của bác sĩ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1.Brian E.Lacy et al. Gastroenterology 2016, 150: 1393-1407.

2.Bùi Hữu Hoàng, “ Gánh nặng Hội chứng ruột kích thích và yêu cầu điều trị cho bệnh nhân”, 2017.

3.Caroline Canavan, Joe west, Timothy Card, Clinical Epidenmiology 2014:6 71-80

Tin mới hơn:
  • 10/08/2017 09:13 - Mở dạ dày qua da qua nội soi
  • 30/07/2017 19:26 - Zika Virus
  • 30/07/2017 18:48 - Trật khớp vai mất vững
  • 28/07/2017 04:42 - Chăm sóc người bệnh có mở khí quản
  • 28/07/2017 04:27 - Những phát triển gần đây trong điều trị khô mắt
Tin cũ hơn:
  • 28/07/2017 03:36 - Rối loạn phát triển khớp háng
  • 23/07/2017 11:02 - Viêm âm đạo do nấm: Bệnh cũ với những thách thức m…
  • 13/07/2017 20:19 - Gây mê hồi sức cho phẫu thuật ở người cao tuổi(Phầ…
  • 13/07/2017 18:37 - Cập nhật về nhau cài răng lược và xuất huyết sản k…
  • 08/07/2017 21:18 - Chuyện gây tê tủy sống trong mổ lấy thai
>

Từ khóa » Chẩn đoán Ibs