Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) Là Gì? Những điều Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì ?
- 1/ Triệu chứng của ruột kích thích IBS
- 2/ Triệu chứng của ruột kích thích IBS ở phụ nữ
- 3/ Các triệu chứng của IBS ở nam giới
- 4/ Triệu chứng đau của IBS
- 5/ Chẩn đoán IBS
- 6/ Chế độ ăn uống cho bệnh nhân IBS
- 7/ Cách điều trị IBS
- 8/ Biện pháp điều trị tại nhà cho IBS
- 9/ Thực phẩm để tránh IBS
- 10/ Thuốc điều trị IBS
- 11/ Nguyên nhân của IBS là gì?
- 12/ Yếu tố khởi phát IBS
- 13/ Hội chứng ruột kích thích IBS với căng thẳng
- 14/ Hội chứng ruột kích thích IBS với sụt cân
- 15/Hội chứng ruột kích thích IBS với tiêu chảy
- 16/ Ruột kích thích IBS với táo bón
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì ?
Ruột kích thích IBS là gì? các nguyên nhân, hội chứng cũng như các biểu hiện và cách điều trị như thế nào.. Đó là câu hỏi mà rất nhiều người tìm kiếm cũng như thắc mắc hiện nay
Hội chứng ruột kích thích (IBS) còn được gọi là đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, viêm đại tràng tiết nhầy, và viêm đại tràng co thắt. Đó là một tình trạng riêng biệt so với bệnh viêm ruột và không liên quan đến các bệnh đường ruột khác. Hội chứng ruột kích thích gây ra những cơn đau co thắt mạnh và khiến người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân không ổn định, ăn uống không được thoải mái.
Ở bài viết này BS Trần Quốc Khánh tại phòng khám pasteur sẽ chỉ rõ cho bạn đọc tất cả những thông tin về Hội chứng ruột kích thích (IBS) một cách đầy đủ và chi tiết nhất để các bạn có thêm kiến thức về bệnh này nhé.
1/ Triệu chứng của ruột kích thích IBS
Các triệu chứng của IBS thường bao gồm:
– Chuột rút
– Đau bụng
– Đầy hơi và chướng bụng
– Táo bón
– Tiêu chảy
Một số người bị cả táo bón và tiêu chảy từng đợt, tuy nhiên tình trạng này không phổ biến. Các triệu chứng như chướng bụng thường biến mất sau khi bạn đi đại tiện.
Các triệu chứng của IBS không phải lúc nào cũng kéo dài liên tục. Chúng có thể hết, nhưng có thể tái phát. Tuy nhiên, một số người bị các triệu chứng này kéo dài liên tục.
2/ Triệu chứng của ruột kích thích IBS ở phụ nữ
Phụ nữ có thể có xu hướng có các triệu chứng quanh thời kỳ kinh nguyệt, hoặc có thể có nhiều triệu chứng hơn trong thời gian này. Phụ nữ mãn kinh ít có triệu chứng hơn phụ nữ vẫn còn kinh nguyệt. Một số phụ nữ cũng đã báo cáo rằng một số triệu chứng tăng lên trong thời kỳ mang thai.
3/ Các triệu chứng của IBS ở nam giới
Các triệu chứng của IBS ở nam giới cũng tương tự như các triệu chứng ở nữ giới. Tuy nhiên, khá ít các bệnh nhân nam khai báo các triệu chứng của họ và tìm cách điều trị.
4/ Triệu chứng đau của IBS
Đau trong IBS có thể cảm giác như chuột rút. Đi kèm với chuột rút, bạn cũng sẽ có ít nhất hai trong số những triệu chứng sau:
– Giảm đau sau khi đi đại tiện
– Thay đổi tần suất đại tiện
– Thay đổi tính chất phân
5/ Chẩn đoán IBS
Bác sĩ có thể chẩn đoán ruột kích thích IBS dựa trên các triệu chứng của bạn. Họ cũng có thể thực hiện một hoặc nhiều bước sau để loại trừ các nguyên nhân khác có thể có của các triệu chứng của bạn:
– Bạn cần chấp nhận một chế độ ăn uống nhất định hay loại bỏ các nhóm thực phẩm cụ thể trong một khoảng thời gian để loại trừ bất kỳ dị ứng thức ăn nào
– Xét nghiệm phân để loại trừ nhiễm trùng
– Làm xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu và loại trừ bệnh celiac
– Thực hiện nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng thường chỉ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ rằng các triệu chứng của bạn là do viêm đại tràng, bệnh Crohn, hoặc ung thư.
