Hợp đồng ủy Quyền Và Căn Cứ Chấm Dứt Hợp đồng ủy Quyền

Hợp đồng ủy quyền là một dạng của hợp đồng dân sự và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, rất nhiều người không ý thức được những vấn đề pháp lý căn bản của hợp đồng ủy quyền dẫn đến những thỏa thuận ủy quyền giữa các bên trở nên vô hiệu và không có giá trị khi xẩy ra tranh chấp. Hãy cùng Công ty Luật Thái An tìm hiểu về hợp đồng ủy quyền:

1. Căn cứ pháp lý liên quan đến hợp đồng ủy quyền

Bộ luật Dân sự năm 2015

2. Khái niệm hợp đồng ủy quyền

Trên thực tế không phải bao giờ cá nhân, pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ hợp đồng. Việc không tham gia trực tiếp có thể có nhiều lý do khác nhau hoặc khi đã tham gia vào quan hệ hợp đồng nhất định nhưng không có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người thứ ba, thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra khái niệm hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

3. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ. Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền thực hiện đúng phạm ủy quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên ủy quyền. Bên ủy quyền phải thực hiện đúng quyển và nghĩa vụ được ủy quyền trong quan hệ với người thứ ba.

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đề bù hoặc hợp đồng không có đền bù. Nếu bên thực hiện việc ủy quyền nhận thù lao thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù. Nếu bên thực hiện việc ủy quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc ủy quyền mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên ủy quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.

--->>> Hãy gọi ngay TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

4. Căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền chấm dứt theo căn cứ chung về chấm dứt hợp đồng, mặt khác, hợp đồng ủy quyền có căn cứ chấm dứt riêng:

- Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn. Việc ủy quyền phải lập bằng văn bản, trong văn bản cần xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc phải ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.

- Bên được ủy quyền đã thực hiện xong công việc ủy quyền và giao lại kết quả công việc cho bên ủy quyền.

- Hợp đồng ủy quyền còn chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên ủy quyền đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền, hoặc bên ủy quyền đã thực hiện một số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

- Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu một bên chết thì chấm dứt hợp đồng (khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về hợp đồng ủy quyền và các căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Nếu có gì thắc mắc hay cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An để được giúp đỡ cũng như tư vấn. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong các vấn đề pháp lý có liên quan.

Bạn cũng có thể xem trang Tư vấn hợp đồng để có thêm rất nhiều thông tin bổ ích.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Tin liên quan

  • Luật Thái An tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Dịch vụ tư vấn hợp đồng có thực sự cần thiết?
  • Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Tư vấn về hợp đồng gia công
  • Dịch vụ tư vấn hợp đồng dân sự
  • Dịch vụ tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất
Hợp đồng ủy quyền căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Từ khóa » điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp đồng ủy Quyền