[Hỏi đáp] Trọng Lượng Là Gì? Công Thức Tính Trọng Lượng
Có thể bạn quan tâm
Trọng lượng là gì? Khối lượng là gì? Hai khái niệm này có điểm gì khác biệt nhau không hay có chung bản chất? Những thông tin dưới đây của thegioimay.org sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Nội dung chính
- Trọng lượng là gì?
- Đơn vị đo trọng lượng là gì?
- Công thức tính trọng lượng
- Phân biệt trọng lượng và khối lượng
Trọng lượng là gì?
Thực tế, trong chương trình vật lý lớp 6, các bạn học sinh đã tiếp xúc với khái niệm trọng lượng, trọng lượng chính là thước đo giá trị của lực tác động lên vật, thường được ký hiệu là chữ W hoặc P.
Với hai vật có cùng khối lượng m; nếu đặt một vật trên mặt trăng và đặt một vật trên trái đất thì trọng lượng của vật trên mặt trăng chỉ bằng khoảng ⅙ trọng lượng của vật đặt trên trái đất. Nguyên nhân là do gia tốc trọng trường trên trái đất cao gấp khoảng 6 lần so với gia tốc trọng trường trên mặt trăng.
Do vậy, có thể thấy rằng giá trị của trọng lượng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí đặt vật.
>>> Bài viết tham khảo: Khối lượng tịnh là gì? ý nghĩa của khối lượng tịnh
Đơn vị đo trọng lượng là gì?
Trong hệ thống đo lường SI, trọng lượng của vật được đo lường bằng đơn vị Newton, được ký hiệu là chữ N.
Công thức tính trọng lượng
Ta có công thức tính trọng lượng như sau: W = mg
Vì trọng lượng cũng được coi là một lực nên đôi khi, chúng còn được viết theo công thức là: F = mg
Trong đó:
- F, W: Trọng lượng của vật (N)
- m: Khối lượng của vật (kg)
- g: Gia tốc trọng trường (m/s2), hằng số này thường sẽ được cho trước cùng đề bài.
- Nếu dùng đơn vị tính là m/s2 thì gia tốc trọng trường của trái đất có giá trị được làm tròn là 9,8m/s2
- Ngược lại, nếu tính trọng lượng theo đơn vị feet (f/s2) thì cần phải đổi gia tốc trọng trường sang đơn vị feet, khoảng 32,2 f/s2. Về bản chất, nó không có sự khác biệt mà chỉ thay đổi đơn vị thay vì dùng m/s2.
Ví dụ: Một bao tải có khối lượng là 100kg. Tính trọng lượng của bao tải đó trên trái đất?
Lời giải
Xác định các thành phần có trong công thức:
- Khối lượng của vật: m = 100kg
- Gia tốc trọng trường của trái đất: g = 9,8m/s2
Khi đó, áp dụng công thức tính trọng lượng: F = mg = 100. 9,8 = 980N.
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm vững gia tốc trọng trường của một số vật thể để tiện cho quá trình tính toán khi đề bài yêu cầu như:
- Gia tốc trọng trường của mặt trăng: 1,622m/s2
- Gia tốc trọng trường của mặt trời: 274 m/s2,…
>>> Bài viết tham khảo: Hiệu điện thế là gì? công thức tính hiệu điện thế
Phân biệt trọng lượng và khối lượng
Nhiều người đánh đồng hai khái niệm trong lượng và khối lượng là một và sử dụng hai thuật ngữ này một cách tương đương nhau. Tuy nhiên, đây thực chất là hai khái niệm khác biệt nhau hoàn toàn, cụ thể như sau:
Khối lượng | Trọng lượng |
|
|
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc trọng lượng là gì, khối lượng là gì cũng như cách phân biệt giữa hai đại lượng này. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ mang đến nhiều thông tin hay và bổ ích cho bạn. Đừng quên Like và Share nếu bạn thấy bài viết trên hữu ích nhé!
Từ khóa » Trọng Lượng Và Khối Lượng Lớp 6
-
Công Thức Tính Trọng Lượng Lớp 6? - TopLoigiai
-
Trọng Lượng Là Gì Vat Ly 6? Công Thức Tính Trọng Lượng? - Mobitool
-
Trọng Lượng Là Gì Vat Ly 6? Công Thức Tính Trọng Lượng? - Học Điện Tử
-
Vật Lý 6 Bài 11: Khối Lượng Riêng -Trọng Lượng Riêng - Hoc247
-
Công Thức Tính Trọng Lượng Và Các Dạng Bài Tập Có Lời Giải Từ A
-
Lý Thuyết Khối Lượng Riêng, Trọng Lượng Riêng | SGK Vật Lí Lớp 6
-
Vật Lý 6 Bài 11: Khối Lượng Riêng - Trọng Lượng Riêng
-
Sự Khác Nhau Giữa Trọng Lượng Và Khối Lượng!
-
Tính Trọng Lượng - Selfomy Hỏi Đáp
-
Công Thức Vật Lý Lớp 6 - Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Trọng Lượng Là Gì Vật Lý 6? Công Thức Tính Trọng Lượng? - Sieutonghop
-
Công Thức Tính Trọng Lượng, Khối Lượng Riêng, Trọng Lượng Riêng
-
Vật Lý Lớp 6 - Bài 11 - Khối Lượng Riêng Và Trọng Lượng Riêng - YouTube
-
Giải Bài Tập Vật Lí 6 - Bài 11: Khối Lượng Riêng - Trọng Lượng Riêng