Tiểu Luận ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa, đại Lý Thương Mại (trung Gian ...

Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
Tiểu luận ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại (trung gian thương mại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.77 KB, 21 trang )

BỘ TƯ PHÁPĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIMÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI 2ĐỀ TÀI: ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA – ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI(TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI)Giảng viên hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:Mã sinh viên:Lớp:Hà Nội, Tháng 4/2022 2MỞ ĐẦUTrong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các thươngnhân thông qụa mua bán là điều kiện quan họng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi muabán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tùy thuộc vào đối tượng giao dịch, thời gian giaodịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ, thương nhân có thể lựa chọnphương thức giao dịch cho phù hợp.Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong đómọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hoá (người cung ứng dịch vụ vàngười sử dụng dịch vụ) và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thông qua một người trunggian. Trong phương thức giao dịch qua trung gian sẽ xuất hiện một chủ thể thứ ba, người này 3đứng ở vị trí độc lập với hai bên cịn lại trong quan hệ và là người thực hiện dịch vụ theo sự ủyquyền và vì lợi ích của người khác để hưởng thù lao. Phương thức giao dịch qua trung gian đượcthực hiện chủ yếu trong lĩnh vực phân phối thương mại và đối với nhà sản xuất thì thông qua bêntrung gian giúp họ tiếp cận với khách hàng, với người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn.Ở Việt Nam, theo quy định trong Luật thương mại 2005, hoạt động trung gian thương mạiđược xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặcmột số thương nhân được xác định bao gồm: Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Ủythác mua bán hàng hóa và Đại lý thương mại. Trong bài viết này, nhóm em sẽ nghiên cứu, tìmhiểu và trình bày hai hình thức trung gian thương mại là Ủy thác mua bán hàng hóa và Đại lýthương mại.I - ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA1.1 Khái niệm và đặc điểm1.1.1. Khái niệm:Theo Điều 155 Luật thương mại 2005, uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại,theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo nhữngđiều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.1.1.2. Đặc điểm:Uỷ thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiệnviệc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủythác và được nhận thù lao ủy thác. Như vậy, ủy thác mua bán hàng hóa có bản chất là quan hệ muahộ, bán hộ để hưởng thù lao. 4Thứ nhất, chủ thể của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:Bên ủy thác: khơng nhất thiết phải là thương nhân, có thể là tổ chức, cá nhân có nhu cầugiao cho bên trung gian thực hiện việc mua, bán hàng hóa theo u cầu của mình và trả thù lao.Bên nhận ủy thác: là thương nhân thực hiện việc mua bán hàng hóa theo điều kiện đã thỏathuận với bên ủy thác và nhận thù lao. Bên nhận ủy thác là tổ chức kinh tế được thành lập hợppháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanhmặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác.Thứ hai, nội dung của hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá bao gồm việc giao kết, thựchiện hợp đồng ủy thác giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác và giao kết, thực hiện hợp đồng muabán hàng hoá giữa bên nhận uỷ thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên uỷ thác. Nội dung củahoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá hẹp hơn so với nội dung của hoạt động đại diện cho thươngnhân. Bên đại diện cho thương nhân có thể được bên giao đại diện uỷ quyền thực hiện nhiều hànhvi thương mại khác nhau, trong khi bên nhận uỷ thác chỉ được bên uỷ thác uỷ quyền mua hoặc bánhàng hoá cụ thể nào đó cho bên thứ ba.Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hố cũng rất khác hoạt động mơi giới thương mại. Bên môi giớithương mại không giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ thươngmại. Những hợp đồng này do các bên được môi giới giao kết trực tiếp với nhau. Bên mơi giớikhơng tham gia q trình thực hiện hợp đồng. Còn bên nhận uỷ thác trực tiếp giao kết và thựchiện hợp đồng mua bán hàng hoá với bên thứ ba.Thứ ba, việc uỷ thác mua bán phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng uỷ thác muabán hàng hố phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương.Trong trường hợp, bên nhận uỷ thác giao kết hợp đồng uỷ thác khơng nằm trong phạm vikinh doanh của mình thì hợp đồng đó vi phạm Điều 156 Luật thương mại năm 2005 và có thể bịtun bố vơ hiệu.Theo Điều 513 BLDS2015, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá là một loại hợp đồng dịchvụ, do đó đối tượng của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá là cơng việc mua bán hàng hố do 5bên nhận uỷ thác tiến hành theo sự uỷ quyền của bên uỷ thác. Hàng hoá được mua bán theo yêucầu của bên uỷ thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận uỷ thác với bênthứ ba chứ không phải đối tượng của hợp đồng uỷ thác.Khi giao kết hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hố, các bên có thể thoả thuận và ghi vào hợpđồng các điều khoản sau: Hàng hoá được uỷ thác mua bán, số lượng, chất lượng, quy cách, giá cảvà các điều kiện cụ thể khắc của hàng hoá được uỷ thác mua hoặc bán thù lao uỷ thác; thời hạnthực hiện hợp đồng uỷ thác. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các bên có thể thoả thuận vàghi vào hợp đồng những nội dụng khác như các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: tráchnhiệm giải quyết khiếu nại với khách hàng, trách nhiệm tài sản của các bên khi vi phạm hợp đồng;thủ tục giải quyết tranh chấp, các trường hợp miễn trách nhiệm.1.2. Quyền và nghĩa vụQuyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa trước hết được thểhiện trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Được giao kết giữa các bên.Nhưng để bảo vệ quyền lợi của các bên trong trường hợp hợp đồng không quy định quyền vànghĩa vụ của các bên đối với nhau hoặc quy định chưa rõ ràng thì các quyền và nghĩa vụ đó sẽđược thực hiện theo quy định của pháp luật.1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác đối với bên ủy thác1.2.1.1. Nghĩa vụ của bên nhận ủy thácĐiều 165 Luật Thương mại 2005 quy định trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhận ủythác có các nghĩa vụ như sau:Một là, thực hiện việc mua bán hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thácĐây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác cần tuân thủ đầyđủ các thỏa thuận với bên ủy thác về việc giao kết cũng như thực hiện hợp đồng với bên thứ ba.Đó là những thỏa thuận về số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả của hàng hóa được ủy thác mua 6hoặc bán. Nếu bên nhận ủy thác vi phạm các quy định của hợp đồng ủy thác dẫn tới việc kí hợpđồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba gây thiệt hại cho bên ủy thác (ví dụ: Kí hợp đồng bán hàngthấp hơn giá do bên ủy thác ấn định) thì bên nhận ủy thác có trách nhiệm đền bù cho bên ủy thácnhững thiệt hại phát sinh. Những nếu bên nhận ủy thác kí hợp đồng với khách hàng theo nhữngđiều kiện thuận lợi hơn so với các điều kiện bên ủy thác đặt ra thì Luật Thương mại 2005 khôngquy định cụ thể khoản chênh lệch đó thuộc về bên ủy thác hay bên nhận ủy thác. Do đó, trên thựctế các bên có thể thỏa thuận cụ thể để phân chia phần lợi chênh lệch này.Bên nhận ủy thác kí hợp đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba và phải tự mình thực hiệnhợp đồng ủy thác mua hoặc bán hàng hóa đã kí, khơng được ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiệnhợp đồng, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác (theo Điều 160 LuậtThương mại 2005).Hai là, thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồngủy thác, ví dụ như những biến động của thị trường, các yêu cầu cụ thể của bên thứ ba, khả nănggiao kết hoặc không giao kết được hợp đồng với bên thứ ba, việc thực hiện hợp đồng của bên thứba, …Ba là, thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận. Khi nhận được nhữngchỉ dẫn cụ thể của bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải nghiêm chỉnh thực hiện, trừ trường hợp chỉdẫn đó là trái với quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng ủy thác. Bên nhận ủythác cũng có thể khơng thực hiện không thực hiện chỉ dẫn của bên ủy thác nếu việc thực hiện theocác chỉ dẫn này có khả năng gây thiệt hại cho bên ủy thác và bên nhận ủy thác không thể chờ xinchỉ dẫn mới của bên ủy thác.Bốn là, bảo quản những tài sản, tài liệu mà bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thựchiện công việc ủy thác. Bên nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm trước bên ủy thác về sự mất mát,hư hỏng tài sản, tài liệu mà bên ủy thác giao, trừ trường hợp chứng minh được những mất mát, hưhỏng xảy ra khơng do lỗi của mình. 7Năm là, thanh toán tiền hàng (nếu được ủy thác bán hàng); giao hàng mua được(nếu được ủy thác mua hàng) cho bên ủy thác theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.Sáu là, giữ bí mật về những thơng tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác.Bảy là, liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác nếu nguyênnhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.1.2.1.2. Quyền của bên nhận ủy thácĐiều 164 Luật thương mại 2005, bên nhận ủy thác có các quyền sau, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác:+ Yêu cầu bên ủy thác cũng cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác;+ Nhận thù lao ủy thác và các chi phí hợp lí khác;+ Khơng chịu trách nhiệm về hàng hóa đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác1.2.2.1. Nghĩa vụ của bên ủy thácTheo Điều 163 Luật Thương mại 2005, bên ủy thác có các nghĩa vụ sau đây, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác:+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;+ Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;+ Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyênnhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.1.2.2.2. Quyền của bên ủy thác 8Theo Điều 162 Luật thương mại 2005, bên ủy thác có các quyền sau đây, trừ trường hợp các bêncó thỏa thuận khác:+ Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;+ Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợpbên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ýlàm trái pháp luật.Trên đây là các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa. Các bêncó quyền thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như đối với bên cịn lại, tuy nhiêncác thỏa thuận này khơng được trái các quy định của pháp luật.1.3. Chấm dứt hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóaPháp luật thương mại không quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy thác hànghóa nhưng căn cứ theo điều 422 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng này chấm dứt trong nhữngtrường hợp sau:(i) Hợp đồng đã được hoàn thành(ii) Theo thỏa thuận của các bên(iii) Cá nhân giao kết hợp đồng đã chết, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, pháp nhân giaokết hợp đồng chấm dứt tồn tại, bên nhận ủy thác mất tư cách thương nhân(iv) Hợp đồng ủy thác bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện(v) Các bên không thể thỏa thuận được việc thay đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trongmột thời hạn hợp lý (Điều 420 luật này)Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là hợp đồng dịch vụ nên căn cứ vào Điều 520 BLDS2015 thì bên ủy thác có thể đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng khi: 9+ Việc tiếp tục thực hiện dịch vụ khơng có lợi cho mình (nhưng phải báo trước cho bên được ủyquyền, trả tiền công cho phần việc đã được thực hiện và bồi thường thiệt hại)+ Bên được ủy quyền vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ (có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại)II - ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI2.1.Khái niệm và đặc điểm2.1.1. Khái niệmKhái niệm đại lý thương mại được được xem xét đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau.Dưới góc độ ngơn ngữ, từ điển từ ngữ Hán – Việt của tác giả Nguyễn Lân có giải thích “đại lý” cónguồn gốc từ chữ hán, theo đó “đại” có nghĩa là thay thế, “lý” có nghĩa là quản lý, thu xếp, xử lý.Dưới góc độ kinh tế, “đại lý” là phương thức kinh doanh, một cách thức tổ chức mạnglưới kinh doanh, mạng lưới phân phối (tiêu thụ) hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh doanhDưới góc độ pháp lý, tại Điều 166 Luật thương mại 2005, khái niệm đại lý thương mạiđược định nghĩa như sau: ““Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lývà bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giaođại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Đây đượcxem là khái niệm chung nhất về hoạt động ĐLTM. Theo quy đinh này, hoạt động đại lý khơng chỉđược hiểu là một hình thức trung gian, một mắt xích trong kinh doanh mà còn khái quát được bảnchất và phạm vi của hoạt động ĐLTM2.1.2. Đặc điểm của đại lý thương mạiĐại lý thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau đâyThứ nhất, đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại. Hoạt động đại lý bao gồmviệc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầucủa bên giao