Hợp đồng ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Luật
hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.64 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiỦy thác mua bán hàng hóa là hoạt đồng thương mại có vai trò và ý nghĩa vô cùngto lớn. Hoạt động này có lịch sử hình thành khá sớm, do nhu cầu của việc mở rộngquy mô và cường độ buôn bán hàng hoá của thương nhân từ nước này sang nướckhác qua đường biển, thương nhân thay vì theo hàng hoá giao tại cảng đến, họ uỷthác cho các thương nhân khác thực hiện công việc đó thay mình và trả thù lao. ỞViệt Nam hiện nay, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa là chế định quan trọngcủa Luật Thương mại và là một trong bốn hoạt động trung gian thương mại đượcquy định trong Chương 5 Luật Thương mại. Các quy định pháp luật về hoạt độngủy thác mua bán hàng hóa đã khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của nó như mộtkênh không thể thiếu trong giao thương. Uỷ thác là giải pháp lý tưởng cho thươngnhân và được tìm thấy trong mọi lĩnh vực của kinh doanh. Các quy định pháp luậtvề hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa là hành lang pháp lý quan trọng, tuy nhiênchế định này chưa được quy định hoàn thiện và tương xứng với vị trí, vai trò củanó và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh, khi được thực hiện nó bộc lộ nhiều hạn chế.Vì muốn hiểu rõ hơn về hoạt động ủy thác hàng hóa Việt Nam hiện nay, t xin chọnđề tài nghiên cứu: “Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định củapháp luật Việt Nam hiện hành” để làm bài tiểu luận. Đây là một đề tài có ý nghĩaquan trọng, cấp bách cả về phương diện lí luận cũng như thực tiễn.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tàiQua đề tài này tôi muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồngủy thác mua bán hàng hóa cũng như vai trò và ý nghĩa của ủy thác mua bánhàng hóa đối với hoạt động kinh doanh và sự vận động, phát triển của toàn bộnền kinh tế. Mặt khác, nghiên cứu và phân tích thực trạng thực thi pháp luật vềhợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa ở Việt Nam, nhằm phát hiện và đề xuấtmột số giải pháp bước đầu góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về hợp đồngủy thác mua bán hàng hóa. Đồng thời, nghiên cứu về hợp đồng ủy thác mua bánhàng hóa góp phần giúp tôi hoàn thiện kiến thức về luật thương mại để phục vụcho việc học tập cũng như công việc sau này một cách tốt hơn.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tàiĐề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của hợp đồng ủy thác mua bánhàng hóa, thực trạng thực thi pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa ở ViệtNam. Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi Luật thương mạiViệt Nam năm 2005 ( sửa đổi, sung năm 2009)4. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp phân tích, tổng hợp các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánhpháp luật.5. Bố cục bài tiểu luậnNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận cóba phần:I.II.III.Khái quát chung về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóaQuyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóaNhận xét về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa trong quy định của phápIV.luật hiện nayThực trạng thực thi hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa ở Việt Nam vàmột số kiến nghị, giải pháp.Để giải quyết vấn đề đặt ra không những phải có năng lực và trình độ mà conphải có kinh nghiệm thực tế. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực nghiên cứu đề tài tiểuluận của mình nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránhkhỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô vàcác bạn để bài tiểu luận trở nên hoàn thiện nhất.NỘI DUNGI.Khái quát chung về hợp đồng ủy thác mua bán hànghóa1. Ủy thác mua bán hàng hóaTheo Điều 155 Luật thương mại quy định: “ Uỷ thác mua bán hàng hoá làhoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hànghoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷthác và được nhận thù lao uỷ thác.”Như vậy, uỷ thác mua bán hàng hoá theo quy định tại Luật Thương mại là hoạtđộng thương mại mà theo đó bên nhận uỷ thác - là thương nhân - thực hiện việcmua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuậnvới bên uỷ thác và được nhận thù lao ủy thác thông qua hình thức hợp đồngbằng văn bản là chủ yếu. Về bản chất, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa cóthể được xem là một giao dịch dân sự đặc thù liên quan đến việc mua bán hànghóa.2. