Hội Chứng Sợ Hoặc Dị ứng Với âm Thanh Là Gì? Làm Thế Nào để Kiểm ...
Có thể bạn quan tâm
Tiếng móng tay cào lên bảng đen có làm bạn khó chịu không? Bất kỳ một loại âm thanh nào cũng có thể khiến bạn hoảng loạn hoặc điên tiết? Nếu có, nguy cơ bạn mắc phải chứng dị ứng với âm thanh là rất cao đấy.
Triệu chứng của bệnh
Hội chứng dị ứng với âm thanh (Misophonia), còn gọi là hội chứng nhạy cảm âm thanh chọn lọc, bộc phát do có yếu tố kích thích. Yếu tố này thường là âm thanh phát ra khi ăn, thở, nhai, ngáp hoặc huýt sáo. Đôi khi một hành động lặp đi lặp lại cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như có ai đó chọc phá, xô đẩy bạn hoặc rung chân trước mặt bạn.
Bạn sẽ có những cảm giác sau nếu phản ứng của bạn thuộc loại nhẹ:
- Lo lắng;
- Khó chịu;
- Muốn bỏ đi;
- Ghê tởm.
Nếu bạn phản ứng mạnh hơn thì những âm thanh nêu trên sẽ khiến bạn:
- Điên tiết;
- Cáu giận;
- Căm thù;
- Hoảng loạn;
- Sợ hãi;
- Căng thẳng về cảm xúc;
- Muốn giết hoặc phá nguồn phát ra âm thanh;
- Có cảm giác như kiến bò dưới da;
- Muốn tự sát.
Chứng bệnh này sẽ gây khó khăn cho đời sống của bạn. Có thể bạn sẽ phải tránh xa các nhà hàng hoặc không thể ăn cùng với vợ hoặc chồng mình, người thân trong gia đình hoặc bạn bè cùng phòng. Trong các trường hợp tệ hơn, bạn sẽ không kiểm soát được hành động của mình. Bạn có thể sẽ khóc, bỏ chạy hoặc tấn công người phát ra âm thanh (về thể xác hoặc bằng lời nói).
Dần dần, bạn sẽ bắt đầu có phản ứng với những nguồn kích thích bằng hình ảnh. Ví dụ, bạn thường bùng lên cơn giận khi thấy ai đó chuẩn bị ăn hoặc đang cho thức ăn vào miệng.
Nguyên nhân gây ra chứng dị ứng với âm thanh
Căn bệnh dị ứng với âm thanh hoặc còn được xem là dị ứng tiếng ồn thường bộc phát vào khoảng 9–13 tuổi và thường phổ biến hơn đối với nữ giới. Bệnh bộc phát rất đột ngột nhưng không liên quan đến một sự kiện riêng biệt nào trong đời cả.
Các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây dị ứng với tiếng ồn, nhưng đây chắc chắn không phải là vấn đề về thính giác. Các bác sĩ cho rằng, bệnh này xuất hiện do cả lý do về tâm lý và vật lý. Căn bệnh này thường có liên quan đến cách âm thanh tác động đến não bộ và kích hoạt các phản xạ vô điều kiện của cơ thể.
Các bác sĩ sẽ gặp khó khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh vì tai của người bệnh vẫn hoạt động bình thường. Dị ứng với âm thành thường bị nhầm lẫn là rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một số bác sĩ cho rằng loại bệnh này nên được liệt thành một loại rối loạn mới.
Làm cách nào để trị bệnh?
Dị ứng với âm thanh sẽ kéo dài cả đời, nhưng bạn vẫn có thể học cách kiểm soát bệnh.
Nhiều phòng khám chuyên về dị ứng âm thanh có tiến hành các liệu pháp âm thanh kết hợp với tư vấn tâm lý cho người bệnh. Các bác sĩ sẽ thiết lập các âm thanh nền để chống lại âm thanh kích hoạt bệnh.
Bạn cũng có thể thử dùng các loại máy trợ thính giúp tạo ra âm thanh như thác đổ bên tai. Âm thanh này sẽ làm bạn phân tâm khỏi nguồn kích hoạt bệnh và giảm nhẹ phản ứng. Các liệu pháp khác có thể kể đến như tâm lý trị liệu hoặc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm.
Lối sống của người bệnh cũng có vai trò rất quan trọng. Bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh bị căng thẳng. Bệnh nhân cũng có thể mang nút tai và tai nghe để át đi tiếng ồn. Lập ra những khu vực yên tĩnh hoặc những “vùng an toàn”, những khu vực không có tiếng ồn khiến bạn phiền lòng.
Các biện pháp như đánh lạc hướng bằng tiếng ồn (bằng tiếng ồn trắng hoặc bằng tai nghe) và liệu pháp nhận thức – hành vi cũng đã cho thấy một số kết quả khả quan trong việc cải thiện chức năng nghe của bạn.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Chứng Ghét âm Thanh
-
Chứng Ghét âm Thanh, Sợ Tiếng ồn | Vinmec
-
Nhạy Cảm Với âm Thanh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Misophonia: Hội Chứng “sợ Hãi” âm Thanh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Misophonia Là Gì Mà Khiến Bạn Sợ Tiếng ồn? • Hello Bacsi
-
Những Người Cực Kỳ Khó Chịu Với Tiếng ồn | VIAM
-
Hội Chứng Sợ Tiếng ồn - Wikipedia
-
Chứng Ghét âm Thanh, Sợ Tiếng ồn - Hỏi Gì 247
-
Nếu âm Thanh Này Làm Bạn Khó Chịu Cực độ, Bạn Có Khả Năng Là Một ...
-
Vì Sao Tiếng Nhai Chóp Chép Lại Gây Khó Chịu đến Thế? | Vietcetera
-
Hội Chứng Sợ Tiếng ồn (Misophonia): Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Chứng Ghét âm Thanh, Sợ Tiếng ồn - Nhà Thuốc Tây
-
Rối Loạn Nhân Cách ám ảnh Nghi Thức (OCPD) - Cẩm Nang MSD
-
Rối Loạn ám ảnh Nghi Thức (OCD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hội Chứng Sợ Tiếng ồn (Misophonia): Biểu Hiện Và Cách Vượt Qua