Hợp đồng ủy Quyền Là Gì? Quy định Về Hợp đồng ủy Quyền Mới Nhất?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng ủy quyền là gì?
- 2 2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng ủy quyền:
- 3 3. Quan hệ của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền:
- 4 4. Thời hạn ủy quyền:
- 5 5. Chấm dứt ủy quyền theo quy định pháp luật:
- 6 6. Có phải cam kết hủy hợp đồng ủy quyền bằng văn bản khi hủy không?
- 7 7. Hiệu lực hợp đồng ủy quyền:
- 8 8. Chứng thực hợp đồng ủy quyền khi bên được ủy quyền vắng mặt:
- 9 9. Quy định hợp đồng ủy quyền và phí công chứng hợp đồng ủy quyền:
- 10 10. Giải quyết vi phạm hợp đồng ủy quyền:
1. Hợp đồng ủy quyền là gì?
Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 – Hợp đồng ủy quyền
“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Hợp đồng ủy quyền nằm trong nhóm hợp đồng có đối tượng là công việc, theo đó, chủ thể của hợp đồng ủy quyền gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
Chủ thể của hợp đồng ủy quyền
Đối với quy định cũ – Bộ luật dân sự 2005: Chủ thể của hợp đồng ủy quyền là cá nhân.
Trong thực tế có rất nhiều giao dịch có thể làm phát sinh quan hệ ủy quyền giữa các pháp nhân, từ đó đặt ra nhu cầu chính đáng về hành lang pháp lý cho mối quan hệ đại diện này. Bộ luật Dân sự 2015 mới đã chính thức cho phép một pháp nhân có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác xác lập và/hoặc thực hiện giao dịch cho mình. Thực vậy, khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Đây là một điểm tiến bộ đáng ghi nhận so với quy định cũ.
Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Hoặc các bên có thể thỏa thuận theo khối lượng công việc: Thời hạn ủy quyền là từ khi xác lập việc ủy quyền cho đến khi thực hiện xong công việc.
Đối tượng của hợp đồng ủy quyền
Đối tượng của giao dịch ủy quyền chỉ đơn thuần là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện. Thỏa thuận ủy quyền là đại diện cho chủ sở hữu nhưng không làm mất đi tư cách của chủ sở hữu đối với tài sản. Các nội dung được ủy quyền chỉ là những công việc, hành vi cụ thể. Cũng chính vì vậy mà người được ủy quyền không được phép vượt quá nội dung được ủy quyền, và sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người ủy quyền nếu vượt quá nội dung này. Đồng thời cũng chính điều này sẽ dẫn tới quan hệ ủy quyền đương nhiên bị chấm dứt nếu người ủy quyền đó bị mất năng lực hành vi (bị chết, hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết
Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
– Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
– Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
>>> Tải mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất tại đây!
Ngoài các hình thức ủy quyền: Đại diện theo ủy quyền của cá nhân; Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân; Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác; thì giờ sẽ có cả ủy quyền giữa pháp nhân với pháp nhân. Ngoài ra, các quy định khác về giao dịch ủy quyền đều được giữ nguyên theo quy định cũ.
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng ủy quyền:
Đối với mỗi loại hợp đồng thì đều có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng để làm rõ tính chất của từng loại hợp đồng. Đối với hợp đồng ủy quyền cũng tương tự như vậy. Ngoài những đặc điểm chung đối với mỗi loại hợp đồng dân sự thì hợp đồng ủy quyền còn có các đặc điểm đặc thù mang tính riêng biệt để làm bật lên những điểm nổi bật của hợp đồng ủy quyền như sau:
Đặc điểm thứ nhất, hợp đồng ủy quyền mang tính chất là hợp đồng song vụ:
Đối với đặc điểm về nội dung hợp đồng song vụ thì bên ủy quyền được quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền những nội dung mà bên ủy quyền ủy quyền cho bên được ủy quyền thực hiện. Đối với nội dung công việc thì bên được ủy quyền chỉ được phép thực hiện những nội dung công việc mà bên ủy quyền tiến hành ủy quyền cho mình. Đồng thời bên ủy quyền phải giao cho bên được ủy quyền đầy đủ những giấy tờ pháp lý cũng như cung cấp đầy đủ thông tin để bên được ủy quyền thực hiện đầy đủ và thực hiện tốt công việc được ủy quyền
Đặc điểm thứ hai, bên được ủy quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được ủy quyền trong quan hệ với người thứ ba
Nếu trong hợp đồng ủy quyền, nội dung công việc có liên quan đến người thứ ba thì bên được ủy quyền cần phải thực hiện đầy đủ nội dung công việc, lượng công việc mà bên ủy quyền giao cho bên được ủy quyền thực hiện với bên thứ ba. Như vậy, nhìn nhận và đánh giá chung thì những công việc được bên ủy quyền ủy quyền cho bên được ủy quyền thì bên được ủy quyền cần thực hiện đúng đủ và đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật
Đặc điểm thứ ba, hợp đồng ủy quyền có đặc điểm là loại hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù Đối với đặc điểm này của hợp đồng ủy quyền thì việc xác định có hay không có nội dung đền bù sẽ phụ thuộc vào việc thỏa thuận có hay không có thù lao đối với việc nhận ủy quyền giữa bên được ủy quyền và bên đi ủy quyền.Trong trường hợp bên thực hiện việc ủy quyền và bên đi ủy quyền có thỏa thuận sau khi thực hiện nội dung công việc sẽ nhận được thù lao thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng ủy quyền có thù lao và ngược lại nếu như bên đi ủy quyền và bên được ủy quyền không có với nhau thỏa thuận về thù lao liên quan đến nội dung của công việc thì đây chỉ được coi là hợp đồng mang tính chất hỗ trợ và giúp đỡ giữa bên đi ủy quyền và bên được ủy quyền. Đối với hợp đồng này thì đây là hợp đồng ủy quyền không có đền bù.
3. Quan hệ của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền:
Đối với những chủ thể trong hợp đồng ủy quyền thường bao gồm có bên được ủy quyền và bên đi ủy quyền. Ngoài ra còn có bên thứ ba trong nội dung hợp đồng ủy quyền
Thông thường mối quan hệ của hai bên trong trường hợp này thường là bên được ủy quyền thực hiện các công việc được ghi rõ trong nội dung hợp đồng mà mình được ủy quyền bởi bên đi ủy quyền. Đây cũng có thể là mối quan hệ thông qua hình thức đại diện cho bên đi ủy quyền để thực hiện các công việc được giao. Do đó đối với hợp đồng ủy quyền mối quan hệ giữa hai bên cùng song song tồn tại
+ Quan hệ giữa bên được ủy quyền và bên đi ủy quyền là mối quan hệ về nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc đã được ghi chép trong hợp đồng ủy quyền. Người được ủy quyền có trách nhiệm và có quyền được thực hiện các công việc này bởi bên đi ủy quyền
+ Quan hệ giữa bên được ủy quyền với bên thứ ba liên quan đến nội dung hợp đồng là mối quan hệ về quyền. Bên được ủy quyền có quyền thay cho bên đi ủy quyền làm việc với bên thứ ba. Bên thứ ba không có quyền từ chối thực hiện công việc đã thoải thuận với bên đi ủy quyền nếu như hợp đồng ủy quyền giữa bên đi ủy quyền với bên được ủy quyền là hợp lệ theo quy định pháp luật
4. Thời hạn ủy quyền:
Một nội dung không thể thiếu trong hợp đồng ủy quyền đó là thời hạn ủy quyền. Thông thường nội dung về thời hạn ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền sẽ do các bên tiến hành thỏa thuận dựa vào các yếu tố như : thời gian thực hiện công việc là dài ha ngắn, lượng công việc thực hiện theo ủy quyền là nhiều hay ít, thời gian thực hiện xong công việc cần tối đa và tối thiểu bao nhiêu ngày……để hai bên có thể đưa ra lượng thời hạn ủy quyền để thực hiện.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận với nhau về nội dung thời hạn ủy quyền trong hợp đồng hoặc lượng công việc không xác định được thời gian thực hiện thì theo quy định pháp luật về thời hạn thực hiện hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền sẽ có thời hạn là một năm tính từ thời điểm hai bên ủy quyền và được ủy quyền tiến hành thủ tục xác lập việc ủy quyền thông qua hình thức hợp đồng ủy quyền.