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa Khái niệm:Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là hình thức pháp lý của hoạt động ủy thácmua bán hàng hóa, là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận uỷ thác thựchiện công việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điềukiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. Đặc điểm:- Chủ thể: Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên uỷthác và bên nhận uỷ thác.Theo Điều 156 Luật thương mại quy định: “Bên nhận uỷ thác mua bán hànghoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thácvà thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷthác.” Bên nhận uỷ thác là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hànghoá được uỷ thác mua bán.Theo Điều 157 Luật thương mại quy định: “Bên uỷ thác mua bán hàng hoá làthương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thựchiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.”Bênuỷ thác là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Đối tượng của Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóaĐối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua, bán hànghoá theo hợp đồng uỷ thác, là công việc hợp pháp, có thể thực hiện được; hànghoá được uỷ thác mua bán trong hợp đồng không thuộc danh mục hàng hoá cấmkinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nội dung của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóaNội dung của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là các điều khoản thoả thuậngiữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác, thể hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của cácbên trong quan hệ uỷ thác, theo đó bên nhận uỷ thác có nghĩa vụ thực hiện côngviệc uỷ thác mua bán hàng hóa theo uỷ quyền của bên uỷ thác và được hưởngthù lao; bên uỷ thác có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên nhận uỷ thác.Trong thực tiễn, tuỳ thuộc vào công việc được uỷ thác, nội dung của hợp đồngủy thác mua bán hàng hóa được thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, nội dung củahợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cần đảm bảo các điều khoản chủ yếu sau:hàng hoá được uỷ thác mua, bán; thù lao uỷ thác; thời hạn thực hiện hợp đồngủy thác mua bán hàng hóa; các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; tráchnhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng; các trường hợp miễn trách nhiệm; thủ tụcgiải quyết tranh chấp. Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận về vấn đề mua bảohiểm cho hàng hoá uỷ thác để dự liệu cho trường hợp bên nhận uỷ thác đã thựchiện đúng nghĩa vụ bảo quản hàng hoá uỷ thác xong hàng hóa vẫn gặp rủi rongoài tầm kiểm soát… Hình thức của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóaHợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằnghình thức khác có giá trị pháp lý tương đương ( Điều 159 Luật thương mại)Như vậy, từ những đặc điểm về chủ thể, đối tượng, nội dung và hình thức củahợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cho thấy, hợp đồng ủy thác mua bán hànghóa có bản chất pháp lý là hợp đồng song vụ và là hợp đồng có điều kiện.`Một số nguyên tắc cơ bản của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóaNguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng.Nguyên tắc thiện chí, trung thực.Nguyên tắc đảm bảo cam kếtNguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác.Chấm dứt hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóaPháp luật thương mại không quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủythác mua bán hàng hóa nhưng căn cứ vào điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 thìhợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp : hợp đồng đã được hoàn thành;theo thở thuận của các bên; cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kếthợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đóthực hiện; hợp đồng hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; hợp đồngkhông thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; hợp đồngchấm dứt theo quy định tại điều 420 bộ luật này; trường hợp khác do luật quyđịnh…II. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thácmua bán hàng hóa1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác đối với bên ủy thác Nghĩa vụ của bên nhận ủy thácTheo Điều 165 Luật thương mại quy định:“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sauđây:1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợpđồng uỷ thác;3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷthác;6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếunguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mìnhgây ra.”Thứ nhất, thực hiện việc mua bán hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng ủythác. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy tháccần tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận với bên ủy thác về việc giao kết cũng nhưthực hiện hợp đồng với bên thứ ba. Đó là những thỏa thuận về số lượng, chấtlượng, quy cách, giá cả của hàng hóa được ủy thác mua hoặc bán. Nếu bên nhậnủy thác vi phạm các quy định của hợp đồng ủy thác dẫn tới việc kí hợp đồngmua bán hàng hóa với bên thứ ba gây thiệt hại cho bên ủy thác thì bên nhận ủythác có trách nhiệm đền bù cho bên ủy thác những thiệt hại phát sinh. Nhưngnếu bên nhận ủy thác kí hợp đồng với khách hàng theo những điều kiện thuậnlợi hơn so với điều kiện bên ủy thác đặt ra thì Luật thương mại Việt Nam khôngquy định cụ thể để phân chia phần lợi chênh lệch này. Bên nhận ủy thác kí hợpđồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba và phải tự mình thực hiện hợp đông ủythác mua hoặc bán hàng đã kí, không được thực hiện thứ ba thực hiện hợp đồngtrừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.Thứ hai, thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thựchiện hợp đồng ủy thác, ví dụ như những biến động của thị trường, các yêu cầucụ thể của bên thứ ba, khả năng giao kết hoặc không giao kết được hợp đồngvới bên thứ ba, việc thực hiện hợp đồng của bên thứ ba….Thứ ba, thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận. Khi nhậnđược những chỉ dẫn cụ thể của bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải nghiêm chỉnhthực hiện trừ trường hợp chỉ dẫn đó là trái với quy định của pháp luật hoặckhông phù hợp với hợp đồng ủy thác. Bên nhận ủy thác có thể không thực hiệnchỉ dẫn của bên ủy thác nếu việc thực hiện các chỉ dẫn này có khả năng gâythiệt hại cho bên ủy thác và bên nhận ủy thác không thể chờ xin chỉ dẫn mớicủa bên ủy thác.Thứ tư, bảo quản những tài sản, tài liệu mà bên ủy thác giao cho bên nhận ủythác để thực hiện công việc ủy thác. Bên nhận ủy thác phải chịu trách nhiệmtrước bên ủy thác về sự mất mát, hư hỏng tài liệu mà bên ủy thác giao cho, trừtrường hợp chũng minh được những mất mát, hư hỏng xảy ra không do lỗi củamình.Thứ năm, thanh toán tiền hàng, giao hàng mua được cho bên ủy thác theo đúngthỏa thuận trong trường hợp ủy thác.Thứ sáu, giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợpđồng ủy thác.Thứ bảy, liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thácnếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi của mìnhgây ra. Quyền của bên nhận ủy thácTheo Điều 164 Luật thương mại, bên nhận ủy thác có các quyền sau, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác.“1. Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiệnhợp đồng uỷ thác;2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bênuỷ thác.”2. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác Nghĩa vụ của bên ủy thácTheo Điều 163 Luật thương mại, bên ủy thác có các nghĩa vụ sau đây, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác:“1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợpđồng uỷ thác;2. Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;3. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm phápluật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái phápluật.” Quyền của bên ủy thácTheo Điều 162 Luật thương mại quy định bên ủy thác có các quyền sau, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác:“1. Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợpđồng uỷ thác;2. Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm phápluật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 của Luật này.”III. Nhận xét về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóatrong quy định của pháp luật hiện nayỦy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thácthực hiện công việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo nhữngđiều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (Điều155). Với 11 điều (từ Điều 155 đến Điều 165), các quy định pháp luật về hoạtđộng ủy thác mua bán hàng hóa có thể coi là hành lang pháp lý cần thiết chocác giao dịch ủy thác mua bán hàng hóa được đảm bảo thực hiện trong thựctiễn. Tuy nhiên, chế định này chưa được quy định tương xứng với vị trí, vai tròcủa nó và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh, khi được thực hiện nó bộc lộ nhiềuhạn chế như: Mâu thuẫn giữa quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự,phạm vi ủy thác giới hạn, thiếu nhiều quy định cần thiết liên quan đến phân chialợi nhuận chênh lệch phát sinh từ hoạt động ủy thác hay xử lý hàng hoá uỷ tháckhông được tiếp nhận... Có nhiều tranh chấp về hợp đồng ủy thác mua bán hànghóa trong đó có nguyên nhân từ những hạn chế này. Về phương diện thuật ngữcần có sự phân định rõ ràng giữa thuật ngữ uỷ thác trong thương mại và uỷquyền trong dân sự để có một sự thống nhất chung trong hệ thống pháp luật.