6/ Chế độ ăn uống cho bệnh nhân IBS
Đối với một số người, sự thay đổi chế độ ăn có thể giúp giải quyết các triệu chứng. Bởi vì các triệu chứng của IBS khác nhau giữa những người bệnh, do đó cách tiếp cận thay đổi chế độ ăn cần phải thay đổi phù hợp.
7/ Cách điều trị IBS
Không có cách chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh IBS. Điều trị chỉ nhằm làm giảm triệu chứng. Ban đầu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi cách sống. Những “biện pháp điều trị tại nhà” thường được đề nghị áp dụng trước khi sử dụng thuốc.
8/ Biện pháp điều trị tại nhà cho IBS
Một số biện pháp điều trị tại nhà hoặc thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng IBS mà không cần dùng thuốc. Ví dụ về những thay đổi lối sống bao gồm:
– Tham gia tập thể dục thường xuyên
– Cắt giảm các đồ uống có chứa caffein kích thích ruột
– Ăn các bữa ăn nhỏ
– Giảm thiểu căng thẳng
– Dùng vi khuẩn có lợi (vi khuẩn “tốt” thường thấy trong ruột) để giúp làm giảm khí và đầy hơi
– Tránh thức ăn chiên hoặc cay
9/ Thực phẩm để tránh IBS
Quản lý chế độ ăn uống của bạn khi bạn bị IBS có thể tốn ít thời gian nhưng thường có hiệu quả tốt. Việc sửa đổi số lượng hoặc loại bỏ một số thực phẩm nhất định như sữa, thực phẩm chiên, đường khó tiêu hoá, và đậu có thể giúp giảm các triệu chứng khác nhau. Đối với một số người, thêm gia vị và thảo dược như gừng, bạc hà và hoa cúc giúp làm giảm một số triệu chứng của IBS.
10/ Thuốc điều trị IBS
Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện thông qua biện pháp điều trị tại nhà, như thay đổi lối sống hoặc thay đổi chế độ ăn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc. Những người khác nhau có thể đáp ứng khác nhau với cùng loại thuốc, vì vậy bạn có thể phải hợp tác với bác sĩ để tìm ra loại thuốc thích hợp cho mình.
Giống như tất cả các loại thuốc khác, khi xem xét dùng thuốc mới, điều quan trọng là bạn phải báo cho bác sĩ biết bạn đang dùng thuốc gì, bao gồm các liệu pháp thảo dược và các loại thuốc mua không cần đơn. Điều này sẽ giúp bác sĩ tránh các loại thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng.
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tất cả các triệu chứng của IBS, trong khi cmột số loại thuốc khác tập trung vào các triệu chứng cụ thể. Thuốc được sử dụng bao gồm thuốc để kiểm soát co thắt cơ, thuốc chống táo bón, thuốc chống trầm cảm ba vòng để giảm đau và kháng sinh. Nếu triệu chứng IBS chính của bạn là táo bón, linaclotide và lubiprostone là hai loại thuốc được khuyến cáo bởi American College of Gastroenterology (ACG).
Xem thêm bài viết : Các triệu chứng và nguyên nhân của viêm gan B
11/ Nguyên nhân của IBS là gì?
Mặc dù có nhiều cách để điều trị IBS, nguyên nhân chính xác của IBS hiện vẫn không rõ. Nguyên nhân có thể bao gồm đại tràng hoặc hệ miễn dịch tăng nhạy cảm quá mức. IBS sau nhiễm khuẩn là do nhiễm khuẩn trước đây trong đường tiêu hóa. Các nguyên nhân có thể khác nhau làm cho IBS rất khó để dự phòng.
