Hợp đồng Lao động - Khái Niệm, Nội Dung Và Phân Loại

Hợp đồng lao động được sử dụng phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về hợp đồng. Có thể nói hợp đồng lao động là văn bản một văn bản thỏa thuận giữa người lao đồng và người sử dụng lao động trong đó đảm bảo quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin nhiều hơn về hợp đồng lao động cho bạn đọc.

hợp đồng lao động 1

Hợp đồng lao động được ký giữa người lao động và người sử dụng lao động.

1. Khái niệm hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 13, Bộ luật lao động 2019 hợp đồng lao động được định nghĩa như sau:

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người lao động làm việc cho người sử dụng lao động được trả công, tiền lương.

Khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động cần đảm bảo nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động gồm:

  • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  • Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

2. Nội dung hợp đồng lao động

Nội dung hợp đồng lao động được đặc biệt quan tâm, đảm bảo tính chặt chẽ cho hợp đồng và đảm bảo quyền nghĩa vụ của các bên.

2.1 Nội dung của hợp đồng lao động

Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất công việc giao kết giữa các bên mà nội dung hợp đồng lao động có thể khác nhau. Tuy nhiên, các nội dung chủ yếu hợp đồng lao động phải có được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 21, Bộ luật lao động 2019, cụ thể gồm:

“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.”

hợp đồng lao động 2

Nội dung hợp đồng lao động gồm thông tin cá nhân của các bên tham gia.

Người sử dụng lao động và người lao động sẽ căn cứ vào công việc và điều kiện thực tế để soạn thảo nội dung hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Một số nội dung cũng sẽ được lược bỏ hoặc bổ sưng linh động có thể nội dung về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, các điều khoản về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết…

2.2 Phụ lục hợp đồng lao động

Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động có thể có hoặc không có phụ lục hợp đồng lao động.

Trường hợp hợp đồng có phụ lục hợp đồng lao động thì phụ lục hợp đồng lao động sẽ quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Tuy nhiên cần lưu ý:

  • Nếu phụ lục hợp đồng lao động có nội dung hướng dẫn chi tiết dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
  • Nếu phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Phụ lục hợp đồng được đính kèm hợp đồng lao động và có hiệu lực khi hợp đồng lao động có hiệu lực.

3. Các loại hợp đồng lao động

Trên thực tế người ta có thể phân ra nhiều loại hợp đồng lao động khác nhau căn cứ theo tính chất đặc điểm của công việc (VD: hợp đồng lao động xuất khẩu, hợp đồng lao động trong nước), căn cứ theo thời hạn ký hợp đồng (VD: hợp đồng lao động ngắn hạn, hợp đồng lao động dài hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn…).

3.1 Phân loại hợp đồng theo quy định của Pháp luật

Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động thì hợp đồng lao động sẽ được phân loại theo thời hạn ký hợp đồng. Trước đây, theo quy định tại Điều 22, Bộ luật lao động năm 2012 có 3 loại hợp đồng lao động gồm:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định (gọi tắt là hợp đồng mùa vụ)..

hợp đồng lao động 3

Phân loại hợp đồng lao động theo thời hạn ký hợp đồng.

Tuy nhiên, căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 quy định từ ngày 1/1/2021 hợp đồng lao động chỉ được giao kết theo 2 loại gồm:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn mà thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

3.2 Trường hợp hợp đồng xác định thời hạn hết hạn

Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

  • Thực hiện ký kết hợp đồng lao động mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
  • Trường hợp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Lưu ý: Trường hợp hợp đồng có thời hạn hết hạn, chỉ được ký thêm 01 lần hợp đồng xác định thời hạn, sau đó nếu tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 149, Khoản 2, Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ Luật lao động 2019.

Ký hợp đồng lao động sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của cả người sử dụng lao động và người lao động. Lưu ý các bên cần xác lập loại hợp đồng lao đồng theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành để hợp đồng có giá trị pháp lý.

Các tin tức liên quan:

    Các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng

    09/06/2022-16338 lượt xem

    Báo giá hợp đồng điện tử iContract mới 2024 cho doanh nghiệp

    08/07/2022-2334 lượt xem

Từ khóa » Các Loại Hđ