đại lý. Luật Thương mại năm 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lý sang cả đạilý dịch vụ (như đại lý bảo hiểm, đại lý làm thủ tục hải quan, đại lý internet...) chứ khơng bó hẹp ởhoạt động đại lý mua bán hàng hoá như quy định tại Luật Thương mại năm 1997 10Thứ hai, về chủ thể trong quan hệ đại lý thương mại có sự tham gia của ba chủ thể là bêngiao đại lý, bên đại lý và bên thứ ba bất kì và song song tồn tại hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ đạilý thương mại giữa bên giao đại lý và bên đại lý; (ii) quan hệ mua, bán hàng hóa, cung ứng dịchvụ giữa bên đại lý và bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên quan hệ hợp đồng. Các chủ thểtham gia có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau. Quan hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lýlà tiền đề cho những giao dịch của bên đại lý và bên thứ ba. Bên giao đại lý là bên có nhu cầu, ủyquyền cho bên đại lý thực hiện việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Từ đó bên đại lý nhândanh chính mình tiến hành giao dịch với bên thứ ba, vì lợi ích của bên giao đại lý và nhận đượcthù lao.Trong quan hệ đại lý thương mại bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân.Theo Điều 167 LTM 2005 quy định: “Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lýbán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ chođại lý cung ứng dịch vụ; Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiềnmua hàng để làm đại lý mua hàng hoặc bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ”.Như vậy, trong quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thươngnhân, đây là một điểm khác biệt so với quan hệ môi giới thương mại và ủy thác mua bán hànghóa.Thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba, vìlợi ích của bên giao dịch đại lý để hưởng thù lao.Khác với quan hệ đại diện cho thương nhân,quan hệ hợp đồng được xác lập giữa bên đại lý và bên thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mìnhchứ khơng nhân danh bên giao đại lý, các bên ràng buộc trách nhiệm pháp lý với nhau mà khôngliên quan đến bên giao đại lý. Trừ một số trường hợp về trách nhiệm chất lượng hàng hóa hay chấtlượng dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 173 LTM 2005 hoặc quy định trách nhiệm liên đới vớibên đại lý trong trường hợp bên đại lý vi phạm pháp luật mà có phần lỗi của bên giao đại lý tạiKhoản 5 Điều 173 LTM 2005. Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụhợp đồng đại lý, bên đại lý có quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để ký kết hợp đồng. 11Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiên giao cho bên đại lý (Điều 170Luật Thương mại năm 2005). Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý chỉ đóng vai trị là ngườitrung gian, không phải là bên bán, bên mua hàng hóa hay bên cung ứng dịch vụ của bên giao đạilý mà chỉ đơn thuần là người thực hiện dịch vụ trung gian nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bênthứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hoá mới chuyển từ bên giao đại lý cho bênthứ ba. Theo quy định này thì mặc dù hàng hóa được chuyển giao cho bên đại lý, nhưng bên giaođại lý vẫn là bên chịu rủi ro đối với hàng hóa. Nhưng trong nhiều trường hợp, bên đại lý phải liênđới chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra. Ví dụ: Chị A mua một hộp sữa ở đại lý B, khi con traichị uống có triệu chứng đau bụng, nơn mửa, đi ngồi. Chị A đã làm đơn khởi kiện bên giao đại lýC vì sữa kém chất lượng. Nhưng theo kết luận điều tra thì sữa có vấn đề là do đại lý B bảo quảnkhơng đúng cách. Vì vậy, trong trường hợp này bên đại lý B bị liên đới chịu trách nhiệm về việcbán sữa kém chất lượng.Thứ tư, về hợp đồng: Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồngđại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.( Điều 168 Luật thương mại 2005)Hợp đồng đại lý cần có đầy đủ các nội dung cơ bản như: Hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý;Hình thức đại lý; thù lao đại lý; thời hạn của hợp đồng đại lý; quyền và nghĩa vụ của các bên.Ngồi ra, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào văn bản hợp đồng những nội dung khác như biệnpháp bảo đảm hợp đồng, chế độ bảo hành đối với hàng hoá đại lý, nghĩa vụ thanh toán các chi phíliên quan đến hoạt động đại lý, hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếpthị, chế độ thưởng phạt vật chất, bồi thường thiệt hại...Thứ năm, về đối tượng: Hợp đồng đại lý thương mại cũng là một hợp đồng dịch vụ nên đốitượng của hợp đồng đại lý là cơng việc mua bán hàng hóa hoặc cơng việc cung ứng dịch vụ củabên đại lý cho bên giao đại lý.2.2 Các hình thức của đại lý thương mạiĐại lý thương mại bao gồm các hình thức sau (Điều 169 Luật Thương mại năm 2005): 12Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khốilượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong hình thức đại lý này,bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụcho khách hàng, do đó, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giábán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định.Ví dụ: Các đại lý của một số hãng xe như Honda, Yamaha… Giá giao đại lý sẽ được ấn định, tuynhiên giá bán sẽ do bên đại lý quyết định.Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉgiao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhấtđịnh.Ví dụ: Di động Việt là đại lý độc quyền của Apple tại Việt Nam…Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chứcmột hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bêngiao đại lý. Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thốngđại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc •>.. hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danhnghĩa của tổng đại lý.Ví dụ: Điện lạnh Điện máy Hà Nội là Tổng đại lý phân phối điều hịa Panasonic…Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận: Các bên tham gia quan hệ đại lý có thểthỏa thuận các hình thức đại lý khác như: đại lý hoa hồng, đại lý bảo đảm thanh toán ...2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lýQuyền của bên giao đại lý (Điều 172 LTM2005)Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:Ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng. Trong trườnghợp thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng (tính theo tỉ lệ phần trăm trên 13giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ) thì bên giao đại lý sẽ ấn định giá mua, giábán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng và bên đại lý buộc phải tuân thủ mứcgiá đã ấn định.Ấn định giá giao đại lý. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, bên đại lý sẽ ấn định giá giao đại lý,còn giá bán, giá mua hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng bên đại lý có quyềnquyết định;Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật. Trong bất cứmột giao dịch nào cũng có thể tồn tại những rủi ro mà các bên không mong muốn và hợp đồng đạilý cũng không phải ngoại lệ. Do vậy để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc và bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình, bên giao đại lý có thể yêu cầu bên đại lý thực hiện một hoặc nhiều biệnpháp bảo đảm theo quy định của pháp luật như thế chấp, bảo lãnh…Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý. Thông thường trongquan hệ ĐLTM, bên giao đại lý sẽ giao trước hàng hoá cho bên đại lý bán và sau một thời gian docác bên thỏa thuận thì bên đại lý sẽ thanh tốn tiền hàng cho bên giao đại lý. Do đó, bên giao đạilý hồn tồn có quyền u cầu bên đại lý thanh tốn tiền mặt hoặc giao hàng theo hợp đồng.Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý. Đây là một trong các quyền quantrọng của bên giao đại lý mà thơng q đó, họ có thể giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi viphạm hợp đồng của bên đại lý, đảm bảo lợi ích của mình trong quan hệ này. Đồng thời quy địnhnày cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của bên giao đại lý trong việc thực hiện đúng hợp đồngđã giao kết.Nghĩa vụ của bên giao đại lý (Điều 173 LTM2005)Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý. Để tạođiều kiện thuận lợi và thiết lập một quan hệ hợp tác thiện chí giữa các bên, quy định này là hoàntoàn đúng đắn và phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh quy định những vấn đề trên thì pháp luật cũng cần 14phải có chế tài xử lý cụ thể trong trường hợp bên giao đại lý không thực hiện nghĩa vụ hoặc cốtình cung cấp thơng tin khơng chính xác gây khó khăn cho bên đại lý trong q trình thực hiệnthỏa thuận theo hợp đồng.Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụcủa đại lý cung ứng dịch vụ. Mặc dù đã quy định trách nhiệm của bên giao đại lý đối với chấtlượng hàng hoá, dịch vụ nhưng quy định này lại không chỉ rõ bên giao đại lý chịu trách nhiệmtrước bên đại lý hay trước khách hàng.Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý. Mức thù lao, cách thức trả thù lao đượccác bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, trường hợp khơng có thoả thuận thì sẽ áp dụng theoĐiều 171 LTM 2005.Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồngđại lý. Khi kết thúc hợp đồng đại lý, bên đại lý được nhận lại tài sản dùng để bảo đảm thực hiệnhợp đồng đã giao cho bên giap đại lý, nếu tài sản không cịn ngun vẹn do lỗi của bên giao đại lýthì bên này phải chịu trách nhiệm đối với bên đại lý theo quy định của pháp luật.Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân củahành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lýQuyền của bên đại lý (Điều 174 LTM 2005)Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp được quy định tạikhoản 7 Điều 175 của Luật này về việc các bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với mộtbên giao đại lý với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định.Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảođảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý; 15Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thơng tin và các điều kiện khác có liên quan đểthực hiện hợp đồng đại lý;Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Thôngthường, thù lao đại lý do các bên thỏa thuận, nếu các bên khơng có thoả thuận khác, thù lao đại lýđược trả theo hai hình thức:Trường hợp bên giao dịch đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụcho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giábán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ.Trường hợp bên giao đại lý khơng ấn định giá mua, giá bán hàng hố hoặc giá cung ứng dịchvụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao dịch đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởngchênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giácung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì áp dụng theo quy định tạikhoản 4 điều 171 LTM 2005, theo đó:+ Mức thù lao được tính là mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;+ Trường hơp khơng áp dụng được quy định này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bìnhđược áp dụng cho cùng loại hàng hố, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;+ Nếu không áp dụng được cả hai cách tính trên thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thôngthường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ được áp dụng trên thị trường.Nghĩa vụ của bên đại lý (Điều 175 LTM 2005)Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịchvụ do bên giao đại lý ấn định. Đối với hình thức đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định giá mua, giá 16bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng, bên mua đại lý phải mua hoặc bán hàng hóacung ứng dịch vụ cho bên thứ ba theo đúng giá mà bên giao đại lý quy định. Bên đại lý khôngđược tự ý nâng giá bán hoặc giảm giá mua. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, nghĩa vụ này đượchiểu là bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hoá theo đúng giá tối đa hoặc gia tối thiểu đã thoảthuận với bên giao đại lý.Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý. Đây là một nghĩavụ rất quan trọng của bên đại lý. Đối với đại lý bán, bên đại lý có nghĩa vụ nhận hàng và thanhtốn tiền cho bên giao đại lý. Đối với đại lý mua, bên đại lý có nghĩa vụ nhận tiền và giao hàngcho bên giao đại lý. Đối với đại lý cung ứng dịch vụ bên đại lý phải có nghĩa vụ thanh toàn tiềncung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Điều 176 LTM 2005 quy định: Việc thanh toán tiền hàng,tiền cung ứng dịch vụ được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bánmột khối lượng hàng hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định, nếu các bên không có thoảthuận khác. Trên thực tế, trong hợp đồng đại lý các bên thường thoả thuận, bên đại lý bán hàngphải thanh toán tiền bán hàng sau một thời gian nhất định kể từ khi nhận hàng, không phụ thuộcvào hàng có bán được khơng, do đó nếu tình hình kinh doanh của bên đại lý gặp khó khăn, hàngchưa bán được dẫn đến bên đại lý thanh tốn khơng đúng hạn và tranh chấp giữa hai bên rất dễphát sinh.Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đốivới đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;Bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liênđới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ củađại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bêngiao đại lý. Quy định này cho thấy sự lệ thuộc chặt chẽ của bên đại lý vào bên giao đại lý, đây làmột điểm quan trọng làm cho đại lý mua bán hàng hoá khác với uỷ thác mua bán hàng hoá. 17Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lývới một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định; thì phải tuân thủ quyđịnh của pháp luật đó.2.4. Chấm dứt hợp đồng đại lýHợp đồng đại lý thương mại chấm dứt trong các trường hợp sauThứ nhất, hợp đồng đại lý đã được hồn thành có thể là hợp đồng đã được thực hiện xonghoặc thời hạn của hợp đồng chấm dứt.Thứ hai, một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vidân sự, mất tư cách thương nhân.Thứ ba, hợp đồng đại lý bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.Hệ quả pháp lýNếu khơng có thỏa thuận khác, trong trường hợp bên giao đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồngđại lý thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian màmình đã làm đại lý.Giá trị khoản bồi thường được tính như sau:-Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý chomỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.-Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thùlao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.Trong trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý thì bên đại lý khơng có quyềnu cầu bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.Về ưu điểm: 18Quy định về chấm dứt thời hạn đại lý trong quan hệ đại lí thương mại trong Luật thương mại2005 có nhiều điểm tiến bộ so với quy định trong Luật thương mại 1997.Điều 126 Luật thương mại 1997 quy định về các trường hợp được chấm dứt hợp đồng đại lý,trong đó : “một bên có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bênkia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận” . Nói cách khác, theo quy địnhcủa Luật thương mại 1997, các bên chỉ có quyền chấm dứt thời hạn đại lý khi bên kia không thựchiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bênhoặc theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, Luật thương mại 2005 quy định rộng hơn cáctrường hợp chấm dứt thời hạn đại lý của các bên, nếu khơng có thỏa thuận gì khác thì các bên cóquyền chấm dứt thời hạn hợp đại lý bất cứ khi nào nhưng phải thông báo bằng văn bản trước mộtkhoảng thời gian ít nhất là sáu mươi ngày.Về Hạn chế:Là hoạt động trung gian thương mại, đại lý thương mại có vai trị quan trọng. Tuy nhiên, phápluật quy định về hoạt động này vẫn còn chưa đáp ứng được những nhu cầu phát triển trên thực tếmặc dù hoạt động đại lý được quy định trong Luật thương mại 2005Mặc dù có những điểm tiến bộ so với Luật thương mại 1997, nhưng quy định về quyền đơnphương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lí thương mại vẫn tồn tại những điểm bất cập. Cụthể:Thứ nhất, về các trường hợp chấm dứt thời hạn đại lý thương mại. Luật thương mại 2005 quyđịnh mở rộng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại. Theo đó, nếukhơng có thỏa thuận khác, các bên có quyền chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại mà chỉ cầnthông báo cho bên kia bằng văn bản trong thời hạn quy định. Cụ thể, pháp luật quy định thời hạnbáo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý ít nhất sáu mươi ngày để bên kia có thờigian chuẩn bị, điều chỉnh lại hoạt động đại lý của mình trước khi chấm dứt hồn tồn quan hệ đạilý. Quy định cụ thể thời hạn báo trước cũng như hình thức thơng báo nhằm bảo vệ lợi ích hợppháp của bên bị vi phạm khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đại lý. Có thể 19thấy, quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý không cần lý do phù hợp với tinhthần chung của Luật thương mại 2005, phù hợp điều kiện hội nhập của đất nước.Tuy nhiên, quy định tự do đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý của các bên trong nhiềutrường hợp sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bên kia, đồng thời quy định này cũng khiếncho quan hệ đại lý khơng cịn được vững chắc, gắn bó đúng như bản chất của nó, thương nhâncũng thiếu sự tin tưởng khiến cho việc thúc đẩy hoạt động thương mại thông qua đại lý thươngmại cũng bị ảnh hưởng phần nào.Thứ hai, Khoản 3 Điều 177 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Trường hợp hợp đồng đạilý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý khơng có quyền yêu cầu bêngiao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý”. Quy định nhưvậy chưa thực sự hợp lý, chưa bảo vệ được quyền lợi của bên đại lý trong trường hợp bên giao đạilý không thực hiện, thực hiện không đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ buộc bên đại lý phải chấmdứt hợp đồng.Thứ ba về việc đòi bồi thường của bên đại lý khi bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợpđồng quy định chưa hợp lý, chưa bao quát được tất cả các trường hợp. Không phải trong bất cứtrường hợp nào bên giao đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng cũng là vi phạm hợp đồng đã kí. Ví dụnhư đối với hợp đồng đại lý không xác định thời hạn, trong trường hợp khơng có vi phạm thì việctrả tiền bồi thường đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý của bên giao đại lý cầnđược xác định hợp lý hơn. 20KẾT LUẬNViệc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại nói chung và hình thức ủy thác mua bánhàng hóa, đại lý thương mại nói riêng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh củathương nhân cũng như nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hố. Trong hoạtđộng kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn nếu biết sử dụng dịch vụ trung gianthương mại một cách hợp lí. Các dịch vụ trung gian thương mại thực tế đã mang lại hiệu quả rấtlớn cho nền kinh tế cũng như cho các chủ thể kinh doanh. Cụ thể:Thứ nhất, thương nhân trung gian thường hiểu biết, nấm vững tình hình thị trường, phápluật và tập quán địa phương. Do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán, hạn chếđược rủi ro và nhiều khi mua bản được hàng hoá, cung ứng dịch vụ với giá cả có lợi hơn cho bênthuê dịch vụ của họ.Thứ hai, thương nhân trung gian là những tổ chức, cá nhân có những điều kiện nhất định vềcơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên thực hiện các giao dịch kinh doanh chuyên nghiệp. Vì vậy, nếusử dụng dịch vụ của những người trung gian này thì bên thuê dịch vụ sẽ giảm bớt được rất nhiềuchi phí để mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Các chi phí này thường lớn hơn rấtnhiều so với khoản thù lao mà bên thuê dịch vụ phải bỏ ra khi sử dụng dịch vụ của những này.Thứ ba, thông qua việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại, các nhà kinh doanh có thểhình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại dịch vụ trên một phạm vi rộng, tạođiều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.Thứ tư, hoạt động trung gian thương mại phát triển làm cho khối lượng hàng hố lưu thơngtrên thị trường tăng lên, giao lưu kinh tế giữa các địa phương được đẩy mạnh, hoạt động kinh tếcủa đất nước diễn ra sơi động, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu cho ngân sách nhànước. 21TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luận văn thạc sĩ luật học,“Đại lý thương mại theo luật thương mại 2005” tác giả Ngô ThịMinh Hải.2. Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về đại lý thương mại” tác giả Nguyễn Đình Tuấn3. PGS.TS.Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại tập II, Trường Đại họcLuật Hà Nội, NXB Công an nhân dân4. Quốc hội, Bộ luật Dân sự năm 20155. Quốc hội, Luật Thương mại năm 2015

Tài liệu liên quan

  • khóa luận tốt nghiệp mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. kinh nghiệm một số nước và giải pháp phát triển cho việt nam khóa luận tốt nghiệp mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. kinh nghiệm một số nước và giải pháp phát triển cho việt nam
    • 105
    • 1
    • 2
  • Bài thảo luận quản lí mua bán hàng hóa Bài thảo luận quản lí mua bán hàng hóa
    • 20
    • 488
    • 0
  • Tiểu luận: Hợp đồng mua bán hàng hóa pdf Tiểu luận: Hợp đồng mua bán hàng hóa pdf
    • 12
    • 3
    • 19
  • Tiểu luận hợp đồng mua bán hàng hóa Tiểu luận hợp đồng mua bán hàng hóa
    • 38
    • 7
    • 45
  • Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp thực tiễn giải pháp Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp thực tiễn giải pháp
    • 72
    • 975
    • 11
  • luận văn thạc sĩ pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP luận văn thạc sĩ pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần vật tƣ và vận tải itasco – HP
    • 48
    • 707
    • 1
  • CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
    • 31
    • 89
    • 0
  • Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ tục phúc thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ tục phúc thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
    • 27
    • 24
    • 0
  • Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980
    • 31
    • 69
    • 0
  • Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng Trọng tài ở Việt Nam Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng Trọng tài ở Việt Nam
    • 30
    • 73
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.49 MB - 21 trang) - Tiểu luận ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại (trung gian thương mại) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa