Quy định Của Pháp Luật Về Hợp đồng ủy Quyền Có Liên Quan đến ...

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, những giao dịch dân sự thương mại diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ thể cũng có thể trực tiếp tham gia mà việc thực hiện các giao dịch này có thể thông qua đại diện theo ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền được coi là căn cứ pháp lý để người đại diện thực hiện các giao dịch cho cá nhân hoặc tổ chức mà mình làm đại diện.

Bên cạnh việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng chuyển nhượng tài sản, tặng cho tài sản,… công chứng hợp đồng ủy quyền là một trong những giao dịch nhận được nhiều yêu cầu công chứng. Để thực hiện tốt việc chứng nhận hợp đồng ủy quyền, công chứng viên cần hiểu rõ các quy định của pháp luật về ủy quyền.

Công ty luật FBLAW chúng tôi tư vấn cho bạn Quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền có liên quan đến hoạt động công chứng như sau:

1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là:

Hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 hợp đồng ủy quyền quy định tại:

Phần thứ ba, Mục 13, chương XVI, gồm 8 điều.

Theo điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Như vậy, hợp đồng ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, theo đó một bên (bên ủy quyền), trao cho người khác (bên được ủy quyền) thực hiện những công việc mà bên ủy quyền có quyền hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện, còn thù lao thì có thể có hoặc không, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

2. Đối tượng hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền có đối tượng là những công việc diễn ra trong đời sống xã hội, tuy nhiên liên quan đến hoạt động công chứng, đối tượng của hợp đồng ủy quyền là các giao dịch pháp lý phải được xác lập hoặc phải được thực hiện.

Ví dụ: Đại diện ký kết hợp đồng, trả tiền, đại diện trước tòa án với tư cách của bị đơn hoặc nguyên đơn,… những giao dịch này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội và theo quy định của pháp luật những giao dịch này có thể được thực hiện thông qua người ủy quyền.

Đó cũng là những căn cứ pháp lý của người được ủy quyền khi thực hiện công việc, người ủy quyền phải chứng minh với người được ủy quyền và cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền là bản thân mình đang là người có trách nhiệm thực hiện những giao dịch đó.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì hình thức của hợp đồng ủy quyền được áp dụng theo quy định chung về hình thức của hợp đồng dân sự.

Hợp đồng ủy quyền có thể được thực hiện bằng hình thức như lời nói, bằng văn bản, hoặc hành vi cụ thể khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

Trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định về hình thức.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì hình thức của hợp đồng ủy quyền có thể bằng lời nói, hành vi, văn bản (có công chứng, chứng thực, đăng ký). Tương ứng với từng loại việc của hợp đồng ủy quyền mà hợp đồng ủy quyền có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau.

Việc xác định hình thức của hợp đồng ủy quyền căn cứ vào quy định của pháp luật công việc ủy quyền và những giao dịch mà người được ủy quyền xác lập với người thứ ba.

4. Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng. Do vậy, ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự như: thể hiện ý chí của các bên, sự tự do, tự nguyện, bình đẳng của các bên khi giao kết hợp đồng,…

Hợp đồng ủy quyền còn có những đặc điểm riêng biệt mà khi công chứng viên chứng nhận hợp đồng ủy quyền cần lưu ý để giải thích cho các bên trước khi giao kết hợp đồng.

Thứ nhất, công việc ủy quyền là những công việc mang tính pháp lý.

Căn cứ vào khái niệm hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, cho thấy trong hợp đồng ủy quyền tồn tại mối quan hệ cơ bản đó là mối quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền.

Mục đích của ủy quyền đó là trao quyền thực hiện công việc của một người cho người được ủy quyền. Công việc được ủy quyền là những công việc mà cá nhân hoặc tổ chức được phép thực hiện trong một thời hạn nhất định. Do vậy, người được ủy quyền sẽ thay thế người ủy quyền để thực hiện công việc trong khoảng thời gian mà người ủy quyền lẽ ra phải thực hiện.

Hành vi của người được ủy quyền nhân danh người ủy quyền, có thể xác lập với người thứ 3 và nó sẽ phát sinh hậu quả pháp lý đối với người ủy quyền. Do vậy, công việc được ủy quyền thường là những công việc mang tính pháp lý mà việc thực hiện công việc này sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được ủy quyền.

Trong đời sống xã hội, công việc mang tính pháp lý rất đa dạng có thể là việc ký kết hợp đồng, làm đại diện trước tòa án hoặc trước cơ quan tổ chức khác và rất nhiều công việc khác.

Do vậy, khi giao kết hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền phải tìm hiểu xem những công việc được ủy quyền, người ủy quyền có được phép thực hiện hay không. Nếu biết công việc đó người ủy quyền không được phép thực hiện thì người được ủy quyền phải từ chối thực hiện.

Thứ hai, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng ưng thuận.

Hợp đồng ủy quyền là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng. Do đó, sự tự nguyện và bình đẳng là điều kiện bắt buộc trong giao kết hợp đồng, sự tự nguyện của các bên là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ủy quyền.

Xét về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng ưng thuận. Bởi lẽ, quyền và nghĩa vụ của các bên chỉ phát sinh ngay sau khi các bên thỏa thuận xong những nội dung cơ bản của hợp đồng.

Bên ủy quyền có trách nhiệm đáp ứng mọi điều kiện để bên được ủy quyền thực hiện công việc; bên được ủy quyền chỉ được thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Vì vậy, bên ủy quyền có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho bên được ủy quyền thực hiện công việc được giao. Còn bên được ủy quyền có trách nhiệm tiến hành thực hiện công việc như đã cam kết. T

rong trường hợp hợp đồng ủy quyền không được giao kết dưới hình thức văn bản thì quyền và nghĩa vụ của các bên khi bên nhận ủy quyền thực hiện hành vi mà bên ủy quyền giao cho.

Thứ 3, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ.

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên trong hợp đồng đều có nghĩa vụ. Nói cách khác, mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ vừa là người có quyền, vừa là người có nghĩa vụ. Trong mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng song vụ thì quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia.

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ nên quyền của bên ủy quyền sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên được ủy quyền. Đây là vấn đề cơ bản quyết định đến nội dung của hợp đồng ủy quyền.

Bạn còn có vướng mắc nào liên quan đến pháp luật dân sự, hình sự, doanh nghiệp, đầu tư,… Hãy liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng, kịp thời nhất nhé!

FBLAW – TƯ VẤN NHIỆT TÌNH TẬN TÂM

LUÔN HƯỚNG TỚI LỢI ÍCH CỦA KHÁCH HÀNG

Từ khóa » điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp đồng ủy Quyền