5. Chấm dứt ủy quyền theo quy định pháp luật:
Bên cạnh các nội dung về chủ thể của hợp đồng ủy quyền, thời gian thực hiện hợp đồng ủy quyền và quan hệ giữa các chủ thể của hợp đồng trong hợp đồng ủy quyền thì nội dung về chấm dứt ủy quyền cũng là một trong những nội dung cần thiết.
Khác với những loại hợp đồng dân sự khác, đối với vấn đề về chấm dứt hợp đồng ủy quyền cần có những căn cứ và được quy định cụ thể chi tiết như sau:
+ Trường hợp thứ nhất: Chấm dứt hợp đồng ủy quyền khi hợp đồng ủy quyền hết thời hạn thực hiện
Như đã nêu ở trên, hợp đồng ủy quyền muốn được hợp lệ thì phải được lập thành văn bản và được thỏa thuận các nội dung theo yêu cầu giữa hai bên được ủy quyền và đi ủy quyền theo quy định pháp luật. Trong hợp đồng ủy quyền cần có nội dung về thời hạn thực hiện hợp đồng ủy quyền. Do đó, hợp đồng ủy quyền giữa hai bên được ủy quyền và bên đi ủy quyền cần nêu rõ về thời hạn thực hiện ủy quyền. Nên bên được ủy quyền cần phải thực hiện đầy đủ và hoàn thành công việc được bên đi ủy quyền giao trong thời hạn ghi trong hợp đồng ủy quyền.
Nếu bên được ủy quyền không hoặc chưa thực hiện xong hợp đồng ủy quyền vì bất cứ lý do gì thì hai bên cần phải thỏa thuận lại về thời hạn thực hiện hợp đồng ủy quyền. Nếu không có sự thỏa thuận lại thì mặc nhiên hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt do thời hạn thực hiện hợp đồng ủy quyền đã hết hạn
+ Trường hợp thứ hai: Chấm dứt hợp đồng ủy quyền do nội dung công việc đã thực hiện xong
Trong trường hợp này, ta sẽ không xét đến thời hạn thực hiện hợp đồng nữa mà sẽ xét về lượng công việc đã được thực hiện. Nếu như bên được ủy quyền đã hoàn thành và thực hiện xong những công việc mà bên đi ủy quyền ủy quyền cho mình thì hai bên chủ thể của hợp đồng có thể đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng ủy quyền bởi lượng công việc trong hợp đồng ủy quyền đã được hoàn thành xong trước thời hạn
+ Trường hợp thứ ba: Chấm dứt hợp đồng ủy quyền do một trong hai bên chủ thể yêu cầu chấm dứt việc thực hiện hợp đồng
Đối với nội dung này, thì một trong hai bên chủ thể của hợp đồn ủy quyền đều có quyền yêu cầu bên còn lại chấm dứt hợp đồng ủy quyền với lý do hợp lý. Việc đưa ra yêu cầu hợp đồng ủy quyền có thể là do bên được ủy quyền đã thực hiện được một số công việc trong những công việc được ủy quyền nhưng sau đó bên đi ủy quyền vi phạm hợp đồng hoặc bên được ủy quyền không còn khả năng để thực hiện được nữa. Bên đi ủy quyền không còn cần bên được ủy quyền thực hiện những công việc đã ủy quyền cũng có thể đưa ra yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền với bên được ủy quyền
+ Trường hợp thứ tư: Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi một trong hai bên chủ thể của hợp đồng bị chết
Như đã phân tích ở trên, hợp đồng ủy quyền do hai bên thực hiện, cam kết và thỏa thuận do đó nếu một trong hai bên chủ thể là bên được ủy quyền là bên thực hiện các nội dung hợp đồng hoặc bên đi ủy quyền là bên kiểm tra và trả thù lao cho bên được ủy quyền mà chết thì hợp đồng ủy quyền cũng được coi là chấm dứt.
6. Có phải cam kết hủy hợp đồng ủy quyền bằng văn bản khi hủy không?
Tóm tắt câu hỏi:
Khi tôi và người được ủy quyền hủy hợp đồng ủy quyền đã ký, công chứng viên yêu cầu chúng tôi ký văn bản thỏa thuận cam kết việc hủy hợp đồng. Chúng tôi đều có mặt ở đó xác nhận việc hủy này thì việc ký cam kết này có cần thiết không?