Các quá trình vật lý liên quan đến IBS cũng có thể khác nhau, nhưng có thể bao gồm:
– Vận động của đại tràng chậm hoặc co thắt, gây đau
– Nồng độ serotonin bất thường trong đại tràng, ảnh hưởng đến vận động và nhu động ruột
– Bệnh celiac nhẹ gây tổn thương ruột, gây triệu chứng IBS
12/ Yếu tố khởi phát IBS
Đối với nhiều người, chìa khóa để quản lý các triệu chứng IBS là tránh các yếu tố khởi phát. Một số thực phẩm nhất định cũng như căng thẳng và lo lắng có thể là yếu tố khởi phát cho các triệu chứng IBS ở nhiều người.
Một số thực phẩm nhất định là yếu tố khởi phát phổ biến ở nhiều người bị IBS. Tuy nhiên, một số thực phẩm này có thể có ảnh hưởng đến bạn lớn hơn những thực phẩm khác. Việc ghi nhật ký thức ăn trong một khoảng thời gian có thể giúp bạn nhận biết những loại thực phẩm nào là yếu tố khởi phát IBS của bạn.
Nhận ra những tình huống sẽ gặp có thể làm tăng mức độ căng thẳng và lo lắng của bạn có thể giúp ích. Điều này giúp bạn có thời gian lên kế hoạch để tránh những tình huống này khi có thể hoặc phát triển các chiến lược để hạn chế căng thẳng và lo lắng.
13/ Hội chứng ruột kích thích IBS với căng thẳng
Sự di động hoặc nhu động của hệ tiêu hóa được kiểm soát ở mức độ cao bởi hệ thống thần kinh. Stress có thể ảnh hưởng đến thần kinh của bạn, làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động quá mức. Nếu bạn bị IBS, đại tràng của bạn có thể phản ứng quá mức chỉ với một rối loạn nhẹ của hệ thống tiêu hóa. Người ta cũng tin rằng IBS bị ảnh hưởng bởi hệ thống miễn dịch, mà hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng bởi stress.
14/ Hội chứng ruột kích thích IBS với sụt cân
IBS không ảnh hưởng đến trọng lượng người bệnh. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến sụt cân nếu bạn không ăn đủ chất để duy trì cân nặng của mình vì lí do tránh các triệu chứng. Chuột rút có thể xảy ra thường xuyên ngay sau khi bạn ăn. Nếu tiêu chảy thường xuyên là một trong những triệu chứng của bạn, cơ thể bạn có thể không hấp thu được tất cả các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn. Trọng lượng của bạn có thể giảm do hậu quả của việc này.
15/Hội chứng ruột kích thích IBS với tiêu chảy
IBS với tiêu chảy là một thể IBS cụ thể. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến đại tràng của bạn. Các triệu chứng thông thường của IBS với tiêu chảy bao gồm thường xuyên đại tiện và buồn nôn . Một số người bị IBS bị tiêu chảy thỉnh thoảng bị mất kiểm soát ruột.
16/ Ruột kích thích IBS với táo bón
IBS với táo bón là một thể IBS thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Phân rắn và tần suất đại tiện ít hơn. Táo bón là triệu chứng phổ biến nhất của thể IBS này.
Ngoài ra nếu bạn có thắc mắc hay cần giải quyết hỗ trợ cấn vấn đề về hội chứng ruột kích thích IBS có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 để được các y bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật của phòng khám pasteur với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn trao đổi đầy đủ hơn nhé
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!
THS. BS Trần Quốc Khánh
Phòng khám đa khoa Pasteur
Admin( Bác sĩ )Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Từ khóa » Chẩn đoán Ibs Là Gì
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
IBS Là Gì Và Những điều Không Thể Bỏ Qua Về Bệnh - Medlatec
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Tổng Quan Về Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS)
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) | Các Bệnh Viện Mount Elizabeth
-
Chẩn đoán Xác định Hội Chứng Ruột Kích Thích - Vinmec
-
Các Loại Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) Khác Nhau Là Gì? | Vinmec
-
Bệnh Nhân Mắc Hội Chứng Ruột Kích Thích Cần Chú ý Những Gì
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
️ Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) Là Gì?
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) Là Gì? Nguyên Nhân Và Chẩn đoán
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích IBS - Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Tổng Quan Hội Chứng Ruột Kích Thích-IBS(Irritable Bowel Syndrome)
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích Là Gì? - Pacific Cross Vietnam