Hỏi đáp: Lượng đường Trong Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường?
Có thể bạn quan tâm
1. Lượng đường trong máu là gì?
Khi con người nạp thức ăn vào cơ thể sẽ hấp thụ carbohydrate và hệ thống tiêu hóa sẽ phân hủy chúng thành các phân tử đường có cấu tạo khác nhau. Các phân tử đường này sẽ đi thẳng vào máu sau khi phân hủy và làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong đó glucose là một trong những sản phẩm phân hủy từ carbohydrate, các tế bào của cơ thể có thể chuyển hóa glucose thành năng lượng một cách dễ dàng.
Tuy nhiên để các tế bào nhận được glucose nếu có đủ insulin (một loại protein cho phép các tế bào nhận glucose) lưu thông trong máu. Nếu không có đủ insulin hoặc các tế bào trong cơ thể đề kháng với nó thì các tế bào này sẽ không nhận được glucose. Glucose không thể đi vào tế bào sẽ ở lại trong mạch máu và làm tăng lượng đường trong máu gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Lượng đường huyết nếu vượt quá hoặc thấp hơn mức an toàn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể
2. Lượng đường trong máu bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết có thể thay đổi liên tục, thấp nhất vào buổi sáng sớm khi chưa ăn. Sau khi ăn sáng, lượng đường huyết sẽ tăng lên và giảm dần sau khoảng 1 giờ. Theo các chuyên gia y tế, lượng đường trong máu lúc đói ở người bình thường là dưới 99mg/dL. Còn đối với người bị đái tháo đường thì lượng đường huyết nên ở mức 70 - 130 mg/dL lúc đói và dưới 180 mg/dL sau khi ăn xong. (Lưu ý: 1 mg/dL = 0.0555 mmol/L).
Nếu vượt quá hoặc thấp hơn quá mức so với lượng đường huyết khuyến cáo thì người bệnh sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Do đó, cần thực hiện một chế độ ăn hợp lý để giữ mức bình thường của lượng đường huyết mà vẫn đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Việc hấp thụ glucose được thực hiện trong máu sẽ quyết định lượng đường cao hay thấp
3. Cơ chế điều hòa lượng đường trong máu của cơ thể
Sau khi ăn, lượng đường huyết sẽ tăng lên, khi đó tuyến tụy sẽ giải phóng insulin để đưa glucose vào các tế bào để giảm lượng đường trong máu trở về mức bình thường.
Lượng glucose dư thừa sẽ được lưu trữ ở gan dưới dạng glycogen, glycogen đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng cơ thể lúc đói. Khi đói lượng đường huyết sẽ giảm, khi đó tuyến tụy sẽ tiếp tục tiết ra một loại hormone là glucagon để phân hủy glycogen thành glucose, giúp bù lại lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động.
Nếu một trong các cơ quan nội tạng trên gặp vấn đề thì việc điều hòa đường huyết sẽ không được thực hiện và gây ra tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết.
Tăng hoặc hạ đường huyết đều gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe
Tăng đường huyết:
Lượng đường trong máu tăng cao liên tục và không có dấu hiệu giảm được gọi là tình trạng tăng đường huyết. Những người gặp phải hội chứng Cushing hay mắc bệnh đái tháo đường nhưng kiểm soát bệnh kém cùng với một số bệnh khác thường gặp phải tình trạng này. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng tăng đường huyết: đi tiểu thường xuyên, khô miệng, khát nước, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở, hơi thở có mùi trái cây,…
Tăng đường huyết kéo dài có thể là cho cơ thể xuất hiện tình trạng đề kháng insulin, không thể nhận glucose và phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2. Bệnh đái tháo đường có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu và các dây thần kinh, đồng thời cũng gây ảnh hưởng lên các cơ quan và gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như:
-
Mất thị lực.
-
Rối loạn cương dương.
-
Lở loét chân.
-
Bệnh thận hoặc suy thận.
-
Nguy cơ đau tim và đột quỵ
-
Khó lành vết thương.
Hạ đường huyết:
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Một số triệu chứng ban đầu của hạ đường huyết là ngứa môi, mặt tái, đổ mồ hôi, lo lắng, nhịp tim tăng, khó nói chuyện, mệt mỏi, choáng váng, run rẩy ở các bộ phận cơ thể,…
Tình trạng hạ đường huyết có thể gây ảnh hưởng đến não: mất phương hướng, khó tập trung, hung hăng, hoang tưởng,… Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
-
Dùng insulin quá liều.