Luật sư tư vấn:
Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Công chứng 2014. Cụ thể như sau:
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, khi hủy bỏ hợp đồng công chứng ủy quyền, các bên cần phải cam kết thỏa thuận bằng văn bản về việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền. Đây là thủ tục bắt buộc giữa các bên.
Do đó, công chứng viên yêu cầu hai bạn cam kết thỏa thuận việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã ký bằng văn bản cam kết là đúng quy định pháp luật. Các bạn cần có nghĩa vụ thực hiện.
7. Hiệu lực hợp đồng ủy quyền:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: Trường hợp ông A (ở tỉnh Kiên Giang) là người được thi hành án về dân sự tại tỉnh Hậu Giang (Có Bản án của tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật), nhưng do ông A có khó khăn trong vấn đề đi lại, ông A Ủy quyền cho ông B (ở Hậu Giang) bằng Hợp đồng Ủy quyền theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014.
Bên Ủy quyền và bên được Ủy quyền không thể cùng đến 1 Tổ chức hành nghề công chứng và ông A đã ký tên vào hợp đồng ủy quyền và được Văn phòng công chứng tại Kiên Giang chứng nhận. Sau đó A gửi bưu điện cho B đến văn phòng công chứng của Hậu Giang công chứng tiếp tục. Lúc này A chết mà Văn phòng công chứng tại Hậu Giang không biết được. Văn phòng công chứng Hậu giang chứng nhận vào hợp đồng ủy quyền. Như vậy hợp đồng ủy quyền có hiệu lực thi hành cho việc thi hành án không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014.
Do đó, do ông A và ông B không thể đến cùng một văn phòng công chứng thì ông A có thể công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng nơi ông A cư trú và ông B sẽ công chứng tiếp vào hợp đồng ủy quyền nơi ông B cư trú thì thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được hoàn tất tại thời điểm văn phòng công chứng nơi ông B cư trú. Trường hợp này văn phòng công chứng không biết ông A đã chết nên công chứng tiếp vào hợp đồng ủy quyền.
Bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ sau:
– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;
– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
– Hợp đồng ủy quyền hết hạn;
– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
– Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 569 của Bộ luật dân sự 2015;
– Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Như thế, trong trường hợp bên ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Với trường hợp này, bên ủy quyền chết. Hợp đồng ủy quyền đã được công chứng hoàn tất vào thời điểm bên ủy quyền chết. Dù đã được công chứng nhưng hợp đồng ủy quyền này sẽ chấm dứt hiệu lực tại thời điểm bên ủy quyền chết. Và bên B không thể sử dụng hợp đồng ủy quyền này để thực hiện thi hành án.
8. Chứng thực hợp đồng ủy quyền khi bên được ủy quyền vắng mặt:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi khi làm hợp đồng ủy quyền tại UBND cấp xã, khi bên được ủy quyền ở xa không thể ký vào văn bản ủy quyền thì, bên ủy quyền ký bình thường. Vậy cấp xã có thể làm lời chứng thực ủy quyền được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch thực hiện như sau:
– Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực gồm:
+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của những người yêu cầu chứng thực kèm bản chính để đối chiếu;
+ Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh về quyền, lợi ích hợp của mình trong giao dịch kèm bản chính để đối chiếu;
– Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực trừ trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
– Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực nêu trên, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực. Người thực hiện chứng thực phải ghi lời chứng; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Theo quy định trên, nếu bên được ủy quyền đã có chữ ký mẫu được đăng ký tại UBND xã nơi thực hiện thủ tục chứng thực và đó là người có thẩm quyền của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp thì người này có thể ký trước vào hợp đồng.
Tuy nhiên, đối với hợp đồng ủy quyền, có thể bên được ủy quyền không có mặt tại nơi chứng thực hợp đồng ủy quyền thì ủy ban nhân dân xã vẫn có thể viết lời chứng bởi hợp đồng ủy quyền chủ yếu là ý chí của bên ủy quyền, ủy ban nhân dân xã có thể xác định ý chí của bên được ủy quyền thông qua cuộc nói chuyện điện thoại để xác minh vấn đề này.
9. Quy định hợp đồng ủy quyền và phí công chứng hợp đồng ủy quyền:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang được hưởng chế độ trợ cấp bệnh binh . Vì lý do đặc biệt phải vắng mặt tại địa phương nên ủy quyền cho vợ tôi lấy hộ trợ cấp hàng tháng. Vậy xin hỏi lệ phí ủy quyền tại ủy ban nhân dân phường thu là bao nhiêu và thời hạn ủy quyền là bao lâu? Xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2012 quy định người có công với cách mạng trong đó có bao gồm cả bệnh binh. Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH Ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đã.
