Hội Nghị Sơ Kết Sản Xuất Trồng Trọt Vụ Đông Xuân 2021 - 2022 Các ...

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations
  • Liên hệ
  • Thư điện tử
  • Văn phòng điện tử
  • Lịch làm việc
  • Sơ đồ cổng
  • Liên kết website
  • English
Danh mục
Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức, sự kiện
  • Hệ thống văn bản
  • Chiến lược - Kế hoạch
  • Hợp tác quốc tế
  • Công nghệ thông tin
  • Khoa học công nghệ
  • Số liệu, báo cáo
Công tác Đảng Công tác Công đoàn Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Dịch vụ công Bộ NN & PTNT Trang thông tin điện tử Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Bộ NN & PTNT với Quốc hội và Cử tri Lịch tiếp công dân của Bộ trưởng Hoạt động pháp chế Đấu thầu Thông tin Tuyển dụng Hỏi đáp Lấy ý kiến dự thảo VB Tài liệu hội nghị Đường dây nóng Thông tin Thị trường và Xúc tiến thương mại nông sản Print Email Facebook Google LinkedIn Twitter

Ngày 17/3, tại TP Vĩnh Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2021 – 2022 và triển khai kế hoạch Hè Thu, Thu Đông, vụ Mùa năm 2022 tại các tỉnh Nam bộ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu tại Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2021 – 2022 Page Content

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá, năm 2021 ngành nông nghiệp đã giành những thắng lợi nhất định bất chấp những khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, với tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt xấp xỉ 3%, xuất khẩu nông sản trên 48 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, ngành trồng trọt tăng trưởng 2,7%, ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL tăng 1,1 triệu tấn lúa trong khi đó diện tích giảm khoảng 18 nghìn ha.Năm 2022, trong bối cảnh giá vật tư leo thang, đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát tốt, tình hình chiến sự các nước, giá dầu thế giới… dự báo sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực thế giới. Đối với vụ Hè Thu, Thu Đông sắp tới, đây cũng là những vụ quan trọng trong bối cảnh như hiện nay, cần sự phối hợp quyết liệt chỉ đạo của các địa phương để thực hiện thắng lợi, góp phần phát triển kinh tế đất nước.Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2021 – 2022 sản xuất nông nghiệp đối mặt với 3 thách thức lớn là đại dịch Covid-19, giá phân bón tăng cao kỷ lục và hạn hán, xâm nhập mặn dự báo nhiều nguy cơ. Vì vậy, công tác triển khai sản xuất đông xuân 2021-2022 tại các tỉnh, thành vùng Nam bộ được tiến hành sớm ngay từ tháng 10/2021. Kết quả sản xuất chung trong toàn vùng đạt được những mặt thuận lợi như rà soát thời vụ, mùa vụ kịp thời. Dự đoán những vùng có nguy cơ hạn, mặn và có biện pháp khắc phục.Ngành nông nghiệp và các địa phương trong vùng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn. Khuyến cáo sử dụng các giống lúa phù hợp với thực tế sản xuất, nhu cầu của thị trường, những giống có khả năng thích ứng với điều kiện hạn, mặn.Đặc biệt là kinh nghiệm và sự chủ động của địa phương chuẩn bị các nguồn lực phòng chống thiên tai, dịch bệnh để chỉ đạo và xử lý kịp thời, hiệu quả. Nhận thức của bà con nông dân về sử dụng giống tốt và trình độ đầu tư, thâm canh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngày càng cao là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn như ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thời vụ sản xuất lúa thu đông kéo dài đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa đông xuân và làm giảm diện tích gieo trồng lúa đông xuân tại các tỉnh vùng vùng ĐBSCL. Vẫn còn một số nơi do chủ quan, thiếu phối hợp chặt chẽ, nên việc xuống giống vẫn chưa theo khuyến cáo chung của các cơ quan chuyên môn.Giá vật tư nông nghiệp tăng, dịch vụ máy cày, xới, thu hoạch tăng và khan hiếm lao động dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư, lợi nhuận của nông dân bị giảm, hiệu quả kinh tế thấp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả hoặc bị ảnh hưởng nhiều của thời tiết khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn.Liên kết chuỗi giá trị gặp khó khăn trong bao tiêu sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp và người nông dân chưa xích gần nhau để thương thảo giải quyết khi giá thị trường biến động lên hoặc xuống. Thị trường tiêu thụ nông sản biến động và dịch bệnh Covid-19 làm tăng chi phí giá thành sản xuất, giá thu mua nông sản thấp.Kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 Tổng diện tích xuống giống toàn vùng Nam bộ vụ Đông Xuân 2021-2022 là 1.578,0 nghìn ha, giảm 18,26 nghìn ha. Năng suất ước đạt 71,91 tạ/ha, tăng 0,28 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 11.358 nghìn tấn, giảm 87 nghìn tấn so với vụ đông xuân 2020–2021.Vùng ĐBSCL xuống giống 1.505 nghìn ha, giảm 15 nghìn ha. Năng suất ước đạt 72,51 tạ/ha, tăng 0,22 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 10.912 nghìn tấn, giảm 75 nghìn tấn. Nhìn chung, tình hình xuống giống vụ đông xuân 2021 - 2022 tại các tỉnh ĐBSCL triển khai thực hiện sớm hơn ở các tỉnh ven biển để né hạn mặn trong mùa khô. Thời tiết thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít. Thời gian lúa trổ gặp thời tiết tương đối thuận lợi giúp thụ phấn và đậu hạt tốt, xâm nhập mặn không gay gắt, nên vẫn đủ nước cung cấp cho cây lúa trong suốt quá trình cây sinh trưởng, phát triển nên cho năng suất cao.Theo Cục Trồng trọt nguyên nhân giảm diện tích, sản lượng lúa đông xuân 2021 - 2022: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, thực hiện giãn cách trong những tháng sản xuất vụ thu đông năm 2021 nên việc đi lại chăm sóc và thu hoạch lúa thu đông 2021 bị muộn. Bên cạnh đó một số vùng nước lũ chưa rút kịp nên kéo theo việc xuống giống vụ đông xuân bị chậm trễ hơn so với chỉ đạo xuống giống sớm để né hạn hán và xâm nhập mặn.Vì vậy, một số tỉnh ĐBSCL đã điều chỉnh giảm diện tích lúa khoảng 14,82 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước và 15,25 nghìn ha so với kế hoạch (Long An 1,88 nghìn ha, Tiền Giang 1 nghìn ha, Vĩnh Long giảm 1 nghìn ha, Đồng Tháp 6,94 nghìn ha, Cần Thơ 1 nghìn ha và 1,5 nghìn ha ở Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau). Diện tích không trồng lúa được chuyển đổi sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.Theo Cục Trồng trọt, việc xuống giống trong tháng 1 năm 2022 đã được khuyến cáo hạn chế tối đa, trừ một số diện tích phải xuống giống chậm do điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng kéo dài của mùa vụ thu đông năm 2021 như Bạc Liêu khoảng 30 nghìn ha, còn lại là diện tích xuống giống không trong khung thời vụ khuyến cáo của Cục Trồng trọt và Sở NN-PTNT như: Long An (86.683 ha); Bến Tre (400 ha), Kiên Giang (khoảng 8.579 ha).Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền kéo giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Đồng thời nâng cao việc sản xuất và cung ứng giống lúa cấp xác nhận cho sản xuất.Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo "4 đúng". Quản lý việc sử dụng nước giữa vụ và cơ giới hóa đồng ruộng góp phần kéo giảm, ổn định giá thành sản xuất trong điều kiện giá phân bón tăng cao và giá bán lúa luôn biến động.

NLA (Tổng hợp)

Tin khác 30429

TIN MỚI

  • Sản lượng lương thực toàn cầu tăng đều trong 60 năm qua
  • Công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp...
  • VINACHEM EXPO 2024: Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp hóa chất
  • Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp hóa chất...
  • Nghiên cứu tìm ra cơ chế di truyền đằng sau cây táo năng suất cao
  • Thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam - Ba Lan
  • Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
  • Hội thảo tham vấn Kế hoạch tổng thể về chăn nuôi thông minh trong khuôn khổ dự án hợp tác...
  • Đất đai của Hoa Kỳ mất nhiều chất dinh dưỡng hơn do mưa lớn
  • Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Bộ NN&PTNT các dự án phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong năm...
Chuyên Mục
Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Công khai ngân sách Nhà nước Công khai ngân sách Nhà nước Công khai giải quyết kiến nghị DN Công khai giải quyết kiến nghị DN Thi đua khen thưởng Thi đua khen thưởng Đào tạo bồi dưỡng Đào tạo bồi dưỡng Vì sự tiến bộ của phụ nữ Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thông tin Doanh nghiệp Thông tin Doanh nghiệp
Thông tin tra cứu
Bộ Pháp điển điện tử Bộ Pháp điển điện tử CSDL Thống kê CSDL Thống kê CSDL Xuất nhập khẩu CSDL Xuất nhập khẩu SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM Sản phẩm xử lý chất thải CN Sản phẩm xử lý chất thải CN Thư viện Điện tử Thư viện Điện tử C.Trình - Đề tài KHCN C.Trình - Đề tài KHCN
Chuyên Mục
  • Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN
  • Công khai ngân sách Nhà nước Công khai ngân sách Nhà nước
  • Công khai giải quyết kiến nghị DN Công khai giải quyết kiến nghị DN
  • Thi đua khen thưởng Thi đua khen thưởng
  • Đào tạo bồi dưỡng Đào tạo bồi dưỡng
  • Vì sự tiến bộ của phụ nữ Vì sự tiến bộ của phụ nữ
  • Thông tin Doanh nghiệp Thông tin Doanh nghiệp
Thông tin tra cứu
  • Bộ Pháp điển điện tử Bộ Pháp điển điện tử
  • CSDL Thống kê CSDL Thống kê
  • CSDL Xuất nhập khẩu CSDL Xuất nhập khẩu
  • SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM
  • Sản phẩm xử lý chất thải CN Sản phẩm xử lý chất thải CN
  • Thư viện Điện tử Thư viện Điện tử
  • C.Trình - Đề tài KHCN C.Trình - Đề tài KHCN
HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ LẦN THỨ 23 FESTIVAL QUỐC TẾ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO VIỆT NAM - HẬU GIANG 2023 FESTIVAL LÀNG NGHỀ 2023 Chem DIỄN ĐÀN KẾT NỐI SẢN PHẨM OCOP VÙNG ĐBSCL - LIÊN KẾT CÙNG PHÁT TRIỂN - CÀ MAU 2023 FESTIVAL TÔM CÀ MAU 2023 HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 (30/1/2024 - 07/2/2024) HỘI CHỢ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM LẦN THỨ 20 (THÁNG 10/2024) HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ LẦN THỨ 24 (THÁNG 11/2024)

Từ khóa » Diện Tích Trồng Lúa Vụ đông Xuân