-
Bệnh đái tháo đường.
-
Viêm gan nặng và rối loạn thận.
-
Uống nhiều rượu.
-
Ăn uống không đầy đủ.
-
Tập thể dục quá mạnh và nặng.
Một số trường hợp đường huyết bị hạ do khối u tuyến tụy sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều glucose, gây hạ đường huyết. Tuy nhiên đây là một bệnh khá hiếm gặp. Những người đã trải qua phẫu thuật cắt dạ dày thường tiêu thụ ít thức ăn hơn bình thường cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết.
4. Duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn
Giữ lượng đường huyết ở mức an toàn là điều vô cùng cần thiết đối với cả những người mắc hay không mắc đái tháo đường. Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, giữ lượng đường trong máu ổn định sẽ giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm. Đối với người không mắc cũng cần có những thói quen lành mạnh để ngăn những nguy cơ mắc bệnh do tăng hoặc hạ đường huyết.
Kiểm soát chỉ số đường huyết thực phẩm (GI):
Chỉ số GI sẽ biểu hiện mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường huyết. Chỉ số này càng cao sẽ kiến cho đường huyết tăng nhanh và ngược lại, các loại thực phẩm có chỉ số GI cao trên 70 sẽ làm đường huyết tăng nhanh và ngược lại khi nó có chỉ số dưới 50. Ví dụ chỉ số GI trung bình của một số loại thực phẩm:
-
Gạo trắng: 73.
-
Bánh kẹo: 76.
-
Gạo lứt: 68.
-
Yến mạch: 55.
-
Rau xanh: dưới 15.
Lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được lượng đường huyết
Theo dõi đường huyết:
Cách kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả đó là theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết. Kết hợp với vận động, ăn uống hợp lý, duy trì sử dụng thuốc hoặc insulin nếu được chỉ định để kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Xây dựng lối sống lành mạnh:
Lựa chọn một lối sống lành mạnh để có thể giúp ổn định lượng đường huyết:
-
Ăn thường xuyên và không bỏ bữa.
-
Uống nhiều nước và hạn chế các loại nước ngọt và soda.
-
Ăn nhiều rau xanh thay vì kẹo, bánh.
-
Thực hiện các bài tập thể dục 150 phút/ tuần.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào về sự bất thường của lượng đường huyết, hãy đến gặp bác sĩ để tầm soát nguy cơ mắc bệnh và nhận được những lời khuyên có ích.
Sự thay đổi lượng đường trong máu trong thời gian dài là một dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang ở mức báo động. Hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua số hotline 1900565656 để được đội ngũ y bác sĩ tư vấn và đặt lịch khám gần nhất nhằm kiểm tra sức khỏe bản thân.
Từ khóa » Cách Xem Lượng đường Trong Máu
-
Cách Tính Chỉ Số đường Huyết đơn Giản: Ai Cũng Có Thể Tính - YouMed
-
Chỉ Số Glucose Trong Máu ở Mức Bao Nhiêu Là Mắc Bệnh Tiểu đường?
-
Bạn Có Biết: Lượng đường Trong Máu Bình Thường? | Vinmec
-
Hướng Dẫn Cách đo Chỉ Số đường Huyết Tại Nhà
-
Bật Mí Cách Kiểm Tra Glucose Trong Cơ Thể để Phòng Bệnh Tiểu đường
-
Chỉ Số đường Trong Máu Và Bảng Chuyển đổi Lượng đường Trong Máu
-
Cách Tính Chỉ Số đường Huyết - Genie Cosmetics | Mỹ Phẩm Hàn Quốc
-
5 Cách Kiểm Tra đường Huyết - VnExpress Sức Khỏe
-
Đo đường Huyết Tại Nhà - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn đọc Chỉ Số Tiểu đường Chuẩn Nhất - Giảo Cổ Lam
-
6 Xét Nghiệm để Chẩn đoán Phát Hiện đái Tháo đường.
-
Chỉ Số đường Huyết ở Người Bình Thường Là Bao Nhiêu? - ISofHcare
-
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường - Cách Đo Chính Xác Nhất
-
Chỉ Số đường Huyết Và Giới Hạn Bình Thường | BvNTP