Đây không chỉ là vấn đề mang tính học thuật về một thuật ngữ trong khoa họcpháp lý, mà còn là yêu cầu khách quan về sự phù hợp và thống nhất của hệthống pháp luật. Ngoài ra, ở Điều 161 Luật Thương mại quy định: “Bên nhậnuỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khácnhau”. Trong thực tế, nếu bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác bán hàng cho nhiềubên uỷ thác mà hàng hoá nhận uỷ thác cùng chủng loại, cùng tính năng sử dụngthì trong một chừng mực, đã vi phạm yêu cầu của nguyên tắc thiện chí. Sẽkhông thể coi là thiện chí thực hiện hợp đồng khi đang trong quá trình thực hiệnhợp đồng với một bên, bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác một chủng loại hàngtương tự của một đơn vị khác, dẫn đến khả năng không thể thực hiện đúng camkết, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết hoặc gây áp lực tăng phí uỷ thác. Vídụ, công ty A ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu cà phê cho doanh nghiệp B.Đang trong thời gian thực hiện hợp đồng, công ty A nhận được một chào hàngxuất khẩu cà phê hấp dẫn từ một doanh nghiệp khác. Họ đã lập tức ký tiếp hợpđồng với doanh nghiệp này và ưu tiên bán hàng cho đối tác mới. Do lượng càphê ủy thác bán chậm, không thu hồi được vốn, doanh nghiệp B qua tìm hiểumới biết sự việc trên. Bức xúc nhưng không thể khởi kiện do Điều 161 LuậtThương mại quy định: “Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hànghoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau”, doanh nghiệp B chỉ còn biết chấp nhậnthua thiệt. Rõ ràng, với quy định này, Luật Thương mại đã trở thành rào cản chohoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. Như vậy, Điều 161 nên bổ sung “bênnhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ tháckhác nhau nếu hợp đồng không có thoả thuận khác”. Đặc biệt, trong thực tiễn,có rất nhiều các hoạt động uỷ thác như, ủy thác đầu tư tài chính, uỷ thác đầu tưxây dựng, uỷ thác cho vay tín dụng, uỷ thác cho thuê tài sản... là các hoạt độngthương mại quan trọng và phổ biến song lại chưa được quy định trong LuậtThương mại. Luật Thương mại chỉ quy định uỷ thác trong lĩnh vực mua bánhàng hóa. Chế định hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cần mở rộng phạm viáp dụng theo hướng áp dụng các quy định của ủy thác với các trường hợp uỷthác thực hiện các công việc khác ngoài mua bán hàng hoá với sửa đổi phù hợpvề chi tiết. Đây là hướng sửa đổi, bổ sung thực sự cần thiết, bởi thực tiễn ngàycàng khẳng định vai trò của uỷ thác và các hình thức tồn tại đa dạng, phổ biếncủa uỷ thác trong thương mại.Những bất cập của pháp luật thực định và thựctrạng thực thi pháp luật về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cho thấy, sự đòihỏi khách quan phải hoàn thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong tínhtoàn diện và đa chiều, trong đó có pháp luật thực định.II. Thực trạng thực thi hợp đồng ủy thác mua bán hànghóa ở Việt Nam và một số kiến nghị.Ở Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, uỷ thác khẳng địnhvai trò và ý nghĩa của nó chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, uỷthác được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực thương mại và là giải pháp lý tưởng chocác thương nhân không muốn mất chi phí vào việc mua bán hàng hoá hay đầutư mà không đem lại hiệu quả. Uỷ thác đặt ra khi một người hay một tổ chức,pháp nhân không có đủ điều kiện cần thiết (năng lực pháp lý, khả năng tàichính, nguồn nhân lực...) để thực hiện một số hoạt động thương mại - họ cầnmột thương nhân có năng lực thực tế, sự chuyên nghiệp và hiệu quả để thay họlàm việc đó.1. Ưu điểm:- Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hóa giúp các công ty mở thêm các mốiquan hệ với các công ty kinh doanh trong và ngoài nước.- Mang lại các khoản lợi nhận không nhỏ từ phí uỷ thác thu được.- Thúc đẩy quá trình của các công ty được diễn ra nhanh chóng hơn, dễ dàngvà thuận tiện mau chóng hoàn vốn nhằm đảm bảo yếu tố thời cơ đối với cáccông ty kinh doanh , hoặc kịp thời tái sản xuất đối với những đơn vị sảnxuất.- Củng cố và xây dựng uy tín cho công ty trong và ngoài nước.- Với việc ủy thác xuất nhập khẩu giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh trongnước thâm nhập vào thị trường thế giới nhanh chóng, kịp thời ,tìm đúng thịtrường mà mình cần. Vì là động lực để kích thích các đơn vị sản xuất kinhdoanh trong nước sản xuất các mặt hàng xuất khẩu để đem về cho đất nứơcnhiều ngoại tệ hơn nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, hướngtheo công nghiệp hoá và hiện đại hó góp phần phát triển kinh tế một cáchnhanh chóng và ổn định.- Giúp Nhà nước điều chỉnh cán cân thanh toán mậu dịch nhằm tránh sự thâmhụt mậu dịch do nhập siêu gây ra. Tạo niềm tin tưởng ở các đơn vị nhậpkhẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đạihoá sản xuất trong nước nhờ có các công ty nhận uỷ thác nhập khẩu có trìnhđộ nghiệp vụ 7 cao khả năng chuyên môn tốt và nhất là về khả năng giaodịch đàm phán với nước ngoài và kinh nghiệm hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ, cóquan hệ bạn hàng với nước ngoài, uy tín với nước ngoài. Do vậy họ có khảnăng cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất mà các đơn vị nhậpkhẩu uỷ thác đòi hỏi.2. Nhược điểm :- Không thiện chí thực hiện nghĩa vụ hợp đồng- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán+ Không thanh toán đầy đủ tiền hàng uỷ thác bán, nợ đọng.+ Khi thanh toán tiền hàng không có hoá đơn biên nhận (trao tay cho nhânviên giao hàng) hoặc hoá đơn bị mất, không còn lưu giữ được chứng cứ.+ Đưa ra căn cứ tính lãi nợ chậm trả là ngân hàng lựa chọn.+ Yêu cầu thanh toán lãi chậm trả không có căn cứ pháp luật.- Yêu cầu bồi thường thiệt hại vượt quá thiệt hại thực tế-Xảy ra khiếu nại tranh chấp vì đồng bộ thống nhất giữa đơn vị nhận uỷ thácvà đơn vị uỷ thác cũng nhiều phía nước ngoài (hoạt động ủy thác xuất nhậpkhẩu) .Tính đồng bộ, thống nhất được thể hiện trong khi thanh toán và giaonhận hàng giữa các bên.Nếu như các bên không thực hiện một cách nghiêmchỉnh hoạt động uỷ thác thì sẽ dẫn đến việc điều chỉnh hoạt động uỷ thác vẫncòn chưa được hoàn thiện thống nhất, các văn bản của các cơ quan Bộ, ngànhliên quan vẫn chồng chéo nhau vẫn còn nhiều cấp thủ tục và nhiều giấy tờ phụthuộc vào nhiều cơ quan khác nhau.3. Kiến nghị giải phápNhà nước cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích các đơn vị hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác phát triển vì đây cũng là một biện pháp hỗtrợ, khuyến khích trao đổi mua bán. Hơn nữa bằng cách điều chỉnh hoạt độngmua bán uỷ thác mà nhà nước cũng có thể phần nào cân đối đợc cán cân mậudích, đẩy mạnh mua bán những mặt hàng các mặt hàng phục vụ cho sự nghiệpcông nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháplý, tránh sự chồng chéo lẫn nhau tạo sự thống nhất đồng bộ và ổn định riêngbiệt và cụ thể. Đối với công ty thì nên giảm các khoản phí nhằm tạo nên sự hiệuquả đối với hoạt động uỷ thác, bởi vì đối với hoạt động uỷ thác sẽ có thể phátsinh rất nhiều các khoản chi phí thì lợi nhuận sẽ ít vậy dẫn đến sự tích phí uỷthác cao, điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty sẽ thấp đi hiện naycó rất nhiều các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu kiêm cả dịch vụ giao nhậnuỷ thác. Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hoá chặt chẽ sẽ dẫn đến việc hànghoá mà công ty nhận uỷ thác có chất lượng tốt dẫn đến uy tín của công ty pháttriển tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.KẾT LUẬNTóm lại, nghiên cứu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có ý nghĩa cô cùngđặc biệt đối với hoạt động kinh doanh và sự vận động, phát triển của toàn bộnền kinh tế. Đồng thời cho thấy những sự hợp lý và chưa hợp lý của các nhàlàm luật. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về hợp đồng ủythác mua bán hàng hóa ở Việt Nam, bài tiểu luận đã chỉ rõ những ưu điểm vànhược điểm trong giao kết và thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa vàxu hướng lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy thác mua bán hànghóa ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằmsửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế định.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ luật Dân sự 2015. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.2. Luật thương mại năm 2005. Nhà xuất bản lao động3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình sở thương mại II . Nhà xuất bảnCông an nhân dân, Hà Nội.4. Thuvienphapluat.vn5. />

Tài liệu liên quan

  • Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá.doc Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá.doc
    • 17
    • 6
    • 3
  • Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá
    • 14
    • 1
    • 0
  • Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá
    • 17
    • 1
    • 0
  • Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
    • 4
    • 2
    • 4
  • Phân tích đặc điểm của Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại (2005 Phân tích đặc điểm của Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại (2005
    • 4
    • 2
    • 28
  • hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
    • 11
    • 2
    • 4
  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật việt nam Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật việt nam
    • 19
    • 4
    • 12
  • Quy định pháp lý về hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Vân Hậu Quy định pháp lý về hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Vân Hậu
    • 85
    • 939
    • 5
  • phân tích hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phân tích hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
    • 9
    • 6
    • 30
  • Tiểu luận: Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá doc Tiểu luận: Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá doc
    • 18
    • 923
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(46.19 KB - 15 trang) - hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa