Nếu âm Thanh Này Làm Bạn Khó Chịu Cực độ, Bạn Có Khả Năng Là Một ...

Bạn biết đấy, trên đời này có những âm thanh chúng ta cực kỳ ghét, hoặc cực kỳ sợ, kiểu như tiếng cọ cửa, cào bảng chẳng hạn.

Tuy nhiên, nếu như ghét tiếng người khác... nhai thì lại là chuyện khác. Chỉ 20% dân số ghét tiếng nhai thôi, và họ đều mắc phải một chứng bệnh mang tên misophonia, hay còn gọi là chứng "ghét âm thanh".

Một căn bệnh thực sự bất tiện và... không có thuốc chữa

Tất nhiên, không phải âm thanh nào họ cũng ghét, mà chỉ nhạy cảm với một số âm thanh như tiếng nhai thôi. Và thực ra từ "ghét" không lột tả hết được vấn đề. Những người này mỗi khi nghe thấy tiếng nhai từ miệng người khác là cảm thấy bứt rứt khó chịu, giống như bị khoan vào đầu vậy.

Những người mắc phải misophonia sẽ luôn cảm thấy không thoải mái. Giống như bị ai đó chọc phá, họ luôn phải "gồng" hết năng lượng, chịu đựng tiếng nhai để giữ hòa khí.

Không chỉ tiếng nhai, tiếng húp nước cũng chịu chung số phận. Tức là chỉ một tách trà cũng đủ để khiến họ phát điên lên.

Nếu âm thanh này làm bạn khó chịu cực độ, bạn có khả năng là một thiên tài - Ảnh 1.

Ngay cả khi phản ứng lại, người khác đơn giản chỉ cho là họ đang nhạy cảm quá, thậm chí là "quá khó tính để chơi cùng". Và hệ quả là những mối quan hệ của họ dần tan vỡ.

Đặc biệt, lúc đi làm mới gọi là bi kịch! Bản thân việc đi làm đã đủ gây nên nhiều căng thẳng, và nếu vô tình ngồi cạnh một người ăn uống hơi to tiếng một chút thì đúng là chỉ có nước... nghỉ việc thôi, vì chẳng làm được gì nữa.

Quan trọng hơn cả, bệnh này hiện chưa rõ nguyên nhân, và chưa có thuốc chữa!

Tin tốt: bạn có thể là một thiên tài nếu mắc phải chứng bệnh này

Tuy khó chịu, nhưng theo một nghiên cứu của ĐH Northwestern (Mỹ), những người mắc phải hội chứng nhạy cảm với âm thanh dường như có sức sáng tạo cao hơn người bình thường.

Nếu âm thanh này làm bạn khó chịu cực độ, bạn có khả năng là một thiên tài - Ảnh 2.

Theo đó, qua một số bài kiểm tra tính sáng tạo, những người mắc misophonia cho điểm cao hơn. Hơn nữa, nếu như càng phải chịu đựng lâu, điểm càng cao.

Vậy nên hãy học cách sống chung với lũ. Bạn có thể chia sẻ thật lòng với người thân, bạn bè để họ hiểu được tình trạng của bản thân.

Nếu âm thanh này làm bạn khó chịu cực độ, bạn có khả năng là một thiên tài - Ảnh 3.

Cùng lắm thì... nhai lại cho bõ tức

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều khi cái sự ghét này là do định kiến, và sự sáng tạo từ chứng bệnh này có thể được tích tụ.

Do đó nếu như vô tình ngồi cạnh một người "ăn to nói lớn", đơn giản hãy chuẩn bị cho mình một tư thế ngồi thư giãn thoải mái nhất có thể mà... tận hưởng. Có thể sau đó, ý tưởng sẽ tuôn ra như suối nhé.

Nguồn: Huffington Post

Từ khóa » Chứng Ghét âm Thanh