Do bạn không cung cấp thông tin là hiện nay bạn đang ở địa phương nào nên chúng tôi không thể xác định chính xác mức lệ phí ủy quyền tại Uỷ ban nhân dân phường của bạn vì lệ phí ủy quyền do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh của bạn quy định dựa vào tình hình thực tế của địa phương.
Vì bạn vắng mặt tại địa phương nên ủy quyền cho vợ bạn lấy hộ trợ cấp hàng tháng nên Giấy ủy quyền có thời hạn 3 tháng đối với người có công hoặc thân nhân hiện đang cư trú trong nước và thời hạn 6 tháng đối với trường hợp đang cư trú ở nước ngoài.
Khi hết thời hạn được ủy quyền, trong thời gian không quá 3 tháng nếu chưa có giấy ủy quyền mới thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định tạm đình chỉ chế độ trợ cấp
Như vậy, nếu bạn không có mặt tại địa phương thì có thể ủy quyền cho vợ bạn nhận tiền hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật
10. Giải quyết vi phạm hợp đồng ủy quyền:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin lỗi đã làm phiền luật sư, em mua đất đã ra phòng công chứng và em có uỷ quyền cho bên bán sang tên cho em, nhưng bên bán không tiến hành sang tên và không trả hồ sơ lại cho em. Vậy em phải làm sao để lấy lại được hồ sơ và tiến hành sang tên. Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, Luật đất đai năm 2013 có quy định về công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất tại điểm a, d khoản 3 Điều 167.
Do đó, căn cứ theo quy định này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.Với trường hợp này của bạn, bạn đã lập hợp đồng chuyển nhượng và được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền nên sau khi hoàn tất thủ tục công chứng thì hợp đồng chuyển nhượng này có hiệu lực, bạn được xác định là chủ sở hữu đối với phần đất đã mua.
Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn có ủy quyền cho bên bán tiến hành việc sang tên sổ đỏ.Tuy nhiên bên bán lại không tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ cho bạn.Vì vậy bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận.Trong trường hợp bên bán vẫn không chịu sang tên cho bạn thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ như nội dung hợp đồng đã giao kết.
Nếu bạn muốn làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với phần diện tích đất này thì bạn có thể làm hồ sơ và gửi đến phòng đăng ký đất đai thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện để yêu cầu làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình mà không cần chờ đến khi bên bán làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Hồ sơ yêu cầu cấp giấy chứng nhận bao gồm:
– Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + bản sao chứng thực )
– Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực)
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng)
– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản chính) trong trường hợp chia tách hoặc hợp nhất nhiều thửa đất
– Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác định tình trạng nhân thân (bản sao)
– Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính)
Từ khóa » điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp đồng ủy Quyền
-
Quy định Của Pháp Luật Về Hợp đồng ủy Quyền Có Liên Quan đến ...
-
Luật Sư Tư Vấn Về điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp đồng ủy Quyền
-
Ủy Quyền Là Gì? Giấy ủy Quyền Có Thời Hạn Bao Lâu?
-
Quy định Về Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp đồng.
-
Ủy Quyền Và Chứng Thực, Công Chứng Văn Bản ủy Quyền - Sở Tư Pháp
-
Giấy Uỷ Quyền Và Hợp đồng Uỷ Quyền Theo Pháp Luật Dân Sự
-
Thời Hạn ủy Quyền Và ủy Quyền Lại (điều 563 Và 564). Thời Hạn ủy ...
-
Quy định Mới Về Thời Hạn ủy Quyền Của Hợp đồng ... - Luật Minh Khuê
-
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC ...
-
Thời Hạn Của Hợp đồng ủy Quyền Là Bao Lâu? - LuatVietnam
-
Hợp đồng ủy Quyền Hết Hiệu Lực Khi Nào?
-
Thời Hạn Của Hợp đồng ủy Quyền Trong Bao Lâu?
-
Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp đồng Thế Nào? - Luật Thái An
-
Hợp đồng ủy Quyền Và Căn Cứ Chấm Dứt Hợp đồng ủy Quyền