Phân Biệt Đại Diện Cho Thương Nhân Và ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa

Hoạt động trung gian thương mại Đại diện cho thương nhân và Ủy thác mua bán hàng hóa đươc pháp luật quy định như thế nào? Điểm giống và khác nhau để Phân biệt Đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của LawKey.

Điểm giống nhau

– Hai hoạt động đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa đều là hoạt động trung gian thương mại;

– Bên cung ứng dịch vụ đều là thương nhân;

– Quyền, nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trên cơ sở hợp đồng;

– Hợp đồng xác lập quan hệ đều phải lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như: Điện báo, fax, …

– Bên sử dụng dịch vụ phải trả thù lao cho bên cung ứng dịch vụ.

Điểm khác nhau để Phân biệt Đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa

Tiêu chí

Đại diện cho thương nhânỦy thác mua bán hàng hóa
Cơ sở pháp lýĐiều 141 Luật thương mại 2005Điều 155 Luật Thương mại 2005
Khái niệmLà việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

Chủ thể

Bên cung ứng dịch vụ: Bên đại diện.

Bên thuê dịch vụ: Bên giao đại diện

Cả bên giao đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân

Bên nhận ủy thác  là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác.

Bên ủy thác là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình.

Bên nhân danh

Bên đại diện nhân danh bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch.Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình khi thực hiện các giao dịch.

Phạm vi ủy quyền

Các bên có thể thoả thuận về phạm vi của việc đại diện; bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại  thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.Chỉ thực hiện hoạt động mua hoặc bán hàng hóa theo điều kiện mà bên ủy thác đã đặt ra trong thỏa thuận.

Trách nhiệm pháp lý

Bên đại diện nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch. Bên đại diện không được nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thứ ba trong phạm vi đại diện.

Bên giao đại diện chỉ chịu trách nhiệm về các giao dịch do bên đại diện thực hiện trong phạm vi đại diện.

Bên nhận ủy thác liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

Thù lao

-Các bên thỏa thuận về mức thù lao.

-Không có thỏa thuận thì tính theo giá dịch vụ.

Trả thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác.

>>Xem thêm: Phân biệt Đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại 

                              So sánh đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân

Trên đây là tư vấn của LawKey về phân biệt hoạt động đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa. Nếu có vấn đề còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn.

Từ khóa » Tiểu Luận ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa