Họp Báo Công Bố Số Liệu Thống Kê Kinh Tế – Xã Hội Quý II Và 6 Tháng ...
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 29/6/2022, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo. Tại buổi Họp báo, Bà Nguyễn Thị Hương đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam trong quý II và 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021[1]. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, GDP tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.
Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa… Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực 6 tháng đầu năm 2022 như sau:
Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu 6 tháng năm 2022 như sau:
– Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 6,42%
– Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 8,7%
– Số doanh nghiệp thành lập mới: 76.233 doanh nghiệp
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: + 11,7%
– Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội: + 9,6%
– Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 17,3%
– Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 15,5%
– Xuất siêu: 710 triệu USD
– Khách quốc tế đến Việt Nam: +582,2%
– Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 2,44%
– Lạm phát cơ bản: + 1,25%
– Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 51,4 triệu người
– Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc: 50,3 triệu người
– Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi: 2,39%
– Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi: 2,48%
Khái quát lại, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của hầu hết các quốc gia, bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 vẫn duy trì kết quả khá tích cực trên nhiều lĩnh vực là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự tin tưởng và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã thích ứng an toàn, linh hoạt phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tỷ lệ bao phủ vắc-xin cho người dân cao là một trong những điều kiện quan trọng để quyết tâm phục hồi kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 6,42%, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng khá cao khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang quý III, kinh tế – xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, lạm phát cao trên toàn cầu,… Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng với các biến thể mới có thể còn diễn biến phức tạp trên thế giới. Do đó, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2022 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, để đạt mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo đời sống của nhân dân, cần sự chung sức, đồng lòng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân cả nước ta. Các ngành, các cấp tăng cường dự báo, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh, tập trung triển khai hiệu quả đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023). Đồng thời, tập trung một số nội dung trọng tâm sau đây:
Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm “Sống chung an toàn với dịch Covid-19”; tích cực triển khai tiêm vắc xin kịp thời, an toàn, hiệu quả cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi và mũi bổ sung tăng cường cho người lớn. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là khi tình hình dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, khó lường do kháng thể giảm sau một thời gian tiêm vắc-xin và việc xuất hiện các biến chủng mới; ứng phó kịp thời với các loại dịch bệnh theo mùa, như: Sốt xuất huyết, chân tay miệng…; nguy cơ từ các dịch bệnh trên thế giới có thể xâm nhập vào Việt Nam, như bệnh đậu mùa khỉ. Bảo đảm nguồn cung thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế phục vụ khám, chữa bệnh và phòng chống dịch.
Hai là, quyết liệt triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022-2023; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó tập trung vào các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022 và đầu năm 2023; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ dự án, giao kế hoạch, giải phóng mặt bằng.
Ba là, chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ. Liên tục cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để chủ động điều hành ứng phó với các tình huống phát sinh. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu nhất là mặt hàng xăng dầu, xây dựng các phương án đảm bảo điều tiết nguồn cung, hạn chế việc tăng giá đột biến nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến lạm phát và đời sống người dân.
Bốn là, đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu và chủ động nguồn cung. Quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu thô để sản xuất thức ăn chăn nuôi, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có cho thức ăn chăn nuôi trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu.
Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản; có chính sách thắt chặt các quy định về truy xuất nguồn gốc của các mặt hàng nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu, nhất là các thị trường tiềm năng, thị trường truyền thống.
Năm là, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch; chuẩn bị tốt các hạ tầng để đón các đoàn khách du lịch quốc tế dịp cuối năm.
Sáu là, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
Bảy là, tăng cường thông tin, tuyên truyền các hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam, nêu gương các tấm gương người tốt, việc tốt; ngăn chặn, triệt phá các thông tin xấu, sai sự thật gây hoang mang cho người dân./.
[1] Tốc độ tăng GDP quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,29%; 5,57%; 5,39%; 6,18%; 7,1%; 6,79%; 6,71%; 7,18%; 7,1%; 0,52%; 6,73%; 7,72%.
Từ khóa » Tổ Chức Kinh Tế In English
-
Tổ Chức Kinh Tế In English - Vietnamese-English Dictionary | Glosbe
-
TỔ CHỨC KINH TẾ In English Translation - Tr-ex
-
TỔ CHỨC KINH TẾ TẬP THỂ In English Translation - Tr-ex
-
Các Thuật Ngữ Tiếng Anh Thường Dùng Trong Lĩnh Vực Kinh Tế
-
Tổ Chức Quốc Tế | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng
-
KINH TẾ - Translation In English
-
Tổ Chức Kinh Tế - Nam A Bank
-
ESP231 -Tiếng Anh Chuyên Ngành 3 (Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế ...
-
Vụ Chính Sách Thương Mại đa Biên
-
Thuật Ngữ Pháp Lý | Từ điển Luật Học | Dictionary Of Law
-
Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý II Và 6 Tháng đầu Năm 2022
-
Chuẩn Bị Tổ Chức Diễn đàn Kinh Tế Việt Nam Năm 2022
-
English - Dpi..vn
-
Phòng Kinh Tế
-
Danh Sách Sinh Viên Hoàn Thành Thủ Tục đăng Ký Dự Thi Tiếng Anh ...
-
[DOC] Happiness VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Written ...
-
Tiếng Anh Thương Mại (Commercial English ) - Marinetraining
-
Hành Chính: Phòng Tổ Chức